Em hiểu thế nào là chiến tranh thế giới

Chiến tranh vẫn luôn là một khái niệm rất quen thuộc và cũng có nhiều khái niệm về chiến tranh được nhiều chủ thể khác nhau đề cập đến. Kinh tế chiến tranh được hiểu là sự tổ chức của năng lực sản xuất và phân phối của một quốc gia trong thời gian quốc gia đó diễn ra xung đột. Thuật ngữ kinh tế chiến tranh vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người.

Có thể hiểu chiến tranh là sự xung đột giữa các quốc gia, chính phủ, xã hội. Biểu hiện của chiến tranh là bạo lực cực đoan, xâm lược, phá hủy.

Chiến tranh từ xưa đến nay đều mang lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với các quốc gia, sự bất ổn về chính trị, sự thiệt hại về kinh tế thậm chí đó là những thiệt hại về tính mạng con người. Nhiều quốc gia trên thế giới đã từng trải qua những cuộc chiến tranh đẫm máu như là chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày nay những cuộc kinh tế chiến tranh cũng dần trở nên phổ biến hơn và cũng đem đến nhiều hậu quả cho sự phát triển của các quốc gia trên toàn thế giới.

Chiến tranh có các đặc điểm sau: Là hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử; Là hoạt động đấu tranh có tổ chức; Nhằm đạt được một mục đích chính trị nhất định; Gây nên thiệt hại lớn về người và của cho các quốc gia.

Chiến tranh hiện đại là một khái niệm dùng để chỉ một cuộc chiến tranh diễn ra trong thời hiện đại. Chiến tranh hiện đại với những tiềm lực dồi dào về kinh tế, kĩ thuật, với các phương tiện chiến tranh hiện đại, giảm tối đa sự thiệt hại về con người và tăng tối đa sức ép lên đối phương trong cuộc chiến. Và với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ngày một cao như hiện nay và sự phát triển này được ứng dụng vào lĩnh vực quân sự bằng việc sử dụng các vũ khí, phương tiện tiến tranh hiện đại.

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thông thường sẽ xuất phát từ những mâu thuẫn giữa các giai cấp, dân tộc, tôn giáo phát triển đến mức gay gắt nhất hoặc do mâu thuẫn trong nội bộ một dân tộc, tôn giáo. Nói tóm lại, chiến tranh về bản chất chính là sự xung đột do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau giữa những chủ thể khác nhau.

Nguyên nhân của những mâu thuẫn này đa phần đều xuất phát từ tham vọng riêng của từng thực thể con người. Khi những tham vọng này đối chọi nhau đến mức độ căng thẳng cao độ thì chiến tranh xảy ra là điều không tránh khỏi.

2. Khái quát về kinh tế chiến tranh:

Khái niệm về kinh tế chiến tranh:

Ngày nay, thế giới kinh doanh được tổ chức theo các tương quan lực lượng, nơi mà các chiều kích địa chính trị và địa kinh tế tự mình khẳng định. Cuộc chiến kinh tế thực sự tồn tại và đó không phải là một phát minh của bất kỳ ai.

Chúng ta cần thừa nhận rằng lĩnh vực hoạt động kinh tế chưa bao giờ tách ly khỏi phần còn lại của sự tồn tại của con người. Các ma trận văn hóa, các cấu hình chính trị, bàn cờ các ý tưởng đang góp phần định hình đối với công việc kinh doanh. Đó chưa bao giờ là một hoạt động thương mại đơn thuần. Thị trường kinh doanh giúp thu hút các nguồn lực và tự thân mang những thách thức không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt chuẩn mực và chính trị. Công việc kinh doanh là một trong những chiều kích của quyền lực. Và người ta tìm thấy ở quyền lực một phần các nguồn lực, cũng như một số các mục tiêu của công việc này.

Đối với nền kinh tế được gọi là“toàn cầu hóa, trong thực tế, là một nền kinh tế được tổ chức xung quanh một vài thị trường lớn, trừ Liên minh châu Âu, vốn đồng thời cũng là các Nhà nước. Những Nhà nước mạnh nhất trong số đó thực hành một hình thái của chủ nghĩa đế quốc: hãy thử nghĩ về con đường tơ lụa được Bắc Kinh tưởng tượng ra để thuộc địa hóa các thị trường xa xôi, hãy thử nghĩ về tính thực thi được của nền tư pháp Mỹ ngoài biên giới Hoa Kì, về sự tăng giá khí đốt đột biến hoặc tăng thuế quan đột ngột của Moscow để nắm lại quyền kiểm soát đối với quốc gia là láng giềng gần của họ.

Trong một thế giới vốn có nhiều căng thẳng, doanh nghiệp là một bên liên quan trong các mối tương quan lực lượng giữa các nước. Hãy từ bỏ cách nhìn thông thường của chúng ta, vốn hạ thấp mối quan hệ nói trên dựa trên cái được gọi, một cách thanh tao, là ngoại giao kinh tế, có nghĩa là dựa trên những vi phạm nhỏ nhặt về tính trung lập. Một cách nhìn như vậy mang tính hòa giải: chỉ thấy một thế giới hòa bình. Để hiểu được trò chơi có sự tham gia của các tác nhân là Nhà nước và doanh nghiệp, thì phải đảo ngược lại cách nhìn, và có một quan điểm đối lập hoàn toàn đó là quan điểm của chiến tranh kinh tế.

Kinh tế chiến tranh được hiểu là sự tổ chức của năng lực sản xuất và phân phối của một quốc gia trong thời gian diễn ra xung đột.

Một nền kinh tế chiến tranh sẽ cần phải sắp xếp và điều chỉnh đáng kể sản xuất tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu sản xuất quốc phòng.

Trong nền kinh tế chiến tranh, chính phủ sẽ phải lựa chọn cách phân bổ nguồn lực của đất nước một cách cẩn thận để đạt được chiến thắng quân sự đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng quan trọng trong nước.

Kinh tế chiến tranh trong tiếng Anh là gì?

Kinh tế chiến tranh trong tiếng Anh là War Economy.

Đặc điểm của Kinh tế chiến tranh:

Kinh tế chiến tranh được ban hành đã đề cập đến một nền kinh tế của một quốc gia có chiến tranh.

Nền kinh tế chiến tranh sẽ ưu tiên sản xuất hàng hóa và dịch vụ hỗ trợ cho chiến tranh, đồng thời tìm cách củng cố nền kinh tế nói chung.

Trong thời gian xảy ra xung đột, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp ưu tiên chi tiêu quốc phòng và an ninh quốc gia, bao gồm cả thực hiện chế độ phân phối và chính phủ thực hiện việc kiểm soát việc phân phối hàng hóa và dịch vụ, cũng như phân bổ nguồn lực.

Trong thời gian diễn ra chiến tranh, mỗi quốc gia sẽ cấu hình lại nền kinh tế theo một cách khác nhau và một số quốc gia có thể ưu tiên các hình thức chi tiêu cụ thể đặc thù hơn.

Đối với một quốc gia đang có nền kinh tế chiến tranh, tiền thuế chủ yếu sẽ được sử dụng cho quốc phòng.

Tương tự như vậy, nếu đất nước đó đang vay số tiền lớn, những khoản tiền đó có thể chủ yếu hướng tới việc duy trì quân đội và đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia.

Ngược lại, ở các quốc gia không có xung đột chiến tranh, doanh thu thuế và tiền đi vay sẽ đi trực tiếp vào cơ sở hạ tầng và các chương trình trong nước, chẳng hạn như giáo dục.

Các lưu ý đối với kinh tế chiến tranh:

Nền kinh tế chiến tranh thông thường không cần thiết khi một quốc gia cảm thấy cần phải ưu tiên cho quốc phòng hơn.

Các nền kinh tế chiến tranh thường được mô tả có nhiều tiến bộ công nghiệp, công nghệ và y tế bởi vì đất nước đang trong cuộc chiến tranh và do đó phải chịu áp lực tạo ra các sản phẩm quốc phòng tốt hơn với chi phí rẻ hơn.

Tuy nhiên, cũng chính bởi vì vậy mà các quốc gia có nền kinh tế chiến tranh cũng có thể trải qua sự suy giảm trong phát triển và sản xuất trong nước.

Ví dụ về nền kinh tế chiến tranh:

Các thành viên trong cả hai khối Trục và khối Đồng minh đều có nền kinh tế chiến tranh trong Thế chiến thứ II cụ thể đó là các quốc gia đó là Mỹ, Nhật Bản và Đức.

Sức mạnh kinh tế của Mỹ là một trụ cột quan trọng cho phép quân Đồng minh nhận được tiền và thiết bị cần thiết để đánh bại các thế lực của phe Trục.

Chính phủ Mỹ chuyển sang nền kinh tế chiến tranh sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, tăng thuế và phát hành trái phiếu chiến tranh để tài trợ cho chiến tranh.

Hội đồng sản xuất chiến tranh (WPB) được thành lập để phân bổ nguồn lực cho các nỗ lực chiến tranh, bao gồm đồng, cao su và dầu; trao hợp đồng quốc phòng cho các doanh nghiệp quan tâm, và khuyến khích sản xuất quân sự giữa các chủ doanh nghiệp.

Nổi tiếng nhất là phụ nữ trên khắp nước Mỹ đã tham gia vào nền kinh tế chiến tranh bằng các công việc sản xuất quân sự và các vị trí khác trước đây do đàn ông đảm nhiệm, nhiều người trong số họ đã gia nhập quân đội.

Chính bời chiến tranh đôi khi có thể có tác dụng thúc đẩy tiến bộ công nghệ và y tế, nền kinh tế của một quốc gia có thể được củng cố mạnh mẽ sau chiến tranh, như trường hợp của Mỹ sau cả Thế chiến I và Thế chiến II.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lập luận rằng bản chất lãng phí của chi tiêu quân sự cuối cùng cản trở tiến bộ công nghệ và kinh tế.

Từ xưa đến nay Việt Nam trải qua bao cuộc chiến tranh lớn nhỏ khác nhau và đều giành chiến thắng. Chiến tranh nhân dân là một cuộc chiến toàn dân, toàn diện nhằm mục đích để bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và mọi thành quả của cách mạng. Vậy, chiến tranh nhân dân là gì?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Chiến tranh nhân dân là gì? 

Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và mọi thành quả của cách mạng.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì khái niệm Chiến tranh nhân dân được quy định cụ thể như sau:

Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

chiến tranh chính nghĩa do quần chúng nhân dân tiến hành, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tiến bộ, bằng mọi lực lượng, mọi hình thức đấu tranh, mọi thứ vũ khí có trong tay, vì lợi ích của nhân dân chống ách áp bức thống trị bên trong hoặc sự xâm lược của nước ngoài. Mục đích chính trị của CTND càng triệt để thì lực lượng tham gia càng đông đảo, mạnh mẽ. CTND xuất hiện từ lâu trong lịch sử, khác với chiến tranh chỉ do quân đội tiến hành. Sức mạnh của CTND đã tạo điều kiện cho các dân tộc nhỏ có thể đánh thắng các đội quân xâm lược lớn mạnh hơn.

Chiến tranh nhân dân trong tiếng Anh là: People’s War.

2. Mục đích của chiến tranh nhân dân:

Chiến tranh nhân dân Việt Nam được hiểu là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực quốc phòng an ninh, nhằm đánh bại ý đồ xâm lược lật đỏ của kẻ thù đối với cách mạng nước ta.

Nhằm mục đích đó là để: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

3. Đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc:

– Đối tượng tác chiến:

Xem thêm: Kinh tế chiến tranh là gì? Đặc điểm, các lưu ý và ví dụ thực tế

Trong xu thế hội nhập hiện nay việc phân biệt đối tượng và đối tác cần phải phân biệt rõ đâu là đối tượng tác chiến của ta và đâu là đối tác làm ăn với chúng ta.

Do vậy đối tượng tác chiến của chúng ta là bất kể kẻ nào có hành động phá hoại, xâm lược, lật đổ cách  mạng nước ta đều là đối tượng tác chiến của ta. Hiện nay các thế lực thù địch đang thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta và sẵn sàng sử dụng lực lượng vũ trang hành động quân sự can thiệp khi có thời cơ.

– Âm mưu, thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lược nước ta:

Thực hiện đánh nhanh, thắng nhanh, kết hợp tiến công quân sự từ bên ngoài vào với hành động bạo loạn lật đổ từ bên trong. Đồng thời kết hợp với các biện pháp phi vũ trang để lừa bịp dư luận.

Lực lượng tham gia với quân đông, vũ khí trang bị hiện đại.

Khi tiến công thường trong giai đoạn đầu sẽ bao vây, phong toả sau sử dụng hoả lực đánh bất ngờ, ồ ạt. Giai đoạn thực hành thôn tính lãnh thổ có thể đồng thời hỗ trợ của bạo loạn lật đổ ở bên trong của các lực lượng phản động và sử dụng các biện pháp chính trị, ngoại giao để lừa bịp dư luận.

Khi tiến hành chiến tranh xâm lược địch có điểm mạnh sau: Có ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự, kinh tế và tiềm lực khoa học công nghệ. Có thể cấu kết được với lực lượng phản động nội địa, thực hiện trong đánh ra, ngoài đánh vào

Khi tiến hành chiến tranh xâm lược địch có điểm yếu sau: Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, chắc chắn bị nhân loại phản đối. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, chống xâm lược, chắc chắn sẽ làm cho chúng bị tổn thất năng nề, đánh bại xâm lược của địch. Địa hình thời tiết nước ta phức tạp khó khăn cho địch sử dụng phương tiện, lực lượng.

Xem thêm: Chiến thuật Bên miệng hố chiến tranh là gì? Rủi ro và những lưu ý

4. Tính chất của chiến tranh nhân dân:

– Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

– Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và mọi thành quả của cách mạng.

– Là cuộc chiến tranh mạng tính hiện đại (hiện đại về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự). Nhưng trước tiên ở đây hiện đại đòi hỏi phải hiện đại về côn người, con người phải nắm bắt được khoa học kỹ thuật và chỉ có làm chủ được khoa học kỹ thuật thì mới điều khiển, sử dụng được các loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại và mới biết được cách phòng tránh và đánh trả cuộc chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao.

5. Đặc điểm của chiến tranh nhân dân:

Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa  trong tình hình mới có những đặc điểm cơ bản sau:

– Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do vậy, chúng ta có thể tập hợp, động viên và phát huy cao độ, đông đảo được sức mạnh của toàn dân cả nước, chung sức đánh giặc.

– Trong cuộc cuộc chiến tranh, nhân dân ta phải bảo vệ được độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cuộc chiến tranh mang tính độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính, nhưng đồng thời cũng được sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của cả loài người tiến bộ trên thế giới, tạo sức mạnh tổng hợp của quốc gia và quốc tế, dân tộc và thời đại để đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù.

– Chiến tranh diễn ra khẩn trương, quyết liệt phức tạp ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh. Tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, địch sẽ thực hiện phương châm chiến lược đánh nhanh giải quyết nhanh. Quy mô chiến tranh có thể lớn và ác liệt ngay từ đầu. Kết hợp tiến công hoả lực với tiến công trên bộ, tiến công từ bên ngoài kết hợp với bạo loạn lật đổ ở bên trong và bao vây phong toả đường không đường biển và đường bộ để nhằm tới mục tiêu chiến lược trong thời gian ngắn.

– Hình thái đất nước được chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc, có điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp chủ động đánh địch ngay từ ngày đầu và lâu dài.

Xem thêm: Điều khoản loại trừ chiến tranh là gì? Các điểm cần lưu ý

Cuộc chiến tranh xâm lược nước ta nếu xảy ra, kẻ thù sẽ sử dụng quân số đông, vũ khí kĩ thuật hiện đại chống lại cuộc chiến tranh đó, chúng ta vẫn phải tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc. Phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tiến công địch toàn diện, trên tất cả các mặt trận bằng mọi phương tiện vũ khí kĩ thuật cả thô sơ và hiện đại, đánh bại âm mưu chiến lược từng thủ đoạn tác chiến, tiến tới đánh bại ý trí xâm lược của kẻ thù, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để có thể giành thắng lợi chiến tranh đó, đất nước ta phải chuẩn bị mọi mặt, có tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh vững chắc, chính trị ổn định, tăng cường cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình ngăn ngừa khả năng chiến tranh có thể xảy ra.

Là thế hệ sinh viên của đất nước chúng ta cần tích cực học tập nghiên cứu củng cố lòng tin vào niềm tự hào của dân tộc và tích cực đóng góp tài năng, trí tuệ, công sức của mình vào nhiệm vụ xây tiềm lực quốc phòng, an ninh của ngành vững mạnh góp phần xây dựng nền quốc phòng, an ninh sẵn sàng tham gia đánh giặc khi đất nước có chiến tranh xảy ra.

Video liên quan

Chủ đề