Fertile window là gì

Khả năng thụ thai cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong yếu tố đóng vai trò then chốt nhất chính là thời điểm. Vậy thời điểm vàng dễ thụ thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là khi nào? Các bạn hãy cùng Góc của mẹ đi tìm hiểu ngay nhé.

1. Thời điểm nào dễ thụ thai nhất?

Fertile window là gì
Trứng và tinh trùng phải đến với nhau đúng thời điểm để thụ tinh xảy ra, tạo ra phôi

Người ta thường cho rằng: người phụ nữ có thể mang thai bất cứ thời điểm nào trong tháng.Nhưng thực tế thì một người phụ nữ chỉ có thể mang thai trong một vài ngày trong chu kỳ kinh nguyệt

1.2.Tại sao lại như vậy?

Bởi vì trứng và tinh trùng chỉ sống trong một thời gian ngắn.Tinh trùng sống khoảng 5 ngày.Trứng có thể được thụ tinh trong khoảng 24 giờ (1 ngày) sau khi được phóng ra khỏi buồng trứng.Trứng và tinh trùng phải đến với nhau đúng thời điểm để thụ tinh xảy ra, tạo ra phôi.

2.Sự thật về thời điểm vàng dễ thụ thai nhất

Rụng trứng là khi trứng trưởng thành được phóng ra khỏi buồng trứng. Trứng sau đó di chuyển xuống ống dẫn trứng, nói có thể được thụ tinh.Nếu tinh trùng nằm trong ống dẫn trứng khi trứng được phóng ra, rất có khả năng trứng sẽ được thụ tinh. Từ đó tạo ra phôi thai và có thể phát triển thành em bé.

Về mặt lý thuyết, khả năng người phụ nữ có thể mang thai khi có quan hệ tình dục trong 5 ngày trước khi rụng trứng hoặc vào ngày rụng trứng. Nhưng thời điểm vàng dễ thụ thai nhất là 3 ngày trước hoặc vào ngày rụng trứng. Quan hệ trong thời gian này phụ nữ có cơ hội mang thai cao nhất.

Fertile window là gì
Thời điểm vàng dễ thụ thai nhất là 3 ngày trước hoặc vào ngày rụng trứng.

Từ 12-24 giờ sau khi trứng rụng, người phụ nữ không còn khả năng mang thai trong chu kỳ kinh nguyệt đó, vì trứng không còn trong ống dẫn trứng.

3.Làm thế nào để biết khi nào rụng trứng?

Biết được khi nào rụng trứng có thể giúp bạn biết được thời điểm vàng dễ thụ thai nhất, tăng khả năng thụ thai.Bạn có thể theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trên biểu đồ, nhật ký hoặc trên ứng dụng ở điện thoại.Để tính thời gian của chu kỳ kinh nguyệt, cần ghi lại ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt đó ngày bạn bị. Đó là ngày 1. Ngày cuối cùng của chu kỳ là ngày trước khi chu kỳ tiếp theo bắt đầu.

3.1.Phân biệt độ dài chu kỳ kinh nguyệt và thời gian kinh nguyệt diễn ra

Thời gian kinh nguyệt diễn ra là khoảng thời gian có ra máu kinh. Trung bình thường kéo dài trong 3-5 ngày.Độ dài chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày đầu tiên có kinh (ngày 1) cho đến khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt được coi là bình thường nếu kéo dài khoảng từ 21 đến 35 ngày.

Fertile window là gì
Hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt

3.2.Cách tính độ dài chu kỳ kinh nguyệt

Số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể thay đổi từ tháng này sang tháng khác. Không phải chu kỳ nào cũng giống nhau. Tính ra độ dài chu kỳ kinh nguyệt trung bình dựa trên độ dài của 3 chu kỳ kinh nguyệt, từ đó dự đoán khoảng thời gian có khả năng rụng trứng cao nhất.

Cách tính như sau:

Cộng tổng độ dài chu kỳ kinh nguyệt của 3 tháng và chia cho cho 3 sẽ tính được độ dài trung bình của chu kỳ kinh nguyệt.

Ví dụ:

Phương theo dõi 3 chu kỳ kinh nguyệt gần nhất của mình như sau.Chu kỳ 1 là 28 ngày, chu kỳ 2 là 32 ngày, chu kỳ 3 là 27 ngày.

=> 28 + 32 + 23 = 87

=> 87 : 3 = 29

Độ dài trung bình của chu kỳ kinh nguyệt của Phương là 29 ngày.

3.3.Cách dự đoán thời điểm rụng trứng

Fertile window là gì
Cách dự đoán thời điểm rụng trứng

Sau khi biết được độ dài trung bình của chu kỳ kinh nguyệt rồi, bạn có thể tính được thời điểm rụng trứng.

Rụng trứng xảy ra vào khoảng 14 ngày trước khi chu kỳ tiếp theo bắt đầu:

  • Nếu chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày, thời điểm rụng trứng vào khoảng ngày 14. Ngày dễ thụ thai nhất là ngày thứ 12, 13 và 14 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Nếu chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 35 ngày, thời điểm rụng trứng vào khoảng ngày 21. Ngày dễ thụ thai nhất là ngày thứ 19, 20 và 21 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Nếu chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 21 ngày, thời điểm rụng trứng vào khoảng ngày 7. Ngày dễ thụ thai nhất là ngày thứ 5, 6 và 7 của chu kỳ kinh nguyệt.

Thời điểm vàng dễ thụ thai nhất là 3 ngày trước và vào ngày rụng trứng.

3.4.Hai cách chính để dự đoán thời điểm rụng trứng

Dựa vào dịch nhầy cổ tử cung

Fertile window là gì
Gần đến ngày rụng trứng, dịch nhầy trong, trơn, dai, hơi giống lòng trắng trứng

Một vài ngày trước khi rụng trứng, người phụ nữ sẽ thấy có dịch nhầy trong, trơn, dai, hơi giống lòng trắng trứng.Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất khi sắp đến ngày rụng trứng. Đó là thời gian tốt nhất để quan hệ, tinh trùng di chuyển dễ dàng hơn trong loại chất nhầy này.

Sử dụng bộ dụng cụ dự đoán rụng trứng

Người phụ nữ có thể sử dụng bộ dụng cụ dự đoán rụng trứng thông qua kiểm tra nước tiểu. Nếu thử nước tiểu vài ngày trước khi bạn đoán là sắp đến ngày rụng trứng, kết quả dương tính có nghĩa là bạn sẽ rụng trứng trong vòng 24-36 giờ tới.

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn biết thêm được thời điểm vàng dễ thụ thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài việc biết được thời điểm, bạn cũng hãy chuẩn bị những yếu tố khác để tăng cơ hội thụ thai nhé.

Tài liệu tham khảo

  • American Society for Reproductive Medicine, Optimizing natural fertility, https://www.reproductivefacts.org/news-and-publications/patient-fact-sheets-and-booklets/documents/fact-sheets-and-info-booklets/optimizing-natural-fertility/
  • Berglund Scherwitzl, et al. (2015). Identification and prediction of the fertile window using Natural Cycles. The European Journal of Contraception and Reproductive Health Care, 20(5), 403-408. doi:10.3109/13625187.2014.988210
  • Ecochard, R., et al. (2015). Self-identification of the clinical fertile window and the ovulation period. Fertility and Sterility, 103(5), 1319-1325.e1313. doi: http://dx.doi.org/10.1016/j.fertnstert.2015.01.031
  • Pfeifer, S., et al. (2017). Optimizing natural fertility: a committee opinion. Fertility and Sterility, 107(1), 52-58. doi: 10.1016/j.fertnstert.2016.09.029
  • Stanford, J. B. (2015). Revisiting the fertile window. Fertility and Sterility, 103(5), 1152-1153. doi: http://dx.doi.org/10.1016/j.fertnstert.2015.02.015
  • Stanford, et al. (2002). Timing intercourse to achieve pregnancy: current evidence. Obstetrics and Gynecology, 100(6), 1333-1341.
  • Stephenson, J., et al. (2018). Before the beginning: nutrition and lifestyle in the preconception period and its importance for future health. The Lancet, 10.1016/S0140-6736(18)30311-8 doi: 10.1016/S0140-6736(18)30311-8
  • Vélez, M. Pet al. (2015). Female exposure to phenols and phthalates and time to pregnancy: the Maternal-Infant Research on Environmental Chemicals (MIREC) Study. Fertility and Sterility. doi: 10.1016/j.fertnstert.2015.01.005
  • Verón, G. L., et al. (2018). Impact of age, clinical conditions, and lifestyle on routine semen parameters and sperm kinematics. Fertility and Sterility, 110(1), 68-75.e64. https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2018.03.016
  • Waylen, A. Let al. (2009). Effects of cigarette smoking upon clinical outcomes of assisted reproduction: a meta-analysis. Hum Reprod Update, 15(1), 31-44.
  • Zenzes, M. T. (2000). Smoking and reproduction: gene damage to human gametes and embryos. Hum Reprod Update, 6(2), 122-131