Em hay cho biết trong kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng giai đoạn nào là quan trọng nhất vì sao

Giai đoạn lấy đà là giai đoạn đầu tiên của bước nhảy cao trong tư thế nằm nghiêng. Khi thực hiện bước chạy, bạn nên xác định xem mình đang chạy bước chẵn hay lẻ. Trường hợp bạn chạy đà chẵn thì nên chạy đà khoảng 6 - 8 bước, trường hợp bạn chạy đà lẻ thì nên chạy đà khoảng 7 - 11 bước.

Mỗi bước chạy đà tương đương với độ dài của 5 - 6 bước chạy liên tiếp. Góc nghiêng từ 30 đến 40 độ được tính từ thanh xà đến số bước nhảy. Khi bạn thực hiện một cú đá, chân phải của bạn phải ở phía bên phải của thanh xà từ hướng nhìn vào thanh xà.

Giai đoạn chạy đà này sẽ bao gồm 3 bước:

  • Bước đầu tiên của chạy đà: Bước chân của bạn phải được bước về phía trước với tốc độ nhanh dần lên. Khi bạn chạm đất, hãy nhớ chạm bằng gót chân. Tiếp đến, tiếp tục đưa chân lăn về phía trước để bắt đầu thực hiện động tác lấy đà tiếp theo.
  • Chạy đà bước 2: Bước chạy đà này được coi là dài nhất trong 3 bước chạy lấy đà. Khi thực hiện bước lấy đà này, bàn chân đá lăng của bạn phải được đưa về phía sau lúc chạm đất. Thân của bạn ở tư thế thẳng đứng, không ngả vai về phía sau hay trước khi kết thúc. Khi chạm đất, chân phải thẳng theo chiều lấy đà. Không để xảy ra tình trạng lệnh.
  • Chạy đà bước 3: Ở giai đoạn này, bạn nên đặt chân đúng với điểm quy định giậm nhảy. Các bước di chuyển cuối cùng nên ngắn hơn 2 bước một chút. Chân giậm nhảy phải được đặt ngay tại vị trí giậm nhảy còn chân lăng phải cong lên về phía sau. Thân và vai của bạn phải hơi ngả sau sau 1 chút. Những đầu và cổ phải hướng về phía trước.

Nhảy cao nằm nghiêng

1.2. Giai đoạn giậm nhảy

Giai đoạn giậm nhảy là giai đoạn đóng vai trò quan trọng nhất trong bài nhảy cao. Vì vậy, bạn nên biết cách phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng, hài hòa với nhau trong quá trình thi đấu.

Khi bạn kết thúc bước chạy đà thì bàn chân giậm nhảy đã ở vào vị trí cần nhảy và chân này phải hơi khuỵu gối mới đúng kỹ thuật nhảy cao cần có. Tiếp theo, bạn dồn lực về phía chân để sẵn sàng thực hiện cú giậm nhảy. Sau đó đá chân về phía trước để chủ động dùng sức ở đùi và sự linh hoạt ở khớp háng để đá chân lên. Tay của bạn lúc này phải được kết hợp với chân đá lăng, đánh 1 vòng xuống dưới rồi đưa lại hướng lên cao. Khi khuỷu tay của bạn ngang với vai, dừng lại để nâng cơ thể lên cao.

1.3. Giai đoạn bay người trên không

Khi bạn thực hiện cú nhảy cao của mình từ mặt đất, đây được gọi là giai đoạn trên không. Ở giai đoạn này, bạn cần nhanh chóng co chân lên cao và bật nhảy kết hợp với việc vung mũi chân, đá theo hướng của thanh xà. Tiếp theo là tạo tư thế cho cơ thể nằm nghiêng với xà đơn.

1.4. Giai đoạn tiếp đất

Giai đoạn tiếp đất của kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng cũng khá đơn giản. Để chủ động tiếp đất, ngay khi cơ thể nằm nghiêng về phía thanh xà, chân nhảy của bạn phải được duỗi thẳng ra. Hãy nhớ rằng, từ khi đá đến khi bắt đầu pha tiếp đất, điều quan trọng là bạn phải tích cực sử dụng chân để giảm nguy cơ chấn thương.

Kỹ thuật nằm nghiêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [2.8 MB, 29 trang ]

BÀI GIẢNG: KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUATrường THCS Thống Nhất GV: Nguyễn Huy MạnhI. Khái niệm.II. Lịch sử và ý nghĩa môn nhảy caoIII. Đặc điểm môn nhảy cao.IV. Phân tích kỹ thuật môn nhảy cao kiểu bước qua. 1. Chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy. 2. Giậm nhảy. 3. Bay trên không. 4. Rơi xuống đất. V. Các kiểu nhảy cao.VI. Củng cố

 Một trong những nội dung được đưa vào chương trình học môn giáo dục thể chất của bậc THPT là Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng. Để thực hiện đúng kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng thì chúng ta cần trải những bước sau:

Dụng cụ cần thiết là trụ nhảy cao và Nệm nhảy cao tiêu chuẩn

1. Các bước trong kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng

Giai đoạn 1: chạy đà

Đây là giai đoạn đầu. Nó đóng vai trò quyết định, tạo tiền đề cho những bước tiếp theo. Trong giai đoạn này, lưu ý tới phương chạy đà, chuẩn nhất là góc khoảng 30 – 40 độ. bạn cần chạy từ 6 – 11 bước. 

Giai đoạn 2: giậm nhảy

Giai đoạn thứ 2 trong kĩ thuật nhảy nằm nghiêng là giậm nhảy. Lúc này hãy chùng đầu gối, dồn sức bật vào chân giậm nhảy. Sau đó vung chân lăng, dùng sức của hông, đùi để đưa cơ thể lên cao. Cuối cùng là đánh tay để tạo thêm lực Giai đoạn này quyết định trực tiếp tới thành tích của bạn. Kết thúc giậm nhảy sẽ là trên không..

Giai đoạn 3: trên không

Đối với kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng thì khi cơ thể đang trên không, bạn cần co chân, đưa chân lăng qua xà. Lúc này vặn người sao cho song song với xà.

Giai đoạn 4: tiếp đất

Chân giậm nhảy là chân tiếp đất, vì vậy hãy để chân hơi chùng, tay buông tự nhiên. Điều này sẽ giúp giữ thăng bằng khi tiếp đất. Cần đảm bảo an toàn ở giai đoạn tiếp đất.

2. Hình ảnh nhảy cao nằm nghiêng

Câu hỏi: Nêu lý thuyết nhảy cao nằm nghiêng.

Lời giải:

Kĩ thuật nhảy cao nằm nghiêng gồm 4 giai đoạn:

1. Chạyđà.

2.Giậm nhẩy.

3.Trên không.

4.Tiếp đất.

1. Chạyđà:

Đối với học sinh THPT, nên chạyđà 6- 8 bước[bước chẵn] hoặc 7 - 11 bước[bước lẻ]. Mỗi bước tươngđươngđộ dài của 5 - 6 bàn chân nối tiếp nhau. Góc chạyđà chếch với xà ngang khoảng 30 - 40độ; giậm nhẩy chân phảiđứng phía bên phải của xà theo chiều nhìn vào xà và ngược lại [ Hình vẽ ]. Gồm 2 phần.

Phần 1:Từ lúc xuất phátđến trước 3 bướcđà cuối,độ dài và tốcđộ bước chạy tăng dần,độ ngả của thần giảm dần.

Phần 2:Gồm 3 bước cuối trước khi giậm nhẩy. Nhiệm vụ của phần chạyđà này là duy trì tốcđộđãđạtđược và chuẩn bị giậm nhẩy sao chođạt hiệu quả cao nhất.Ởđâyđộ dài, nhịpđiệu của các bước chạy, tư thế của thân người, của bàn chân cũng như hai tay có tầm quan trọng. Cụ thể:

Bước thứ nhất:Chân giậm nhẩy bước ra trước nhanh hơn bước trướcđó, chậmđất bằng gót bàn chân, tiếp theođưa nhanh chân lăng ra trướcđể thực hiện bước thứ hai.

Bước thứ hai:Bước này dài nhất trong 3 bướcđà cuối, chận chạmđất [ Chânđá lăng ] hơn miết bàn chân xuống dưới – ra sau, giữ thẳng không ngả vai ra sau trước khi kết thúc thời kỳ chống tựa. Bàn chân khi chạmđất cần thẳng hướng chạyđà, tránhđặt lệch.

Bước thứ ba:Đây là bướcđặt chân vàođiểm giậm nhẩy. Bước này ngắn hơn hai bước trước một chút, nhưng cần thực hiện rất nhanh. Khiđặt chân vàođiểm giậm nhẩy, chận gần như thẳng từ gót chân rồi từ cả bàn, chân lăng coở phía sau, thân và hai vai hơi ngả ra sau,đầu và cổ không ngả theo mà hướng mặt về trước, hai tay phối hợp tự nhiên hoặc hơi co, hai khuỷu tay hướng ra sau.

2. Giậm nhảy:

Sau khi đặt chân vàođiểm giậm nhẩy, chân giậm nhẩy hơi trùngở gối tạo thế co cơ, sau đó dồn sứcđể giậm nhẩy. Khiđá lăng chân ra trước cần chủđộng dùng sức củađùi vàđộ linh hoạt của khớp hôngđá chân lên cao. Hai tay phối hợp gần nhưđồng thời với chân lăng,đánh hơi vòng xuống dưới - lên cao, khi hai khuỷu tayđến ngang vai thì dừng lạiđể tạo thế nâng người lên. [ Hình vẽ ]. Giậm nhẩy là giaiđoạn quan trọng nhất trong nhẩy cao. Sự phối hợp chính xác, nhịp nhàng giữa giậm nhẩyđá lăng vàđánh tay với tốcđộ di chuyển của cơ thể [ Do chạyđà tạo ra ] là yếu tố quyếtđịnh hiệu quả giậm nhẩy.

a. Sai lầm thường mắc

- Giậm nhảy xa hoặc gần xà quá dẫn đến đỉnh cao quỹ đạo di chuyển trọng tâm cơ thể ngoài hoặc ở sâu trong độ cao của xà do vậy mặc dù nhảy được rất cao nhưng vẫn làm rơi xà.

- Giảm độ giậm nhảy quá lớn, hoặc quá nhỏ để dễ làm rơi xà.

- Trước khi giậm nhảy người đã nghiêng vào xà

- Giậm nhảy xong người bay lên cao, nhưng mông bị tụt lại

b. Nguyên nhân

- Đà chưa đúng cự ly và góc độ .

- Nhịp điệu đà ở những bước cuối quá chậm hoặc quá nhanh dẫn đến tư thế thân người không phù hợp vì vậy chân không đặt đúng vào điểm giậm nhảy [nếu tốc độ chạy đà quá cao, không kịp thực hiện đúng kỹ thuật, điểm giậm nhảy chưa đúng]

- Bước đà cuối do vậy góc độ giậm nhảy nhỏ, khi bật lên cao người bay về trước nhiều hơn mức cần thiết nếu góc độ giảm nhảy quá lớn dẫn đến độ cao nhảy được ở trước xà, nên mặc dù nhảy được rất cao nhưng vẫn làm rơi xà.

- Giậm nhảy không mạnh

- Do không đánh hai tay hợp lý để nâng người lên

- Chân đá lăng lên không thẳng và mạnh [chân lăng co, độ linh hoạt khớp hông kém].

c. Cách sửa

- Xác định lại góc độ chạy đà và điểm giậm nhảy, thông thường ta càng lên cao thì điểm giậm nhảy càng nhích xa

- Tập tốt giai đoạn chạy đà.

- Tập nhiều động tác đứng chân lăng trước, chân giậm phía sau, sau đó đưa chân giậm nhảy về trước và điểm giậm nhảy phối hợp với thân trên hơi ngả ra sau, tay ở phía sau sẵn sàng phối hợp với đánh mông đưa người lên cao.

- Đứng tại chỗ tập đá lăng [tay vịn hoặc không vịn vào vật] nhằm nâng cao độ linh hoạt của khớp hông và biên độ của chân lăng .

- Đi, chạy chậm 3-5 bước, giậm nhảy, đá lăng chân và đánh 2 tay nâng người lên cao

- Tập riêng cách đánh tay khi giảm nhảy, cá biệt cần giúp học sinh chọn lại chân giậm nhảy.

- Tập bước đà cuối phối hợp đá lăng, giậm nhảy và đánh tay, hạ thấp mức xà để luyện tập đúng động tác rồi mới nâng mức xà dần dần để tạo cho người tập tự tin.

- Tập một số trò chơi, bài tập phát triển sức tập, sức mạnh của chân

3.Trên không:

Giai đoạn trên không bắt đầu từ khi chân giậm nhẩy rời khỏi mặt đất. Tiếp theo, co nhanh chân giậm nhẩy đồng thời xoay mũi chân đá lăng về phía xà [ Hoặc xoay gót chân ra ngoài ] tạo cho thân người nằm nghiêng so với xà [ Chân giậm nhẩy co ở phía dưới, chân đá lăng thẳng ở phía trên, giống như tư thế khi ta nằm nghiêng, hai tay phối hợp khéo léo để qua xà.

a. Sai lầm thường mắc

- Chânđá lăngđá vào xà làm rơi xà

- Thân người thẳng không nằm nghiêng so với và

- Chân giậm nhảy hoặc tay không gọn gàng khi qua xàđể vướng làm rơi xà.

b. Nguyên nhân

- Ít tập luyện

- Gócđộ chạyđà quá lớn,điểm giậm nhảy gần xà hoặc do góc giậm nhảy quá nhỏ, nên người bayđi xa hơn là bay lên cao.

- Không xoayđược gót chânđá lăng hoặc chạy gócđộ chạyđà quá lớn.

c. Cách sửa

-Đứng tại chỗđá lăng lên cao sauđó xoay gót chân.

-Đứng tại chỗđá lăng lên cao, nhảy bật người lên cao rồi xoay thân.

- Chạy 3-5 bướcđà giậm nhảy,đá lăng chân lên cao và xoay gót chân lăng.

-Đặt xà thấp,đứng chân giậm nhảyởđiểm giậm nhảy,đá lăng chânđá lăng lên cao, xoay gót và xoay thân.

- Tập nhảy qua xà chếch

- Tăng cường tập luyện trực tiếp với xà

4. Tiếp đất:

Sau khi qua xà chân giậm nhảy duỗi nhanh để chủ động tiếp đất, 2 tay duỗi thẳng ra để hỗ trợ giữ thăng bằng. Khi chân giậm nhảy bắt đầu tiếp đất cần chủ động chùng chân để giảm chấn động.

Giai đoạn tiếp đất

a. Sai lầm thường mắc

- Khi tiếp đất chân giậm nhảy không co để giảm chấn động

- Khi tiếp đất chân lăng tiếp đất trước hoặc ngã xuống đất

b. Nguyên nhân

- Do chân giậm nhảy co lấn quá khi qua xà, nên khi duỗi ra để tiếp đất quá vội vàng

- Động tác qua xà không đúng [sai kiểu nhảy]

c. Cách sửa

- Giậm nhảy một bước đà, xoay gót chân lăng, co chân giậm nhảy sau đó, duỗi chân giậm nhảy để tập động tác tiếp đất.

- Tập trực tiếp với xà thấp và hố cát

- Tập các động tác phát triển sức mạnh của chân