Dvd và cd khác nhau như thế nào

Định dạng Video CD (cũng biết VCD) đã được tạo ra vào năm 1993, một vài năm trước khi DVD-video (những gì chúng tôi bây giờ chỉ cần gọi DVD). VCD không bao giờ thực sự bắt gặp định dạng DVD. Mặc dù cả hai định dạng chơi video, có sự khác biệt về kỹ thuật giữa chúng.

Khám phá sự khác biệt

Hãy chuẩn bị sẵn sàng, chúng ta sẽ có một đứa con nhỏ ở đây. Video kỹ thuật số VCD được nén bằng codec MPEG-1. Video MPEG-1 có thể được phát lại trong bất kỳ đầu DVD hoặc phần mềm phát DVD nào có khả năng giải nén video MPEG-1. VCD có thể nói về chất lượng của băng video VHS và có thể chứa khoảng một giờ video kỹ thuật số.

Video kỹ thuật số DVD được nén bằng codec MPEG-2. Nén video MPEG-2 có thể so sánh với video chất lượng DVD và có thể phát lại trên tất cả đầu phát DVD hoặc phần mềm phát lại DVD. DVD có thể giữ hai giờ video kỹ thuật số (hoặc nhiều hơn, xem bài viết, DVD kích cỡ, DVD-5, DVD-10, DVD-9, DVD-18 và DVD hai lớp là gì? Để biết thêm thông tin). Nếu không quá kỹ thuật, nén MPEG-2 có chất lượng nén cao hơn MPEG-1 và kết quả là chất lượng hình ảnh cao hơn nhiều đối với DVD so với Video CD.

Điểm mấu chốt trên DVD so với VCD là DVD có thể giữ ít nhất gấp đôi số lượng video kỹ thuật số dưới dạng VCD và là bản ghi chất lượng cao hơn. VCD là tuyệt vời khi bạn muốn tạo nhiều bản sao của một video cụ thể để chia sẻ và chất lượng không phải là vấn đề. Nhìn chung, bạn sẽ muốn gắn với DVD cho hầu hết các bản ghi video của bạn.

Bạn vẫn nên sử dụng VCD?

Nói chung, nó không còn giá trị sử dụng định dạng VCD nữa. Không chỉ độ dài video ngắn hơn VCD so với các định dạng khác, độ phân giải còn thấp hơn nhiều so với những gì chúng ta đã quen với. Bao xa dưới đây? Độ phân giải cao độ phân giải cao hơn 2 triệu pixel trong khi VCD dưới 85.000 pixel.

Nhờ tốc độ kết nối nhanh hơn và sự phổ biến của các trang chia sẻ trực tuyến (tức là Youtube hoặc Vimeo trong số những người khác), mọi người không ghi đĩa VCD hoặc DVD nữa. Việc tạo video của bạn dễ dàng hơn và tải video lên một trang web chia sẻ.

· Với loại đĩa CD ghi lại nhiều lần: Lớp chứa dữ liệu là lớp kim loại có thể chuyển biến trạng thái: trạng thái tinh thể (phản xạ với ánh sáng) và trạng thái vô định hình (không phản xạ ánh sáng chiếu vào). Khi ghi dữ liệu vào loại đĩa này, ổ đĩa quang cần thực hiện hai công đoạn: dùng tia lade để xoá dữ liệu và ghi dữ liệu mới.

Toi Doc duoc thu cua ban hoi tre nen khong biet phan giai thich sau day co con gia tri hay giup duoc gi cho Huong Lan khong. Tuy nhien toi cu viet va goi nhung gi toi biet duoc de Huong Lan xem cho vui.

- CD: dung la Compact Disk viet tat. Loai may hoac dia CD chi phat tieng/am thanh(audio- tieng Anh) chu khong phat hinh.

- VCD: viet tat tu Video Compact Disk, Video co nghia la phat hinh anh. Video Compact Disk la loai may hoac dia phat duoc hinh anh va am thanh. Tuy nhien chat luong (quality) hinh anh cung nhu am thanh cua VCD rat thap (rat do), vi vay sau VCD con co SVCD (Super Video Compact Disk). SVCD chi bo khuyet (lam cho tot hon) chat luong hinh anh va am thanh cua VCD.

- DVD: Digital Video Disk la loai may va dia phat duoc hinh anh va am thanh voi pham chat/chat luong cao, vi vay DVD rat pho thong va thinh hanh hien nay.

- R: Record co nghia la thau lai, sang lai, copy lai..., RW: Rewrite co nghia la may hoac dia co kha nang xoa/boi nhung gi da thau hoac copy truoc do (Record) de co the thau lai, copy lai nhung cai moi. Giong nhu video tape (bang nhua thau hinh VHS).

- CDR : la loai may hoac dia chi dung de thau, sang lai, copy lai tieng/am thanh(audio) thoi. Khong thau cuoc hinh anh. Cung giong nhu DVDR: co the thau, copy lai ca hinh anh va am thanh/tieng.

- CDRW: co kha nang xoa cai cu de thau, copy lai cai moi...

Than ai chao Huong Lan.

Hau Trung Ho

- Đĩa CD (viết tắt của từ compact disc chứ không phải compact disk) là tên gọi chung cho loại đĩa tròn có đường kính 12 cm hoặc 8 cm được phát triển bởi hãng Sony và Phillips nếu tôi nhớ chính xác. Tuy nhiên dân ta thường quen gọi đĩa CD là đĩa tiếng, nhưng thật ra đĩa tiếng phải gọi là CD Audio hoặc Audio CD.

- Đĩa VCD thực chất là đĩa CD nên nó chẳng khác gì cả. Chỉ khác là thay vì như Audio CD lưu tiếng thì VCD lưu phim movie. Nếu biết cách tạo đúng, đĩa VCD cho chất lượng movie tương đương băng VHS. VCD là viết tắt của từ Video CD.

- Đĩa DVD từ khi mới xuất hiện, nó được hiểu là Digital Video Disc do khi đó nó chỉ dùng để tạo ra những đĩa phim chất lượng cực cao nhưng về sau do tính thông dụng và phổ biến nó được hiểu là Digital Versatile Disc. Do vậy đĩa DVD là cách gọi chung của dân ta cho loại đĩa DVD movie, nhưng trên thực tế cũng tương tự như đĩa CD, đĩa DVD cũng có thể dùng để lưu data như đĩa CD phần mềm hoặc mới đây nhất là DVD Audio cho chất lượng âm thanh rất tuyệt do
dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với đĩa CD.

- Chữ R ghi sau các đĩa CD hay DVD có nghĩa là Recordable nghĩa là có thể "thu" được. Nghĩa là bạn có thể chép dữ liệu lên 1 đĩa CD-R hay DVD-R, nhưng chỉ "ghi" 1 lần duy nhất mà thôi và sau đó dùng để "đọc" nhiều lần, không thể xoá chép nhiều lần như đĩa mềm hay đĩa cứng được. Do hạn chế đó nên đĩa RW (ReWrite) ra đời. Loại đĩa này cho phép bạn ghi xoá đến 1000 lần (tùy chất lượng đĩa).

Tuy bạn không hỏi nhưng cũng nói luôn là ngoài DVD-R/RW còn có cả DVD+R/RW. Thực ra loại đĩa DVD có thể chép được chưa thống nhất định dạng (cách thức ghi, cách thức lưu trữ dữ liệu lên đĩa) nên hiện nay cả 2 loại đĩa với 2 định dạng này đang cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Tuy nhiên ở Việt Nam, đĩa DVD-R/RW thông dụng hơn và đại đa số cả dàn DVD Player lẫn DVD-ROM
dùng cho máy PC đều hỗ trợ DVD-R/RW.

Đầu máy bạn mua ghi có hỗ trợ các loại đĩa trên nghĩa là nó có thể đọc được các loại đĩa đó, không có nghĩa là nó có thể ghi được. Do đĩa ReWrite ra đời sau này nên một số đầu máy đời trước (có lẽ là cũng cũ rồi) không thể đọc được loại đĩa này. ReWrite chỉ là tên gọi của 1 định dạng đĩa. Chính vì vậy các hãng phải ghi rõ đầu máy của mình có hỗ trợ những định dạng đĩa nào để người mua biết đường mà chọn lựa.

Geohound

CD hay Compact Disc (compact là nhỏ gọn) là phương tiện chứa mọi loại dữ liệu như hình ảnh, âm thanh, các loại dữ liệu thông tin, hoặc tất cả những thứ vừa nêu. CD có thể chứa mọi thứ mà người dùng muốn (dĩ nhiên là trong dung lượng cho phép).

VCD hay Video Compact Disc là một loại CD nhưng đã được định dạng (format) để chứa hình ảnh (như một bộ phim). VCD chỉ có thể được xem bởi những phần mềm hay đầu đọc có khả năng xem VCD mà thôi. DVD hay Digital Video Disc (ngoài nghĩa trên ra còn có rất nhiều nghĩa khác) giống như CD về khả năng lưu trữ, lưu ý là tuy có chữ Video nhưng lại có thể chứa nhiều loại dữ liệu khác nhau.

DVD nhưng nổi trội hơn CD về dung lượng, có thể chứa nhiều hơn CD đến 6-10 lần. Trong CD-R/RW hay DVD-R/RW, R là Recordable (có thể sao chép được một lần), RW là ReWritable (có thể sao chép nhiều lần). CD-R/RW thường mang nghĩa dĩa CD này có thể sao chép được nhiều lần. Tương tự như DVD-R/RW với dĩa DVD. Trường hợp của bạn, tôi đoán rằng đầu máy của bạn có khả năng ĐỌC (hay chơi) các loại dĩa trên (CD, DVD, CD-R/RW, DVD-R/RW) nhưng chắc không có khả năng sao chép các loại dĩa như bạn mong muốn (hiện nay ngoài các ổ dĩa trên máy vi tính, rất ít các đầu máy có khả năng sao chép).

Ngoài ra, xin nói chung là hầu hết các câu hỏi về kiến thức có thể được giải đáp bằng cách vào trang web www.google.com và gõ vào những từ mà bạn không rõ. Hy vọng có thể giúp được bạn phần nào.