Em yêu thích nhân vật em BE thông minh ở điểm nào vì sao

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
  • Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
  • Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
  • Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2

Câu 1 (trang 74 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 41 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

Trả lời:

– Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến.

– Tác dụng của hình thức này: đưa ra tình huống để nhân vật bộc lộ trí thông minh của mình.

Câu 2 (trang 74 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 41 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trả lời:

– Tóm tắt nội dung mỗi lần thử thách bằng một câu ngắn:

+ Quan hỏi cha cậu bé mỗi ngày trâu cày được mấy đường, cậu bé hỏi lại quan mỗi ngày ngựa của quan đi được mấy bước.

+ Vua sai dân làng nuôi ba con trâu đực tới năm sau thì thành chín con, cậu bé bèn khóc lóc với vua cha không chịu đẻ em bé.

+ Vua sai sứ giả mang con chim sẻ bắt phải dọn thành ba cỗ thức ăn, em bé mang cho sứ giả cây kim tâu với đứa vua rèn thành một con dao xẻ thịt chim.

+ Sứ giả muốn ta xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột con ốc vặn dài và rỗng hai đầu, em bé hát bài đồng dao giúp cho vua giải được câu đố của sứ thần.

– Thử thách sau có khó hơn lần trước. Lần đầu là thử thách của vị quan, sau đó là thử thách của nhà vua và cuối cùng là thử thách của sứ giả, gắn với bộ mặt của quốc gia. Đặt ra thử thách như thế thì trí thông minh của em bé mới được khẳng định một cách rõ ràng và chắc chắn.

Câu 3 (trang 74 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 41 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải thích những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Trả lời:

– Em bé đã dùng nhưng cách sau đây để giải những câu đố:

+ Hỏi vặn lại xem ngựa của quan một ngày đi được mấy bước.

+ Khóc lóc với vua rằng cha không chịu đẻ em bé và nhờ vua phân xử.

+ Đưa cho sứ giả cây kim và tâu với đức vua rèn thành con dao để xẻ thịt chim.

+ Buộc chỉ ngang lưng con kiến càng, bôi mỡ vào một bên vỏ ốc để kiến chui sang.

– Những cách ấy lý thú ở chỗ:

+ Ba câu đố đầu tiên: Dựa vào sự vô lý ở câu đố, dùng chính sự vô lý ấy để vặn lại người đố khiến người đố công nhận.

+ Câu đố cuối cùng: Hiểu được đặc tính của loài kiến và lợi dụng kích thước nhỏ của kiến để giúp xâu sợi dây xuyên qua ruột con ốc vặn.

Câu 4 (trang 74 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 42 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh.

– Trí thông minh trong truyện là của một em bé chừng bảy, tám tuổi, là con của một người nông dân ở một làng quê nọ, thuộc tầng lớp nhân dân trong xã hội xưa.

– Truyện hàm ý ca ngợi.

– Truyện này không nói đến chân lý thiện thắng ác, không giống như Thạch Sanh và Sọ Dừa.

→ Truyện ca ngợi sự thông minh và trí khôn của em bé, thông qua đó ca ngợi sự thông minh và trí khôn của dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

Câu 5. Những chi tiết nào trong truyện làm em bật cười? Tại sao em cười?

Trả lời:

– Những chi tiết gây cười:

+ Em bé vặn hỏi ngựa của quan một ngày đi được mấy bước.

+ Em bé khóc lóc với vua cha không chịu đẻ em bé.

+ Em bé muốn rèn cây kim thành con dao.

– Lí do: Đây là những yêu cầu vô lý, hoang đường, không thể thực hiện được, quan trọng hơn là em bé đã dùng sự vô lý để đáp lại sự vô lý trong câu đố mà người khác đưa ra.

Câu 6. Trí thông minh của em bé bắt nguồn từ đâu (dựa trên cơ sở nào)? Điều đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Trí thông minh của em bé bắt nguồn từ kinh nghiệm trong đời sống lao động hằng ngày, đó là trí khôn dân gian.

– Điều đó thể hiện sự ca ngợi đối với trí khôn của nhân dân lao động.

Soạn bài Em bé thông minh – Văn 6. Trả lời câu 3 trang 45 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo – Phần suy ngẫm và phản hồi

Câu hỏi: Trong truyện, em bé đã vượt qua những thử thách nào? Các thử thách ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh?

Trả lời: Trong truyện, em bé đã vượt qua 4 thử thách:

– Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan, khi viên quan hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.

– Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.

Quảng cáo

– Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình, làm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn

– Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài.

Cậu bé đã trải qua các thử thách theo cấp độ khó tăng dần, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề, những câu đố hóc búa. Qua đó, người đọc ngày càng thấy rõ sự thông minh, nhanh nhẹn, tài năng



    Chuyên mục:

Quảng cáo

Cảm nhận của em về nhân vật em bé thông minh

272 30.472

Tải về Bài viết đã được lưu

Những bài văn mẫu hay lớp 6

Văn mẫu lớp 6: Cảm nhận của em về nhân vật em bé thông minh gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Cảm nhận của em về nhân vật em bé thông minh

Em bé thông minh là nhân vật đại diện cho sự thông minh, cách ứng xử nhanh, đối đáp giỏi của dân tộc ta. Em bé thông minh là một em bé chăm chỉ, ngoan ngoãn đối với em.

Lần đầu, khi viên quan ra câu đố oái oăm, em bé đã nhanh nhạy hỏi vặn lại viên quan, từ thế bị động em đã đổi thành thế chủ động, đẩy thế bí về phía quan khiến ông thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công. Thậm chí lần vua thử tài em bé đầu tiên, em đã dũng cảm, gan dạ tạo ra tình huống tương tự để bắt bí nhà vua tự nói ra điều vô lí. Em bé quả thật là một cậu bé thông min, giỏi ứng đố, nhanh trí và cam đảm. Đến lần thứ hai vua thử thách, em bé đã sử dụng hình thức "gậy ông đập lưng ông" yêu cầu nhà vua thực hiện mong muốn của mình. Vua không thực hiện được nên đã thừa nhận em bé thông minh lỗi lạc. Không dừng lại ở đó, em bé còn có thể giải dễ dàng câu đố của sứ thần nước ngoài đã khiến các vua quan, đại thần đều vò đầu bứt tóc tìm mọi cách để xâu sợi chỉ qua con ốc nhưng tất cả đều vô hiệu. Trong khi em bé còn đùa nghịch ở sau nhà, em bé đã hát lên một câu rồi bảo cứ theo cách đó là được. Quả thật câu trả lời của em bé còn phải khiến sứ giả nước láng giềng thán phục. Câu trả lời không chỉ thể hiện rõ sự thông minh hơn người cũng như tài trí tầm vóc cao siêu của cậu bé mà còn nói lên sự hài hước, dí dỏm, đậm chất dân gian, tiếng cười sảng khoái của nhân dân ta. Chính câu trả lời tưởng như rất khó khăn, cụt đường đối với các quan đại thần nhưng lại vô cùng đơn giản, “nhẹ tựa lông hồng” đối với em bé thông minh đã đưa em lên chức trạng nguyên.

Em yêu thích nhân vật em BE thông minh ở điểm nào vì sao
Dù vậy, em bé thông minh vẫn chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Em mong sau này nước ta sẽ có được nhiều nhân tài như nhân vật Em bé thông minh.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 6: Cảm nhận của em về nhân vật em bé thông minh. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 6 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 6.

Bài tiếp theo: Cảm nhận của em về nhân vật Mã Lương