Gã Thanh Hóa đến ga Ninh Bình bao nhiêu km?

Dù quãng đường chỉ khoảng hơn 200 km, nhưng do ùn tắc, người dân phải mất 8 tiếng từ Hà Nội về Nghệ An nghỉ lễ với gia đình.

Ùn tắc Vành đai 3 trên cao. Ảnh: Hữu Chánh

Mệt mỏi vì cảnh ùn tắc, nhồi nhét

Di chuyển với chặng đường khoảng 230 km từ Thủ đô Hà Nội về Quỳnh Lưu (Nghệ An), chị Phan Nguyễn Phượng Anh (25 tuổi) phải mất 8 tiếng về đến nơi.

Đã đi hàng chục lần từ Hà Nội về quê, nhưng đây là lần đầu tiên chị trải qua cảm giác mệt mỏi vì ùn tắc trong đợt nghỉ lễ lần này.

Lối lên Vành đai 3 trên cao ùn tắc sáng 30.4. Ảnh: Phạm Đông

Chị Phượng Anh cho biết, dự đoán được việc ùn tắc nên chị đã quyết định đặt vé vào sáng 29.4 với hi vọng sẽ đỡ đông đúc hơn.

Tuy nhiên, khi bắt gặp những hình ảnh ùn tắc nghiêm trọng trên nhiều tuyến đường trong ngày 28.4, chị bắt đầu cảm thấy lo lắng.

"Đi xe ngày thường tôi đã thấy mệt, nhưng chỉ gần 4 tiếng là đến nhà, còn hôm nay phải mất rất nhiều thời gian. Thậm chí buồn đi vệ sinh nhưng cũng không thể đi được vì mưa lớn và tắc đường" - chị Phượng Anh nói.

Mệt mỏi vì tắc đường đã đành, tình trạng nhồi nhét khách trên xe càng khiến chuyến đi của chị Phượng Anh trở nên ám ảnh hơn.

"Bao nhiêu năm về quê dịp lễ tết và từ quê ra thành phố sau dịp lễ tết, lần nào cũng khổ sở. Xe nào cũng vậy, không chấp nhận việc ngồi luồng, nhồi nhét cũng không được" - chị Phượng Anh chia sẻ.

Gã Thanh Hóa đến ga Ninh Bình bao nhiêu km?
Nhiều người phải ngồi một tư thế suốt nhiều giờ đồng hồ. Ảnh: Hành khách cung cấp

Chị Nguyễn Thị Na (22 tuổi, Thanh Chương, Nghệ An) cho biết, chị đã đặt xe về Nghệ An từ tối 28.4. Tuy nhiên, do chưa thể thu xếp xong công việc nên chị không thể về quê như dự định.

Nhưng may mắn, chị Na vẫn đặt được một vé về quê khởi hành vào 7h sáng hôm sau.

"Sáng 29.4, Hà Nội trời mưa trắng xóa, xe đón tôi ở Bến xe Mỹ Đình, nhưng khi lên đến đường Vành đai 3 trên cao thì tắc đến gần 10 km. Các phương tiện nối nhau nhích từng chút và mất gần 2 tiếng mới di chuyển vào đến đầu cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ" - chị Na kể.

Khi vào đến đây, tưởng như đường đã thông thoáng, nhưng tình hình cũng tồi tệ không kém Vành đài 3.

Thoát khỏi cao tốc, nhưng về đến nhiều nút giao trên địa bàn Thanh Hóa và Nghệ An, ùn tắc cục bộ cũng xảy ra.

"Ai nấy trên xe đều mệt mỏi, bố mẹ liên tục gọi cho tôi để hỏi thăm tình hình" - chị Na nói và cho biết, chị mất 10 tiếng đồng hồ cho quãng đường 300 km từ Hà Nội về quê.

Chọn về xe máy để tránh ùn tắc

Nhận định sẽ khó thoát cảnh ùn tắc, đặc biệt là trên các tuyến cao tốc, nhiều bạn trẻ đã chọn đi xe máy về để chủ động hơn về thời gian, tránh tình cảnh mệt mỏi khi đi xe khách.

"Đi xe máy sẽ thoải mái về thời gian di chuyển, mệt ở đâu thì dừng nghỉ tới đó" - anh Nguyễn Đình Ngọc (26 tuổi, Hương Khê, Hà Tĩnh) cho biết.

Ùn tắc đường Vành đai 3 trên cao kéo dài hàng km tối 28.4. Ảnh: Hữu Chánh

Còn với những người "sợ hãi" khi di chuyển bằng xe ôtô như anh Nguyễn Văn Nam (30 tuổi, Nghệ An) thì việc về quê nghỉ lễ bằng xe máy là phương án tối ưu nhất.

"Đi xe máy cũng có sự thuận lợi, muốn về khi nào thì về, quan trọng là phù hợp với người say xe ôtô như tôi" - anh Nam nói.

Theo ghi nhận của Lao Động, trong đêm 29.4 và ngày 30.4, có nhiều người dân điều khiển xe máy về quê nghỉ lễ. Trên xe những người này chở thêm đồ đạc, vali, tư trang cá nhân,... Trong đó có những người dân điều khiển xe máy về các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Gã Thanh Hóa đến ga Ninh Bình bao nhiêu km?
Nhiều người đi xe máy về quê qua địa phận tỉnh Thanh Hóa vào thời điểm 0h30 ngày 29.4. Ảnh: Hữu Chánh

Thời điểm này, lưu lượng giao thông rất cao, do đó những người dân chọn về quê nghỉ lễ và quay lại thành phố sau lễ bằng xe máy phải hết sức cẩn thận để tránh dẫn đến những vấn đề nan giải trên suốt quãng đường đi.

Để đảm bảo an toàn trên suốt hành trình hàng trăm cây số, mọi người cần phải kiểm tra bảo dưỡng xe thật kỹ trước khi đi, tránh chạy ban đêm vì rất nguy hiểm với đèn pha xe lớn.

Trang bị thêm đồ bảo hộ áo ấm, găng tay, khăn quàng cổ, nón bảo hiểm có kính chắn gió.

Nên kết hợp vừa đi, vừa nghỉ ngắn đoạn để nạp lại năng lượng rồi chạy tiếp, đặc biệt là những người quê ở xa.

Đặc biệt, nên tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn giao thông như: Đi đúng tốc độ, đúng làn đường, phần đường (không đi sang làn ôtô) và tuyệt đối không sử dụng rượu, bia trước khi lái xe...

Từ hôm nay (28.4), các phương tiện ôtô được đi vào cao tốc Mai Sơn - QL45 đoạn từ nút giao Mai Sơn (tỉnh Ninh Bình) đến nút giao Gia Miêu (tỉnh Thanh Hóa), nhằm giảm tải cho tuyến QL1A đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5.

Gã Thanh Hóa đến ga Ninh Bình bao nhiêu km?
Các phương tiện ôtô được phép lưu thông trên cao tốc Mai Sơn - QL45 từ ngày 28.4. Ảnh: Diệu Anh

Theo đó, xe ôtô sẽ được lưu thông trên cao tốc Mai Sơn - QL45 đoạn từ nút giao Mai Sơn (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đến nút giao Gia Miêu (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa). 

Như vậy, các phương tiện ôtô được lưu thông trên tuyến cao tốc Mai Sơn - QL45 trước lễ khánh thành 1 ngày.

Tuyến cao tốc Mai Sơn - QL45 được phân luồng cho xe ôtô con, xe ôtô khách và xe tải dưới 10 tấn được phép đi vào từ nút giao Mai Sơn thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đến nút giao Gia Miêu tại Km295+460 thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa (giao với QL.217B).

Bộ GTVT cũng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa chỉ đạo các đơn vị chức năng của tỉnh điều phối, hướng dẫn, nhắc nhở người tham gia giao thông thực hiện theo phương án tổ chức giao thông trên tuyến cao tốc Mai Sơn - QL45 tại các nút giao và tuyến đường kết nối ra, vào đường cao tốc.

Đồng thời, xử lý nghiêm đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm gây nguy hiểm cho công tác bảo đảm ATGT trên tuyến.

Hiện trên tuyến cao tốc Mai Sơn - QL45 có 5 nút giao, trong đó 2 nút giao nằm trên địa phận tỉnh Ninh Bình và 3 nút giao trên địa phận tỉnh Thanh Hóa.

Cụ thể, theo hướng Bắc - Nam từ tỉnh Ninh Bình vào Thanh Hóa sẽ có nút giao Mai Sơn (huyện Yên Mô, Ninh Bình).

Nút giao này nối với điểm cuối của đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn. Từ nút giao này, các phương tiện có thể ra khỏi cao tốc để vào thành phố Ninh Bình, hoặc nhập vào QL1A.

Nút giao kế tiếp là giao với đường trục Đồng Giao (tại thành phố Tam Điệp, Ninh Bình). Khi ra khỏi nút giao này các phương tiện có thể đi vào trung tâm thành phố Tam Điệp hoặc nhập vào QL1A.

Đến địa phận tỉnh Thanh Hóa, nút giao đầu tiên theo hướng Bắc - Nam là nút giao với QL217B (huyện Hà Trung). Ra khỏi nút giao các phương tiện có thể di chuyển theo hướng thị xã Bỉm Sơn để nhập vào QL1A.

Nút giao tiếp theo là giao với QL217 (xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung). Ra khỏi nút giao này phương tiện cũng có thể nhập vào QL1A.

Nút giao cuối cùng là nút giao Đông Xuân (xã Đông Xuân, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). Từ nút giao này, các phương tiện ra khỏi cao tốc nhập vào QL1A, đi vào thành phố Thanh Hóa.

Theo kế hoạch của Bộ GTVT, sáng mai (29.4), Bộ GTVT sẽ tổ chức lễ thông xe dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Mai Sơn - QL45. Đây là đoạn cao tốc có chiều dài hơn 63 km, nối 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa.S au lễ khánh thành, từ chiều ngày 29.4, các phương tiện sẽ được phép lưu thông trên tuyến cao tốc này với 4 làn xe và vận tốc tối đa là 80km/h.

Cao tốc Mai Sơn – QL45 (qua Ninh Bình - Thanh Hoá) là 1 trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Dự án được khởi công từ tháng 9.2020 với 5 gói thầu xây lắp với tổng chiều dài hơn 63 km, tổng mức đầu tư trên 12.000 tỉ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước do Ban Quản lý Dự án Thăng Long (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư.

Theo thiết kế, giai đoạn phân kỳ, tuyến cao tốc Mai Sơn - QL45 được đầu tư xây dựng quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 80km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh tuyến cao tốc được đầu tư quy mô 6 làn xe, nền đường rộng 32,25 m, vận tốc thiết kế 120km/h.

Sau khi đưa vào vận hành, tuyến cao tốc Mai Sơn - QL45 sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ thủ đô Hà Nội tới Thanh Hóa xuống còn 2 giờ đồng hồ, thay vì phải mất khoảng 2,5 - 3 giờ như hiện nay.

Hiện Bộ GTVT chưa thực hiện việc thu phí trên tuyến cao tốc Mai Sơn - QL45 và toàn tuyến cao tốc này cũng chưa có trạm dừng nghỉ.