Em hãy thú làm hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên (HDV) Du lịch là một trong những nghề hấp dẫn giới trẻ và cần nguồn nhân lực hiện nay. Vậy HDV Du lịch là gì? Yêu cầu của nghề HDV Du lịch ra sao? Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu điều này!

Em hãy thú làm hướng dẫn viên du lịch

Ảnh nguồn Internet

HDV Du lịch là gì?

HDV Du lịch là người hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch, sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để trình bày, giới thiệu và giải thích những thông tin chính xác nhất về những địa điểm, những điển tích, điển cố, di sản văn hóa và thiên nhiên của một vùng, một khu vực liên quan đến mục đích du lịch của du khách.

Về mặt lữ hành, HDV Du lịch là người thực hiện các điều khoản nội dung được ký kết, thỏa thuận trong hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch lữ hành, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp lữ hành, đồng thời cung cấp những thông tin liên quan đến các điểm đến, điểm tham quan du lịch trong suốt chuyến hành trình.

Yêu cầu của nghề HDV Du lịch

Yêu cầu đầu tiên và bắt buộc của nghề HDV Du lịch là người hành nghề HDV Du lịch phải có thẻ HDV (nội địa hoặc quốc tế). Trường hợp người hành nghề HDV không có, không mang hoặc cho mượn thẻ Hướng dẫn trong lúc đang hành nghề thì sẽ bị phạt rất nặng, bị phạt hành chính, thậm chí nặng nhất có thể bị thu hồi thẻ hành nghề.

Tìm hiểu thêm: Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa

Những yêu cầu thứ yếu, vô cùng quan trọng của nghề HDV Du lịch là người hành nghề HDV Du lịch ngoài những kiến thức và kỹ năng đã qua đào tạo, HDV Du lịch phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa, kiến thức và ngoại ngữ vô cùng vững chắc; một bản lĩnh nghề nghiệp kiên định để có thể sẵn sàng đương đầu và giải quyết bất kì một tình huống phát sinh nào trong suốt quá trình dẫn tour. Những kỹ năng cần có của một HDV Du lịch chuyên nghiệp:

Kỹ năng giao tiếp – xử lý tình huống

Đây là kỹ năng bắt buộc phải có nếu muốn hành nghề HDV Du lịch. Nghề HDV Du lịch đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt – giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng phi ngôn ngữ. Nói nhiều, nói liên tục và bằng nhiều ngôn ngữ, hình thức khác nhau, phải biết tạo điểm nhấn riêng cho mình, tránh gây cảm giác nhàm chán cho du khách, đặc biệt luôn nở nụ cười cùng thái độ lịch sự, thân thiện, tạo sự gần gũi.

Em hãy thú làm hướng dẫn viên du lịch

Ảnh nguồn Internet

Nghề HDV Du lịch cũng là nghề thường xuyên xảy ra những tình huống “dở khóc, dở cười” nhất. Những thắc mắc, yêu cầu vô cớ, khó nhằn của du khách có thể khiến bạn hoang man, và đứng hình. Phải thật tinh tế, nhạy bén để có thể “tiên đoán” những tình huống có thể xảy ra, đồng thời bình tĩnh, bản lĩnh và nhanh trí giải quyết những tình huống phát sinh một cách hoàn hảo nhất.

Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ được coi như “con dao hai lưỡi” trong nghề HDV Du lịch. Biết cách sử dụng và sử dụng thành công thì hiệu quả mang lại rất cao, tăng tính chuyên nghiệp cho HDV. Tuy nhiên, nếu sử dụng hành động, cử chỉ mơ hồ, gây hiểu sai ý cho du khách có thể sẽ mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, phải rất tự tin và sành sỏi trong việc sử dụng và kiểm soát ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,…một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng khả năng thành công cho chuyến đi.

Kỹ năng thuyết trình – thuyết phục

Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất trong nghề HDV Du lịch. Việc sắp xếp, bố trí nội dung và sử dụng hình thức thuyết trình như thế nào cho hợp lí, nói cái gì trước, cái gì sau để tăng tính thuyết phục, tạo sự lôi cuốn du khách là điều cần lưu ý trong suốt chuyến đi.

Kỹ năng ngoại ngữ

Nếu bạn mong muốn mở rộng cơ hội nghề nghiệp thì ngoại ngữ là kỹ năng không thể thiếu. Việc lựa chọn một ngoại ngữ khác (ngoài tiếng mẹ đẻ) để tìm hiểu, học tập và sử dụng thành thạo sẽ tạo điều kiện và cơ hội rất lớn cho nghề nghiệp của bạn, nhất là nghề HDV Du lịch.

Em hãy thú làm hướng dẫn viên du lịch

Ảnh nguồn Internet

Kỹ năng tổ chức – làm việc nhóm

Nghề HDV Du lịch là nghề của đội nhóm, của cả một tập thể với sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau để công việc được nhất quán và thành công. Đồng thời, nghề HDV Du lịch còn đòi hỏi người hướng dẫn phải biết cách tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong suốt chuyến đi, đặc biệt là trên xe lúc di chuyển đến các điểm đến theo lịch trình. HDV phải biết cách tổ chức, sắp xếp khi nào nói chuyện, thuyết trình, khi nào cần đan xen các hoạt động, trò chơi phù hợp với từng đối tượng khách để khoáy động tinh thần cho du khách. Vì vậy kỹ năng tổ chức – làm việc nhóm là rất quan trọng đối với nghề HDV.

Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông

Đây là một kỹ năng bổ sung, cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc. Ngày nay, một HDV Du lịch chuyên nghiệp ngoài việc dẫn đoàn, dẫn tour tốt, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều, ngoại ngữ giỏi,…thì còn cần tự trang bị những kỹ năng trong việc sử dụng thành thạo một số phương tiện truyền thông như: mạng xã hội, truyền hình, truyền thanh, quay phim, chụp ảnh,…, khả năng tổ chức teambuilding, gala dinner,...góp phần rất lớn vào sự thanhf công của chuyến đi.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về nghề hướng dẫn viên du lịch

Đối với nghề nghiệp, HDV Du lịch phải chắc chắc tính chính xác tuyệt đối những thông tin cung cấp cho du khách, không được cung cấp những thông tin sai lệch, vi phạm chính trị, đó là những vấn đề vô cùng nhạy cảm, có thể quy vào hành vi bạo động chính trị, dễ làm mất sự ổn định xã hội.

Đối với du khách, HDV Du lịch không được trễ giờ hay sai hẹn. Điều này sẽ tạo ấn tượng ban đầu không tốt cho du khách về sự thiếu chuyên nghiệp và tính nghiêm túc trong công việc.

Đối với HDV, cần phải am hiểu tường tận những điều Luật khác nhau về quốc gia hoặc địa phương, những yêu cầu, quy định tại các điểm tham quan để hướng dẫn du khách không vi phạm pháp luật và quy định của địa phương nơi du khách đến. Yêu cầu đặc biệt nhất là HDV không được say xe, việc di chuyển thường xuyên trên một đoạn đường dài với những điều kiện khác nhau yêu cầu HDV phải có một sức khỏe tốt để tổ chức những hoạt động trên xe phục vụ du khách.

Một yêu cầu nữa đối với nghề là HDV không được lợi dụng lòng tin, sự bỡ ngỡ của khách để “vòi tiền”, “ăn chặn” hay trục lợi cho bản thân, đó là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của bản thân HDV, của doanh nghiệp lữ hành; đồng thời làm ảnh hưởng chung đến hình ảnh du lịch của cả một địa phương, một đất nước – nơi du khách đến tham quan.

HDV Du lịch có vai trò cực kì quan trọng, quyết định sự thành bại, sống còn của một chuyến đi. Vì vậy,nghề HDV Du lịch muốn thành công và đứng vững trong thời buổi toàn cầu hóa trước hết phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu cơ bản đã đề cập phía trên; đồng thời phải luôn tự tìm hiểu, nâng cao, bổ sung thêm những kỹ năng mới, cần thiết với nghề để hoàn thiện mình, mang lại sự thành công cho doanh nghiệp và sự hài lòng cho du khách.​

Ms. Smile

Skip to content

  • Tuổi: 26
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: Gần 4 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân – Hướng dẫn viên du lịch
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ Hướng dẫn viên du lịch Quốc tế
  • Số giờ làm hằng tuần: Không cố định
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): công ty du lịch, quy mô hơn 500 nhân viên.
  • Hướng dẫn, mô tả, bảo đảm an toàn cho du khách trước, trong và sau tour. 
  • Bảo vệ rừng, hang động và thạch nhũ trong hang động.
  • Hỗ trợ người dân địa phương về kiến thức, trách nhiệm, nghiệp vụ trong tour và bảo vệ môi trường.
  • Giá trị công việc: tạo sự gần gũi, tin tưởng của khách hàng đối với bản thân và công ty, đưa đến cho khách hàng những trải nghiệm thực tế với thiên nhiên, với cộng đồng và nâng cao trách nhiệm của họ với rừng và hang động; qua đó thu hút khách hàng cho sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Sau khi gần kết thúc chương trình đại học, tôi may mắn vì biết được thông tin về công ty nhờ một chị hàng xóm của người bạn. Lúc đó, bản thân tôi còn khá nhút nhát và chưa có kinh nghiệm gì làm vốn, không biết bơi, không giỏi tiếng Anh trong khi công việc ở công ty đó là phục vụ du khách cả trong và ngoài nước mà chính yếu là khách nước ngoài. Vì muốn thay đổi bản thân, muốn tiếp cận với tiếng Anh giao tiếp nên tôi đã nộp hồ sơ với hi vọng rất thấp. Những người phỏng vấn tôi cũng là người nước ngoài nhưng may mắn thay, điều kiện cần nhất cho công việc là sức khỏe ổn định để có thể trèo đèo, lội suối là cái mà tôi có bởi vì tôi xuất thân là con nhà nông. Và sau đó, tôi và người bạn của mình được nhận với điều kiện trong vòng 1 tháng phải biết bơi thì mới ký hợp đồng và song song đó là phải học tiếng Anh, cũng như kiến thức về hang động. Sau một tháng tôi biết bơi và được ký hợp đồng, chúng tôi có thêm 2 tháng thử việc. Sau 2 tháng, tiếng Anh của tôi vẫn còn khá tệ, tôi và người bạn xin thêm 1 tháng để vớt vát. Với mọi sự nỗ lực và cố gắng thì sau 3 tháng thử việc tôi và người bạn của mình đã vượt qua và chính thức trở thành một hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm.

Thời điểm đó gia đình khá mơ hồ về công việc của tôi và cho đến bây giờ vẫn thế, chỉ biết sơ sơ là dẫn khách vào hang động, bố mẹ không ngăn cản tôi đến với công việc nhưng lại gợi ý cho tôi tìm công việc khác bớt nguy hiểm hơn vì tính chất công việc là “mạo hiểm” nhưng cuối cùng tôi vẫn quyết định gắn bó với công việc này. Đây là một công việc khá thú vị vì được tiếp xúc với rất nhiều người với nhiều tính cách, hơn nữa tôi được sống trong môi trường gần gũi thiên nhiên xanh sạch và đặc biệt là không phải dán mắt vào máy tính hay điện thoại – cái mà con người đang bị phụ thuộc. Nếu được chọn lại, tôi vẫn sẽ làm ở vị trí này cho đến khi sức khỏe không cho phép.

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

08:00Đón khách, giao lưu, giới thiệu về địa phương, lộ trình, điểm đến
09:00Tập trung khách hàng, hướng dẫn các quy định an toàn trước tour
10:00Dẫn khách vào rừng, thăm quan hang động
12:00Nghỉ chân, ăn trưa
13:00Tiếp tục hành trình thám hiểm rừng và hang động
Buổi tốiĂn tối, vui chơi giao lưu cùng khách hàng và người dân địa phương
Ghi chú:Đi tour mỗi tuần khoảng 4 ngày, công việc được sắp xếp bởi điều hành viên với tính chất linh hoạt.

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao? 

Điều mà tôi thích nhất và tôi nghĩ là không phải công việc nào cũng có, đó là trong tour mọi người sẽ không có cơ hội sử dụng các thiết bị điện tử kết nối mạng. Điều đó có nghĩ là mọi người sẽ tăng tính tương tác, nói chuyện chia sẻ và tập trung hơn những cái họ đang quan sát.

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

Là một người làm công việc liên quan về môi trường, nên khi nhìn thấy rác vương vãi trong rừng tôi cảm thấy rất không vui, nhưng bởi vì địa hình cũng như gần với khu dân cư nên thỉnh thoảng một số khu vực vẫn còn rác. Chúng tôi vẫn đang cố gắng tuyên truyền và giáo dục cho người dân địa phương về việc xử lý rác.

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Trong bất kì công việc nào, kiến thức vẫn là điều quan trọng để cung cấp cho du khách hiểu rõ ràng nhất về sự vật hay hiện tượng. Không những chỉ có kiến thức về hang động mà còn những kiến thức bên lề để có thể đan xen vào cuộc trò chuyện, cũng để thể hiện sự chuyên nghiệp và hơn nữa là sự tự tin khi giao tiếp với du khách. 

Thứ hai, đó là sức khỏe, bởi vì công việc của mình liên quan đến leo trèo nên để bám trụ được với nghề rất cần có một nền tảng sức khỏe vững chắc để hỗ trợ khách, bơi lội tốt để có thể kéo khách trong một số trường hợp cần thiết. 

Luôn thể hiện sự chuyên nghiệp để du khách có thể an tâm giao tính mạng của họ khi tham gia tour. Để có sự thăng tiến trong công việc cần phải bản lĩnh, tuân thủ và trau dồi những kiến thức liên quan về an toàn, luôn có phương án xử lý hợp lý trong mọi tình huống – đó là những cái có thể tạo nên một tour thành công.

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Nhiều người lầm tưởng về công việc này:

  • Thứ nhất là con gái không thể làm được, nhưng hiện tại thì nhóm Hướng dẫn viên chúng tôi có đến 3 bạn nữ và có người đã làm được 6 năm. Thực tế, nó có thể không phù hợp với những bạn “bánh bèo”, tuy nhiên những bạn cá tính thích vận động và có thể lực thì chắc chắn có thể làm được công việc này. 
  • Thứ hai là ai cũng nghĩ rằng việc đi lặp lại trong rừng hay hang động thì sẽ gây nhàm chán. Điều đó không hẳn, bởi vì khi bạn gần gũi với thiên nhiên, không bị các yếu tố bên ngoài tác động thì bạn sẽ cực kì thích.

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Chắc chắn là có, mặc dù thời gian đầu khá là khó khăn, nhưng khi là một Hướng dẫn viên rồi thì tôi rất tự hào vì đã có thể tự mình kiếm tiền cho bản thân, cho gia đình. Đồng thời, tính chất công việc đòi hỏi tôi phải trau dồi kỹ năng từng ngày, thuần thục mọi kỹ năng về y tế, trang thiết bị, cách giải quyết các vấn đề có thể xảy ra trong tour. Vì vậy, công việc không những đem lại cho tôi kinh tế mà còn cả kỹ năng sinh tồn và cả những kỹ năng mềm.

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Thực ra, đôi lúc mọi thứ có thể xảy ra ngoài kế hoạch của bạn và điều bạn cần đó là tạo cho mình một nền tảng cơ bản về kiến thức, đặc biệt là sức khỏe để có thể linh hoạt với những tình huống đó. 

Ngoại ngữ là rất cần thiết, có ngoại ngữ bạn sẽ đỡ bớt một gánh nặng và có cơ hội thăng tiến, kiếm tiền. Mọi người cũng nên quan tâm về sức khỏe nhiều hơn, chúng ta có thể tập các bài tập ở nhà, chạy bộ …, đặc biệt là những người làm văn phòng. 

Và cuối cùng, bạn đừng ngần ngại nếu bạn là nữ, nếu bạn có sức khỏe, có cá tính, thích khám phá thì hãy thử sức xem nhé!

Em hãy thú làm hướng dẫn viên du lịch