Em suy nghĩ thế nào về câu thành ngữ Gió chiều nào che chiều ấy

Bài làm

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam ông cha ta đã để lại nhiều câu ca dao tục ngữ hay và bổ ích được ông cha ta đúc kết những kinh nghiệm quý báu nhằm gửi gắm vào đấy những bài học quý giá răn dạy người đời. Trong đó câu tục ngữ rất hay "Gió chiều nào xoay chiều ấy "  mang lại cho ta những bài học cách sống cần phải có lập trường nhất định. 

 Trước tiên ta cần phải hiểu câu "Gió chiều nào xoay chiều ấy" được hiểu theo nghĩa tự nhiên ẩn sâu trong câu nói là một ý nghĩa sâu xa. Gió được hiểu theo hiện tượng tự nhiên là những luồng không khí chuyển động quy mô lớn.Gió hoạt động tự nhiên do sự khác biệt chênh lệch của hiện tượng của khí áp và khí quyển.

Nó đi từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao. Cơn gió thổi có thể đến từ nhiều luồng khí khác nhau. Hiện nay người ta có thể thay đổi từ ngữ của câu tục ngữ làm cho câu nó được xúc tích hơn là" Gió chiều nào che chiều ấy"muốn cho ta thấy trong cuộc sống mỗi con người trong suy nghĩ tư tưởng của mỗi cá nhân.

Câu thơ nhằm phê phán lối sống ỉ lại không có lập trường, không có ý chí kiên quyết mà chỉ dựa theo người khác. Chỉ muốn có lợi đúng như bên nào mạnh, có lợi tốt cho mình thì mình theo. Chỉ theo quan điểm số đông mà không bao giờ có ý kiến lập trường riêng của mình là gì.

>> Xem thêm:  Hãy nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà

Em suy nghĩ thế nào về câu thành ngữ Gió chiều nào che chiều ấy

Giải thích câu tục ngữ “Gió chiều nào xoay chiều ấy”

Cũng giống như kiểu họ bảo gì ta làm ấy họ nói sao ta nghe vậy sợ sự cô lập mà không dám tự mình đấu tranh những quyết định trong cuộc sống. Không dám nói lên quan điểm mà mình đã nghĩ ra mặc dù biết nó hợp lý và tốt nhưng không muốn lên tiếng cứ theo tâm lý số đông thì sẽ ổn.

Trong câu tục ngữ"Gió chiều nào xoay chiều" trên thực tế biểu hiện này rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Cũng như trong nền giáo dục của mỗi cá nhân nhất là việc học tập mỗi học sinh, sinh viên xuất hiện trường lớp, giảng đường đó là hiện tượng phổ biến là trong thi cử .

Như học sinh A trong giờ thi toán trả lời câu hỏi trắc nghiệm chọn đáp án đúng(a,b,c,d) biết chắc áp dụng đúng công thức tính ra đáp án đúng là (b) nhưng sợ làm sai nên hỏi ý kiến mọi người thấy bảo (a) mới đúng thì gạch đi theo quan điểm mọi người an toàn có sai thì sai cả lũ không lo. Không dám nghe theo suy nghĩ quan điểm của mình mà cứ phải ùa vào ý kiến của mọi người.

Cũng như ta nói nếu một người mà cứ sống mà ỉ lại, dựa dẫm thì lấy đâu ra lý tưởng, khát vọng, ước mơ chỉ luôn là một nhành hoa khi gió thổi chiều nào ta bay ngả về chiều đó. Khi sống luôn đặt mình vào trạng thái, tâm lý an toàn tránh sự đối khác, mà không bao giờ đưa ra quan điểm, ý kiến riêng của mình cũng như con rùa lúc nào cũng chỉ biết co rụt trong cái mai.  

>> Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

Nhưng câu này cũng có thể hiểu theo một nghĩa khác hơn là "Gió chiều nào xoay chiều ấy" cũng như trong lúc mình đang trong lúc rối trí không biết thế nào vô cùng quan trọng nên mình không thể tách mình ra khỏi cộng đồng mà phải quyết định đi theo con đường đúng đắn dẫn đến hướng đi hoàn hảo thuận lợi.

Nhưng trong trường hợp mà nói thì con người không phải chỉ nên sống cho bản thân mình và tách biệt cô lập mình ra khỏi ý kiến, chỉ theo nhận định của bản thân mình cũng như hoàn toàn làm theo ý của mình. Chỉ theo những quan điểm mình tiếp thu và cảm thấy hợp lý và tốt nên theo còn nếu không có thể đưa ra quan điểm, ý nghĩ của mình cho rằng hợp lý.  

Câu tục ngữ "Gió chiều nào ra chiều ấy" nó cũng như cơn gió thổi qua và khiến những sự thật chịu tác động lớn mà cũng phải ngả theo.Cho nên câu tục ngữ mang cho ta hiểu được những bài học quý trong cách nhận định, tư tưởng của mỗi con người.Đừng bao giờ chỉ nghĩ cho bản thân lợi ích của mình mà sống luôn phải dựa dẫm theo những người khác.

Diệu Linh

Muốn thành công phải phụ thuộc vào yếu tố, trong đó giữ vững lập trường của mình cũng là một trong những bí quyết hay. Người dễ dàng bị nản chí hay thường bị người khác chi phối và ảnh hưởng rất có hại. Gặp ai cũng nghe, thấy gì cũng làm theo thì rất khó để thành công. Tục ngữ có câu “Gió chiều nào theo chiều ấy” cũng là để nhắc nhở và phê phán những người như thế. Biết lắng nghe là tốt nhưng trước hết mình cần có chính kiến cái đã.

“Gió chiều nào theo chiều ấy”

Như mọi câu tục ngữ thuộc dòng văn học dân gian khác, “Gió chiều nào theo chiều ấy” mang nghĩa đơn giản về mặt chữ nhưng cũng ẩn chứa ý tứ không kém phần sâu xa. Hiểu một cách đơn giản “Gió chiều nào theo chiều ấy” là một hiện tượng tự nhiên vô cùng quen thuộc. Chúng ta thấy khi có gió, gió thổi đến đâu thì những vật nhẹ như cỏ, cây, lá,…sẽ bay theo chiều ấy. Mượn hình ảnh của gió để ẩn dụ đơn giản nhưng hàm ý lại cũng rất sâu xa. Phải nghĩ và suy ngẫm thì mới hiểu hết được.

Em suy nghĩ thế nào về câu thành ngữ Gió chiều nào che chiều ấy

“Gió chiều nào theo chiều ấy”

Đúng là người xưa lúc nào cũng thâm thúy, dùng một câu nói đơn giản để gửi trao hàm ý ẩn sâu bên trong. Câu tục ngữ này nói về những người không có chính kiến và lập trường. Họ không cần biết phân biệt đúng sai, cứ nghe theo lời của người khác. Họ chỉ biết vì lợi ích của mình mà không quan tâm nhiều chuyện, hùa theo đám đông, phong trào để hòng kiếm lợi riêng.

Xem thêm bài viết tham khảo “Không có lửa làm sao có khói”

Một câu răn dạy từ thời xa xưa nhưng lại rất hợp để sử dụng cho ngày nay. Xã hội bây giờ loạn lạc đến mức làm bạn khó tin. Những kẻ hay xu nịnh và mang nhiều bộ mặt thì không thiếu. Nên đề phòng người “Gió chiều nào theo chiều ấy” vì trước mặt họ tử tế với bạn nhưng sau lưng thì chưa chắc đâu.

Từ những ví dụ trong đời sống

Ta có thể bắt gặp hiện tượng “Gió chiều nào theo chiều ấy” vô cùng phổ biến trong cuộc sống. Nói đơn giản, giờ kiểm tra bạn chọn đáp án A nhưng hầu như cả lớp lại chọn B làm bạn phải nghĩ lại và chọn theo bọn nó. Khi phát bài, đáp án A đúng thì có tức chết không chứ. Đấy, có phải theo số đông là luôn luôn đúng đâu. Giá mà bạn tin vào sự lựa chọn của mình thì giờ đâu phải hối tiếc.

Hay bạn đi làm, sếp gọi lên họp và xin ý kiến. Người khác nói gì bạn cũng đồng ý, cũng nghe theo mà không có sự sáng tạo hay đột phá gì. Lâu dần, sếp cũng không vui và bạn lại chẳng phát triển được bản thân mình. Lắng nghe để chọn lọc, suy nghĩ và thêm kinh nghiệm chứ không lắng nghe rồi nhất nhất làm theo mà không nghĩ ngợi. Không phải người khác luôn đúng và bạn thì luôn sai. Nếu cả bản thân mình mà còn không tin mình nữa thì biết làm sao?

Bạn thấy đấy, đó chỉ là những ví dụ nhỏ trong cuộc sống hàng ngày thôi. Và những hối tiếc cho sai lầm ấy vẫn có ngày thôi làm bạn day dứt. Nhưng thử nghĩ về những vấn đề to lớn hơn như chọn vợ/chồng, mua nhà, mở công ty,…chắc chắn sẽ khiến bạn đau đầu đấy. Muốn thành công thì giữ vững lập trường là một trong những yếu tố cần có.

Tùy tình huống mà có cách xử sự cho phù hợp

Tuy nhiên, cũng tùy trường hợp mà suy xét. Dù sao thì, “Gió chiều nào theo chiều ấy” cũng không hẳn là xấu trong vài trường hợp. Bởi có nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta nên phải có cách sống linh hoạt, phù hợp với thời thế. Tương tự như “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, ứng biến linh hoạt cũng là cách cư xử khôn ngoan. Trong một vài hoàn cảnh, nghe lời góp ý để chọn ra một hướng đi đúng đắn là một ý kiến không tồi.

Em suy nghĩ thế nào về câu thành ngữ Gió chiều nào che chiều ấy

“Gió chiều nào theo chiều ấy”

Xem thêm bài tham khảo “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”

Thời buổi hiện đại thì con người cũng phải hiện đại để bắt kịp những xu hướng, đôi lúc phải thay đổi những điều đã quá cũ kỹ mà dung nạp những tư tưởng mới mẻ và tiến bộ hơn. Mỗi người nên kiên định và giữ vững lập trường của mình, nhưng như thế không có nghĩa là bảo thủ, cứng đầu, tự cho mình là nhất được. Phải biết tiếp thu và lắng nghe người khác một cách chọn lọc. Cái nào hay thì nhơ, còn không hay thì bỏ qua. Không cần “Gió chiều nào theo chiều ấy”, cũng không quá khư khư cố chấp với suy nghĩ của mình.

Như câu chuyện “Đẽo cày giữa đường”, bạn cứ nghe lời người khác vô tội vạ thì cuối cùng cũng chỉ thiệt về phần mình mà thôi.

Sống tốt sẽ được đền đáp

Dù thế nào, chúng ta cũng nên sống tốt. Đừng hùa theo đám đông một cách không suy nghĩ, điều đó chẳng thể hiện được gì ngoài việc minh chứng rằng bạn quá ba phải mà thôi.

Thấy người khác “ném đá” ai cũng vào ném mà chưa rõ ngọn ngành; thấy người ta chửi một ai đó thì cũng nhất định phụ chửi dù chưa hiểu sự việc;…Thật ra, chỉ có bọn “trẻ trâu” mới “tay nhanh hơn não” như thế mà thôi. Chúng ta là người trưởng thành thì tại sao lại để mắc phải những sai lầm cơ bản như vậy được. Chưa kể những hành động của bạn sẽ làm ảnh hưởng đến các nạn nhân, những người trong cuộc. Khi sự thật chưa ngã ngũ mà chúng ta quá khích như thế thì sẽ gây ra những hậu quá khôn lường.

Lời kết

Câu tục ngữ “Gió chiều nào theo chiều ấy” là bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Gió thì cũng có nhiều loại, gió độc hay gió lành còn chưa biết được. Trong cuộc sống cũng thế, chúng ta nên tỉnh táo trước những lời đề nghị, góp ý hay khuyên bảo để bản thân không phải rơi vào “cái bẫy” mà bọn xấu giăng sẵn. Tin người nhưng đừng tin quá trọn.

Cần nhất là chúng ta có đầu óc phán đoán, biết phân định đúng sai, trái phải và giữ vững được chính kiến của mình. Khi biết được bản thân ở đâu và phải làm gì thì mới đứng vững trong xã hội này này được.

Em suy nghĩ thế nào về câu thành ngữ Gió chiều nào che chiều ấy
Download Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun

Xem thêm: ca dao, thành ngữ, tục ngữ