Free trade zone là gì

Free trade zone (FTZ)Khu thương mại tự do (FTZ). Đây là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ Free trade zone (FTZ) - một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh.

Xem thêm: Thuật ngữ kinh doanh A-Z

Giải thích ý nghĩa

Sân bay, cảng biển, hoặc bất kỳ khu vực quy định khác đối với nhập khẩu miễn thuế nguyên liệu, linh kiện, phụ lắp ráp, bán thành phẩm hoặc thành phẩm. mục này có thể được lưu trữ, hiển thị, lắp ráp, hoặc chế biến tái xuất hoặc nhập vào thị trường chung của các nước nhập khẩu (sau khi thanh toán các nhiệm vụ yêu cầu). Còn được gọi là Khu thương mại nước ngoài hoặc khu vực tự do.

Definition - What does Free trade zone (FTZ) mean

Airport, seaport, or any other designated area for duty-free import of raw materials, components, sub-assemblies, semi-finished or finished goods. Such items can be stored, displayed, assembled, or processed for re-export or entry into the general market of the importing country (after paying the required duties). Also called foreign trade Zone or free zone.

Source: Free trade zone (FTZ) là gì? Business Dictionary

Foreign trade zone (FTZ)Khu thương mại nước ngoài (FTZ). Đây là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ Foreign trade zone (FTZ) - một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh.

Xem thêm: Thuật ngữ kinh doanh A-Z

Giải thích ý nghĩa

Một khu vực trong phạm vi một quốc gia nơi hàng hóa nhập khẩu có thể được lưu trữ hoặc xử lý mà không bị phụ thuộc vào thuế nhập khẩu. Còn được gọi là một "vùng tự do", "cảng tự do," hay "kho ngoại quan".

Definition - What does Foreign trade zone (FTZ) mean

An area within a country where imported goods can be stored or processed without being subject to import duty. Also called a "free zone," "free port," or "bonded warehouse."

Source: Foreign trade zone (FTZ) là gì? Business Dictionary

Khu vực thương mại tự do (free trade area) là hình thức hoà nhập thương mại giữa nhiều nước, trong đó các thành viên dỡ bỏ hết hàng rào thương mại (thuế quan, hạn ngạch ...) giữa họ với nhau, nhưng tất cả các nước đều tiếp tục duy trì hàng rào thương mại với các nước khác. Mục đích của khu vực thương mại tự do là tận dụng những mối lợi từ chuyên môn hoá quốc tế, qua đó cải thiện mức sống thực tế của các nước thành viên.

Nhằm thu hút đầu tư, chính phủ đã và đang có kế hoạch soạn thảo dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt còn gọi là đặc khu kinh tế. Đây cũng là mô hình được áp dụng và rất thành công ở nhiều nước phát triển trên thế giới

I. TỔNG QUÁT VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ

Đặc Khu Kinh Tế Là Gì?

Đặc khu kinh tế được xác định riêng bới từng quốc gia. Theo ngân hàng thế giới năm 2008, đặc khu kinh tế là “khu vực giới hạn về mặt địa lý, thường được đảm bảo về mặt vật lý ( có rào chắn ); có quản lý hoặc người điều hành, và nhận được các lợi ích dựa trên vị trí thực tế trong khu vực ( lợi ích miễn thuế, thủ tục đơn giản hóa ).

Ngoài ra, theo nhiều định nghĩa khác nhau thì Đặc khu kinh tế ( Special Economic Zone – SEZ ) là các khu vực kinh tế được thành lập trong một quốc gia với mục đích thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.

Còn theo dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (sau đây gọi là đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập, có cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế – xã hội, có tổ chức chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước tinh gọn, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Các đặc khu kinh tế SEZ xuất hiện từ cuối những năm 1950 tại các nước công nghiệp. Đầu tiên là ở sân bay Shannon ở Clare, Ireland. Tùy theo từng quốc gia, thuật ngữ đặc khu kinh tế có thể có những tên gọi khác nhau như: – Khu thương mại tự do ( Free Trade Zone – FTZ ) – Khu chế xuất ( EPZ ) – Khu kinh tế tự do ( FEZ ) – Khu công nghiệp ( IE )

– Cảng tự do ( Free ports )

Các Biện Pháp Thu Hút Đặc Khu Kinh Tế

Các biện pháp khuyến khích đặc biệt thường được áp dụng để thu hút đầu tư vào những khu kinh tế đặc biệt bao gồm:

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi ( miễn giảm thuế, đơn giản hóa thủ tục, chính sách linh hoạt về lao động ).

Đầu tư, nâng cấp hạ tầng tiện lợi, điều kiện sống tốt cho những người sống và làm việc tại khu vực này ( dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, vui chơi – giải trí, nghỉ dưỡng đạt đẳng cấp quốc tế ).

Có vị trí chiến lược ( gắn với cảng biển, cảng hàng không quốc tế,… )

Bên cạnh những đặc điểm trên để thành lập đặc khu thì còn có một số những ưu điểm khác khuyến khích nhà đầu tư như: mục tiêu kích thích phát triển kinh tế tại đảo và một số những ưu đãi nhỏ lẻ khác.

>> Đọc thêm: 12 mùa lễ hội tại Phú Quốc

Một Số Mô Hình Đặc Khu Kinh Tế Trên Thế Giới

Anh: London Docklands
Bắc Hàn: Đặc khu kinh tế Rason
Belarus: Khu kinh tế tự do Brest
Brasil: Zona Franca de Manau
Bulgaria: Burgas
Chile: Iquique
Georgia: Poti, Samegrelo region
Malaysia: Khu tự do Port Klang
Nhật Bản: Khu thương mại tự do đặc biệt Okinawa
Tây Ban Nha: Ibiza

Free trade zone là gì
Dubai là một trong những đặc khu kinh tế phát triển nhất thế giới

Ấn Độ: – Khu kinh tế đặc biệt Visakhapatnam – Khu kinh tế đặc biệt Kandla – Khu kinh tế đặc biệt Surat – Khu kinh tế đặc biệt Cochin – Khu kinh tế đặc biệt Indore – Khu kinh tế đặc biệt SEEPZ – Khu kinh tế đặc biệt Jaipur – Khu kinh tế đặc biệt Jaipur

– Khu kinh tế đặc biệt Noida

Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất – Khu tự do Jebel Ali – Thành phố Internet Dubai – Thành phố truyền thông Dubai – Làng Tri thức Dubai – Thành phố Y Tế Dubai – Trung tâm Tài Chính Quốc Tế Dubai – DuBiotech – Khu Outsource Dubai – Khu Sản xuất và Truyền thông Quốc tế

– Thành phố Studio Dubai

Free trade zone là gì
Đặc khu kinh tế Incheon – Hàn Quốc

Hàn Quốc – Khu kinh tế tự do Incheon – Khu kinh tế tự do Busan-Jinhae – Khu kinh tế tự do Gwangyang – Khu kinh tế tự do Deagu

– Khu kinh tế tự do Hoàng Hải

Trung Quốc – Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến – Đặc khu kinh tế Sán Đầu – Đặc khu kinh tế Chu Hải – Đặc khu kinh tế Hạ Môn

– Đặc khu kinh tế Hải Nam

Free trade zone là gì
Nhờ thực hiện chính sách luật đặc khu, Thẩm Quyến Trung Quốc đã có sự “lột xác” ngoạn mục

Iran – Kish – Khu tự do Aras – Khu tự do Chabahar

– Khu tự do Gheshm

Nga – Nakhodka – Ingushetia – Yantar, Kaliningrad – Philipines – Khu cảng tự do vịnh Subic

– Khu kinh tế đặc biệt Clark

>> Đọc thêm: Kiến trúc Taormina thổi làn gió mới vào Phú Quốc

II. ĐẶC KHU KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã được trình ý kiến và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Chính Sách Của Nhà Nước Về Phát Triển Đặc Khu

Nhà nước có chính sách đặc biệt và tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư vào các ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc khu; xây dựng các đặc khu theo hướng xanh – tri thức – bền vững, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, hình thành môi trường sống văn minh, hiện đại, chất lượng cao; bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị – xã hội tại đặc khu.

So Sánh Đặc Khu Kinh Tế & Khu Kinh Tế – Công Nghiệp Thông Thường

Nội dung Đặc khu kinh tế Khu kinh tế – công nghiệp thông thường
Chức năng Đa dạng Sản xuất – chế biến
Thời gian thuê đất Tối đa 99 năm Tối đa 50 năm
Thuế thu nhập cá nhân Miến thuế TNCN trong 5 năm Theo luật định
Thuế thu nhập doanh nghiệp Giamr 50% thuế TNCN trong các năm tiếp theo 20% ( ưu đãi về thuế theo chính sách từng địa phương )
10% trong 30 năm
Tổ chức chính quyền Không có hội đồng nhân dân Ban quản lý khu kinh tế – công nghiệp trực thuộc tỉnh do UBND thành phố bổ nhiệm.
Trưởng đặc khu do thủ tướng bổ nhiệm
Sở hữu nhà đối với người nước ngoài Tự do mua bán nhà ( người có thời gian lao động trên 3 tháng ) Tối đa 50 năm
Thời hạn vĩnh viễn ( nhà ở biệt thự )
99 năm đối với chung cư
Casino Người Việt được phép vào chơi Casino Người Việt chỉ chơi Casino với các điều kiện trong thời gian thí điểm 3 năm.

Các Mô Hình Đặc Khu Kinh Tế Tại Việt Nam

Đặc khu kinh tế Phú Quốc

Ngày 22/05/2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định số 31/2013/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế Phú Quốc, Kiên Giang.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tỉnh Kiên Giang tiếp tục quy hoạch đảo Phú Quốc trở thành Đặc khu kinh tế mới của Việt Nam, thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050.

Trước đó, tại văn bản số 739/TTg-CN, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Kiên Giang tổ chức triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đảo Phú Quốc và lập mới Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc theo định hướng phát triển thành đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Theo quy hoạch tổng thể tới năm 2030 sửa đổi, Phú Quốc sẽ có 3 khu đô thị lớn, 15 khu du lịch sinh thái, 2 khu du lịch phức hợp và 5 sân Golf.

Free trade zone là gì
Phú Quốc hội tụ mọi yếu tố để trở thành khu kinh tế đặc biệt

Ngành nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Phú Quốc:

Tại Phú Quốc, ưu tiên phát triển các ngành nghề: du lịch, khách sạn; thương mại, hội nghị, triển lãm, quản lý tài sản; y tế, giáo dục, nghiên cứu và phát triển.

>> Tìm hiểu dự án: Shophouse The Center Hillside

Đặc khu kinh tế Vân Đồn

Đặc khu kinh tế Vân Đồn được thành lập vào năm 2007, với mục tiêu đến năm 2050, xây dựng và phát triển khu kinh tế Vân Đồn trở thành trung tâm tài chính phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cụ thể, đến năm 2030, tổng giá trị sản xuất đạt 5.6 tỷ USD, tương ứng GRDP đạt 1.6 tỷ USD; góp vào ngân sách nhà nước hơn 10% giá trị xuất khẩu. Đến năm 2030, khu kinh tế Vân Đồn sẽ tạo khoảng 89.000 việc làm.

Free trade zone là gì

Ngành nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Vân Đồn:
Tại đặc khu Vân Đồn, ưu tiên phát triển các ngành nghề: Công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; du lịch và công nghiệp văn hóa; cảng hàng không, cảng biển, thương mại.

Đặc khu kinh tế Băc Vân Phong

Khu kinh tế Bắc Vân Phong tỉnh Khánh Hòa được Thủ tướng Chính phủ thành lập và ban hành Quy chế hoạt động tại Quyết định 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/04/2006 gồm 2 khu chức năng chính: khu phi thuế quan và khu thuế quan. Theo đó, mục tiêu của đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong là trở thành một hạt nhân tăng trưởng kinh tế, trung tâm đô thị – công nghiệp – dịch vụ – du lịch của khu vực Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ và là đầu mối giao lưu quốc tế, trung tâm du lịch quan trọng của Việt Nam.

Khu kinh tế Bắc Vân Phong có diện tích hơn 1500km2, trong đó phần biển rộng hơn 800km. Với lợi thế là cảng nước sâu Đầm Môn có thể tiếp nhận tàu 200.000 DWT ra vào dễ dàng, giao thông thuận lợi do nằm trên giao lộ Bắc Nam và Tây Nguyên.

Free trade zone là gì

Ngành nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Bắc Vân Phong:
Tại đặc khu Bắc Vân Phong ưu tiên phát triển các ngành, nghề: công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác; cảng biển; du lịch, khách sạn; trung tâm thương mại – tài chính.

Free trade zone là gì