F0 bao lâu mới tiêm

Theo đó, những đối tượng này sẽ trì hoãn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong 3 tháng sau khi mắc bệnh. Sau thời gian này, trẻ sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19 nếu bảo đảm đủ điều kiện sức khỏe.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị sở y tế các địa phương phối hợp với sở GD&ĐT rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học thuộc nhóm trẻ có độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi để chuẩn bị triển khai tiêm chủng.

Trao đổi với báo chí, TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, ở nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, sau 3 tháng kể từ khi mắc COVID-19, sức khỏe của trẻ gần như hồi phục hoàn toàn, đồng thời khả năng miễn dịch tự nhiên ở trẻ sau nhiễm bệnh cũng suy giảm, vì vậy tiêm vaccine cho trẻ đã mắc COVID-19 sau 3 tháng là phù hợp.

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho biết, theo kinh nghiệm của các quốc gia, tất cả những người đã mắc COVID-19 vẫn tiêm vaccine phòng COVID-19. Theo các đánh giá cho thấy, giữa người đã mắc COVID-19 có tiêm chủng và người đã mắc COVID-19 chưa tiêm chủng, thì nhóm người đã mắc COVID-19 và tiêm chủng có tỉ lệ sinh kháng thể cao hơn, hiệu quả phòng bệnh cũng cao hơn nhiều, từ đó giảm các ca nặng và tử vong.

Từ ngày mai (14/4), tỉnh Quảng Ninh sẽ là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai tiêm vaccine Moderna phòng COVID-19 cho trẻ em ở nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi. Sang tuần sau, cả nước sẽ triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em trong độ tuổi này.

Theo GS.TS Phan Trọng Lân, ước tính cả nước có khoảng 11,8 trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi, trong đó khoảng 8,2 triệu trẻ chưa mắc COVID-19. Vì vậy, ngành y tế sẽ triển khai tiêm đủ 2 mũi cho nhóm trẻ này trước, cố gắng hoàn thành trong quý II/2022. Khoảng 3,6 triệu trẻ đã mắc COVID-19 sẽ tiêm vào tháng 7, tháng 8, tức là 3 tháng sau khi trẻ mắc COVID-19.

Tính đến ngày 13/4, trên cả nước, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 208.596.156 liều, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 191.366.877 liều (mũi 1 là 71.383.300 liều, mũi 2 là 68.491.388 liều, mũi 3 là 1.505.536 liều, mũi bổ sung là 15.012.049 liều, mũi nhắc lại là 34.974.604 liều).

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.229.279 liều, trong đó mũi 1 là 8.823.693 liều, mũi 2 là 8.405.586 liều. 

(QBĐT) - Quảng Bình đang quyết tâm thực hiện mục tiêu: Bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do dịch Covid-19; khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH).

Số ca mắc Covid-19 giảm mạnh, nhưng không chủ quan

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình, những ngày vừa qua, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh đã giảm xuống dưới mức 1.000 ca/ngày so với trên 3.000 mỗi ngày của tháng trước. Riêng trong 2 ngày 11 và 12/4, số ca mắc mới đã giảm mạnh xuống dưới mức 500 ca/ngày.  

Cùng với đó, số ca nhập viện điều trị Covid-19 cũng giảm rõ rệt, nếu trong tháng 3 mỗi ngày có trên dưới 100 ca nhập viện, thì từ đầu tháng 4 đến nay mỗi ngày còn khoảng từ 20-40 ca nhập viện. Đặc biệt, trong ngày 12/4, chỉ có 9 ca F0 nhập viện điều trị - số ca nhập viện do Covid-19 thấp nhất từ sau Tết Nguyên đán đến nay. 

Đến ngày 13/4, toàn tỉnh chỉ còn 241 bệnh nhân mắc Covid-19 đang cách ly, điều trị tại 7 bệnh viện đa khoa tuyến huyện và Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới; trong số đó, có 6 bệnh nhân nặng đang được chăm sóc, điều trị đặc biệt. Còn lại phần lớn người mắc Covid-19 đều ở thể nhẹ và không triệu chứng, được cách ly, điều trị tại nhà dưới sự theo dõi, giám sát của cán bộ y tế cơ sở.

F0 bao lâu mới tiêm
Kiểm soát tốt dịch Covid-19 là điều kiện để Quảng Bình tập trung đẩy mạnh phục hồi và phát triển KT-XH.

Tuy số ca mắc mới giảm mạnh những ngày gần đây, nhưng thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với những diễn biến mới của dịch bệnh. Vừa củng cố, thúc đẩy những việc đã làm được, vừa phải tiếp tục bám sát tình hình, dự báo, chuẩn bị các kịch bản, biện pháp để nếu có tình huống xảy ra thì không bị động, bất ngờ…”, Quảng Bình tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, huy động tối đa nguồn lực, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tham gia công tác phòng, chống dịch.  

UBND tỉnh giao Sở Y tế (cơ quan thường trực Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh) tham mưu UBND tỉnh cập nhật, tổ chức triển khai kịch bản, phương án phòng, chống dịch Covid-19, phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch bùng phát mạnh và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn; kịp thời triển khai các quy định, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế về đánh giá cấp độ dịch, xét nghiệm, cách ly, điều trị… nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi để khôi phục, phát triển KT-XH.

Đồng thời, thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở và cán bộ vùng sâu, vùng xa... để bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19; theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh, áp dụng linh hoạt công thức chống dịch “5K + vắc-xin, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác". 

F0 bao lâu mới tiêm
Quảng Bình đẩy mạnh công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em.

Bên cạnh đó, Sở Y tế sẵn sàng thiết lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 phù hợp với tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương, bảo đảm đủ thuốc điều trị, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân...; cấp phát, cung ứng thuốc phù hợp, hiệu quả và bảo đảm người mắc Covid-19 được điều trị kịp thời; tập trung quản lý người có nguy cơ cao, người lao động trong các doanh nghiệp và đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân không chủ quan lơ là, mất cảnh giác với dịch bệnh; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa thực hiện công tác kiểm soát, phòng chống dịch vừa thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh thường quy cho người dân.

Người mắc Covid-19 tiêm vắc-xin tối thiểu sau 3 tháng hồi phục

Đến nay, Quảng Bình đã được Bộ Y tế cấp 1.565.568 liều vắc-xin phòng Covid-19, đã tiêm 1.549.956 liều, đạt tỷ lệ sử dụng 99%. Cụ thể, tỷ lệ bao phủ vắc-xin phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên ở tỉnh ta: mũi 1, đối tượng tại địa phương đạt 98,95%, đối tượng vãng lai 3,25%; mũi 2, đối tượng tại địa phương 97,40%, đối tượng vãng lai 1,41%; đã tiêm đủ 3 mũi đạt 75,01%. Trong đó, 5 địa phương, đơn vị đạt tỷ lệ tiêm chủng 100% mũi 1, gồm: Huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, TP. Đồng Hới và CDC Quảng Bình; 3 địa phương, đơn vị đạt tỷ lệ tiêm chủng 100% mũi 2 là huyện Quảng Trạch, TP. Đồng Hới và CDC Quảng Bình.   

F0 bao lâu mới tiêm
Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình luôn nỗ lực chăm sóc, điều trị kịp thời cho bệnh nhân mắc Covid-19.

Người từ 50 tuổi trở lên: mũi 1, đối tượng tại địa phương đạt 99,77%, đối tượng vãng lai 0,66%; mũi 2, đối tượng tại địa phương 98,02%, đối tượng vãng lai 0,17%; đã tiêm đủ 3 mũi đạt 82,10%. Có 6 địa phương, đơn vị đạt tỷ lệ tiêm chủng 100% mũi 1 là huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, TP. Đồng Hới và CDC Quảng Bình; Bố Trạch là địa phương đạt tỷ lệ tiêm chủng 100% mũi 2.   

Đối với trẻ em từ 12-17 tuổi: mũi 1, đối tượng tại địa phương đạt 98,76%, đối tượng vãng lai 3,68%; mũi 2, đối tượng tại địa phương là 96,13%, đối tượng vãng lai 2,31%. Các địa phương, đơn vị đạt tỷ lệ tiêm chủng 100% mũi 1, gồm: Huyện Quảng Trạch, Quảng Ninh, Bố Trạch, TX. Ba Đồn, TP. Đồng Hới và CDC Quảng Bình; 4 địa phương, đơn vị đạt tỷ lệ tiêm chủng 100% mũi 2 là huyện Quảng Trạch, Quảng Ninh, TP. Đồng Hới và CDC Quảng Bình.   

Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh và độ bao phủ vắc-xin cao, Quảng Bình đã tập trung đẩy mạnh phục hồi và phát triển KT-XH, yên tâm cho học sinh đến trường học trực tiếp và tự tin mở cửa đón khách du lịch vào ngày 15/3.

F0 bao lâu mới tiêm
Đến nay, Quảng Bình đã tiêm được gần 1.550 nghìn liều vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Để tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết 38 của Chính phủ, Quảng Bình luôn xác định vắc-xin là "lá chắn" quan trọng nhất trong phòng, chống dịch, là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả. Vì vậy, tỉnh đã chỉ đạo ngành y tế triển khai việc tiêm vắc-xin bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tăng cường vận động người dân tiêm vắc-xin theo phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" (bao gồm cả người bệnh đến khám tại cơ sở y tế) để tránh bỏ sót.

Đặc biệt, toàn tỉnh đang nỗ lực và khẩn trương hoàn thành trong quý II năm 2022 việc tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên (trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm); tổ chức triển khai tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay khi có vắc-xin.

Ngày 13/4/2022, Bộ Y tế đã có văn bản số 1848/BYT-DP về việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người đã mắc Covid-19 nêu rõ: Trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, kinh nghiệm triển khai tại các quốc gia và ý kiến của các chuyên gia, Bộ Y tế đề nghị về việc tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đã mắc Covid-19: Trì hoãn tiêm chủng sau khi mắc bệnh 3 tháng.

Còn người trên 12 tuổi đã mắc Covid-19 tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021: Đối với những người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.

Liên quan đến kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, theo bác sỹ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc CDC Quảng Bình, hiện nay, có trên 60 quốc gia trên thế giới triển khai kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Nhiều quốc gia, trong đó có các nước thuộc Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ đã triển khai tiêm chủng cho toàn bộ đối tượng trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Các quốc gia châu Á, như: Nhật Bản, Philippines, Singapore, Malaysia là những nước gần chúng ta cũng đã chấp thuận sử dụng vắc-xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Theo đó, các nước chủ yếu sử dụng vắc-xin Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, vắc-xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi. Việc sử dụng vắc-xin cho trẻ ở độ tuổi này, theo khuyến cáo, số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới và của nhà sản xuất thì tính an toàn của vắc-xin cũng tương tự như đối với vắc-xin sử dụng cho người lớn và trẻ lớn từ 12 tuổi cho đến dưới 18 tuổi.

"Trẻ đã mắc Covid-19 vẫn có thể mắc lại; khi trẻ  mắc Covid-19 thì vẫn có nguy cơ diễn biến nặng, mắc các tình trạng hậu Covid và có thể có các biến chứng khác... Vì vậy, khi dịch bệnh đang tiếp tục diễn ra thì việc tiêm vắc-xin dự phòng ngay cả khi trẻ đã mắc Covid-19 là cần thiết để bảo đảm an toàn cho trẻ đến trường học tập...", bác sỹ  Đỗ Quốc Tiệp nhấn mạnh.