Gdp 6 tháng đầu năm 2023 thanh hóa năm 2024

Theo báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa, năm 2023, tỉnh Thanh Hóa có 20/26 chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch. Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,01%, đứng thứ 29/63 tỉnh, thành phố và đứng thứ 3 trong nhóm các tỉnh, thành phố có quy mô GRDP lớn nhất cả nước. Lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng cao và khá toàn diện. Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực vẫn duy trì sản xuất ổn định và tăng sản lượng hoạt động du lịch diễn ra sôi động, sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú hơn, tổng thu du lịch tăng cao, dịch vụ vận tải tăng mạnh so với cùng kỳ.

Gdp 6 tháng đầu năm 2023 thanh hóa năm 2024

Nổi bật là tốc độ trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 7,0%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 7,49% so với cùng kỳ. Hoạt động thương mại nội địa tăng trưởng mạnh, doanh số bán lẻ hàng hóa và một số ngành dịch vụ tăng 14,1% so với cùng kỳ. Hoạt động du lịch duy trì đà phục hồi mạnh mẽ, tổng lượng khách du lịch 6 tháng tăng 13% so với cùng kỳ.

Gdp 6 tháng đầu năm 2023 thanh hóa năm 2024

Trong 6 tháng đầu năm, Thanh Hóa đã thu hút được 33 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 9 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án là 8.949 tỷ đồng và 131,4 triệu USD. Công tác đối ngoại, xúc tiến đầu tư đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của tỉnh Thanh Hóa, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nguồn: Bản tin Thời sự THNM 26/6

Báo cáo số 225/BC-UBND ngày 6/10/2023 cho biết: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng ước đạt 7,72%, đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố; trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,75%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,28% (công nghiệp tăng 11,13% xây dựng tăng 8,22%); dịch vụ tăng 7,15%, thuế sản phẩm trả trợ cấp sản xuất giảm 0,04%...

Gdp 6 tháng đầu năm 2023 thanh hóa năm 2024
GRDP 9 tháng đầu năm 2023 của Thanh Hóa đứng thứ 14/63 tỉnh, thành trên cả nước.

Kết quả cụ thể trên từng ngành, lĩnh vực và thông tin chi tiết, xem tại đây.

(Thanhhoa.dcs.vn): Theo báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2023 ước đạt 7,29%, tuy chưa đạt kế hoạch (11%) nhưng là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, khó lường trong năm 2023; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tăng 3,91%; công nghiệp - xây dựng ước tăng 9,56%; dịch vụ ước tăng 8,01%; thuế sản phẩm ước giảm 5,21%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 3.144 USD.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục phát triển ổn định, tổng sản lượng lương thực ước đạt 1,57 triệu tấn, bằng 103% kế hoạch. Đã tích tụ, tập trung đất đai được 7.100 ha, đạt 100% kế hoạch; thực hiện chuyển đổi 2.458,9 ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, công tác phòng, chống dịch bệnh được chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, kiểm soát tốt. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 292 nghìn tấn, bằng 100,7% kế hoạch, tăng 5,7% so với cùng kỳ; sản lượng trứng gia cầm ước đạt 210 triệu quả, bằng 100% kế hoạch, tăng 28,1%. Đã đưa vào hoạt động một số dự án quy mô lớn trong lĩnh vực chăn nuôi như: Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 1; Dự án Chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa; Khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm ứng dụng công nghệ cao DABACO Thanh Hóa... Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được quan tâm chỉ đạo. Ước năm 2023, có thêm 01 huyện, 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng bền vững. Toàn tỉnh trồng mới được 10.000 ha rừng tập trung, bằng 100% kế hoạch; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 940 nghìn m3, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC đạt 28.492,4 ha tại 07 huyện; an ninh rừng được đảm bảo, không xảy ra cháy rừng. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2023 ước đạt 211.500 tấn, bằng 100,2% kế hoạch và tăng 1,7% so với cùng kỳ; trong đó sản lượng khai thác ước đạt 138.000 tấn, bằng 100,4% kế hoạch, tăng 0,7%. Công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến các quy định pháp luật thủy sản, các quy định về chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU) được đẩy mạnh; toàn tỉnh hiện có 6.011 tàu cá các loại, trong đó có 1.114 chiếc có chiều dài 15 m trở lên

Công tác phòng, chống thiên tai được thực hiện nghiêm túc, thường trực 24/24 giờ. Các địa phương đã tập trung rà soát, xây dựng các phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm tại chỗ để chủ động, sẵn sàng ứng phó với tình huống xảy ra; tập trung triển khai thực hiện Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thủy lợi, ứng phó với biến đổi khí hậu, sớm đưa vào sử dụng.

Sản xuất công nghiệp tuy phải đối mặt với những biến động khó lường từ thị trường trong nước và thế giới, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn tạm dừng sản xuất để bảo dưỡng toàn bộ nhà máy theo kế hoạch, ảnh hưởng lớn đến sản lượng và giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Song, các doanh nghiệp đã nỗ lực khắc phục khó khăn về nguồn nguyên, vật liệu, thị trường tiêu thụ, tập trung đẩy mạnh sản xuất ngay từ đầu năm; một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh vẫn duy trì sản xuất ổn định, tăng công suất và có thêm một số cơ sở công nghiệp mới đi vào hoạt động như: Nhà máy may Victory tại thị trấn Sao Vàng (huyện Thọ Xuân), Nhà máy may xuất khẩu quốc tế CD tại xã Cẩm Tân (huyện Cẩm Thủy), Nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu giày và giày xuất khẩu của tập đoàn HuaLi (huyện Yên Định), Mở rộng nhà máy may xuất khẩu Appareltech Vĩnh Lộc tại xã Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc)…, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2023 ước tăng 10,9%; có 14/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so với cùng kỳ, một số sản phẩm tăng mạnh như: Điện sản xuất (tăng 46,2%), dầu và mỡ bôi trơn (tăng 19%), thức ăn gia súc (tăng 11,1%), giấy bìa các loại (tăng 13,6%)... Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn duy trì sản xuất ổn định, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Lĩnh vực xây dựng tuy gặp một số khó khăn do tình trạng khan hiếm nguồn cung về cát, đất để san lấp nền, mặt bằng; song vẫn đạt kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng ước tăng 8,05%. Công tác lập, trình phê duyệt quy hoạch được quan tâm chỉ đạo, bước đầu có chuyển biến; đã hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, chất lượng công trình xây dựng được quan tâm thực hiện, định kỳ hằng tháng thực hiện công bố chỉ số giá xây dựng, làm cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp trong triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Quản lý nhà nước về thị trường bất động sản, nhà ở xã hội được tăng cường, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Hoạt động thương mại duy trì ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả không có biến động lớn, không xảy ra hiện tượng găm hàng, sốt giá. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và một số ngành dịch vụ năm 2023 ước đạt 175 nghìn tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất, nhập khẩu chịu nhiều tác động của thị trường quốc tế trong năm 2023, giá trị xuất khẩu ước năm 2023 đạt 5.300 triệu USD, bằng 96,4% kế hoạch, giảm 1,1% so với cùng kỳ; giá trị nhập khẩu ước đạt 5.737 triệu USD, giảm 16,6%.

Tỉnh đã tập trung đẩy mạnh tổ chức các chương trình kích cầu, đa dạng hóa các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; tổ chức Hội nghị liên kết, hợp tác phát triển du lịch, kết nối tour, tuyến du lịch giữa tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố năm 2023 (như với các tỉnh Bắc Trung Bộ, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ…), góp phần thu hút khách du lịch đến với tỉnh. Tổng lượng khách du lịch năm 2023 ước đạt 12.356 nghìn lượt, bằng 103% kế hoạch, tăng 11,9% so với cùng kỳ (trong đó khách quốc tế ước đạt 616 nghìn lượt); tổng thu du lịch ước đạt 24.242 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch, tăng 20,8%.

Hoạt động vận tải, nhất là vận tải hành khách tăng cao, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân. Vận chuyển hành khách năm 2023 ước đạt 37,3 triệu lượt, bằng 120,3% kế hoạch, tăng 32,1% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa ước đạt 68,1 triệu tấn, bằng 102% kế hoạch, tăng 12,8%; xếp dỡ hàng hóa qua cảng ước đạt 44 triệu tấn, bằng 91,7% kế hoạch, tăng 6,3%; doanh thu vận tải ước đạt 20.143 tỷ đồng, bằng 100,1% kế hoạch, tăng 4,4% so với cùng kỳ. Hạ tầng bưu chính, viễn thông tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, mở rộng vùng phục vụ với công nghệ hiện đại, chất lượng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, từng bước thực hiện chuyển đổi số; doanh thu ước đạt 4.900 tỷ đồng, tăng 2,4% so cùng kỳ. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng phát triển) năm 2023 ước đạt 161,7 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm; tổng dư nợ ước đạt 187,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5%. Toàn tỉnh hiện có 4.662 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng với tổng dư nợ 51.968 tỷ đồng.

Thu ngân sách nhà nước năm 2023 ước đạt 40.464 tỷ đồng, bằng 114,5% dự toán và giảm 20,9% so với cùng kỳ, trong đó: Thu nội địa ước đạt 23.546 tỷ đồng, bằng 107,8% dự toán, giảm 24,7% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 16.262 tỷ đồng, bằng 120,6% dự toán và giảm 17,9% so với cùng kỳ. Chi ngân sách nhà nước năm 2023 ước đạt 40.454 tỷ đồng, bằng 100% dự toán, đáp ứng nhiệm vụ chi trên các lĩnh vực.

Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư tiếp tục được quan tâm. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác tại Italia, Séc, Đức, Thái Lan...; tiếp và làm việc với nhiều tổ chức quốc tế, các Tập đoàn, nhà đầu tư trong và ngoài nước như: Đoàn công tác Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Đoàn công tác Hội đồng thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc), Đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam, Đoàn công tác của Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), Đoàn công tác của Tổng Công ty LH (Hàn Quốc), Tập đoàn WHA Thái Lan, Đoàn công tác của Công ty TNHH Năng lượng JERA Việt Nam, Đoàn công tác của Tập đoàn phát triển năng lượng Gulf (Thái Lan), Lãnh đạo Tập đoàn Hoa Lợi, Đoàn công tác của Công ty CP Tập đoàn TH, Đoàn công tác của Tập đoàn SOVICO… để xúc tiến, kêu gọi, giới thiệu cơ hội đầu tư vào tỉnh; tham dự Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị và xúc tiến đầu tư vùng tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; ký kết thỏa thuận "Nghiên cứu - Hợp tác - Phát triển công nghiệp" với VSIP Group tại tỉnh Bình Dương. Tỉnh đã phối hợp tổ chức thành công các sự kiện nhân Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản tại Thanh Hóa, tạo dấu ấn tốt đẹp đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đối tác Nhật Bản.

Bên cạnh đó, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp đi kiểm tra và tổ chức các hội nghị để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án như: Các công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm; các dự án hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; dự án Thủy điện Hồi Xuân; dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp; Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn; dự án khu nghỉ dưỡng thiên đường biển Trang Sơn, huyện Quảng Xương; Nhà máy may Sakurai Việt Nam 2; Điều chỉnh mở rộng Khu liên hợp gang thép Nghi Sơn; Nhà máy hóa chất Đức Giang; dự án Flamingo Linh Trường Khu B…

Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh năm 2023 ước đạt 140.000 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 0,8% so với cùng kỳ. Đến nay, tỉnh đã thu hút được 73 dự án đầu tư trực tiếp (gồm 43 dự án đầu tư trong nước, 16 dự án có sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư và 14 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 26.799 tỷ đồng và 195,4 triệu USD. Có 05 dự án điều chỉnh tăng vốn 61,9 triệu USD.

Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 do tỉnh quản lý đã được giao kế hoạch chi tiết sớm ngay từ đầu năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện. UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 31 văn bản chỉ đạo, điều hành; tổ chức 05 Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện 03 Chương trình MTQG, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức các Đoàn công tác đi kiểm tra tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, các Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; UBND tỉnh đã giao cho các ủy viên UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của từng huyện, thị xã, thành phố… Đến ngày 26/10, giá trị giải ngân đạt 8.441,4 tỷ đồng, bằng 56,7% KH vốn đã giao chi tiết

Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai tích cực, kịp thời, hiệu quả. Đến ngày 06/11/2023, trên địa bàn tỉnh có 2.710 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đạt 90,3% kế hoạch, giảm 9,6% so với cùng kỳ, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và thứ 8 cả nước, vốn điều lệ đăng ký đạt 17.256 tỷ đồng, vốn đăng ký bình quân 6,4 tỷ đồng/doanh nghiệp; có 945 doanh nghiệp tái gia nhập thị trường, giảm 24,6% so với cùng kỳ; có 1.295 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 1,4%. Ước cả năm 2023, có trên 3.000 doanh nghiệp được thành lập mới. Các địa phương, đơn vị đã tổ chức được 84 lớp bồi dưỡng kiến thức về khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh cho gần 4.200 học viên tham gia. UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023; Chủ tịch UBND tỉnh duy trì tổ chức tiếp doanh nghiệp định kỳ hằng tháng để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và động viên, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hoạt động khoa học và công nghệ tiếp tục được thực hiện theo hướng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ. Thực hiện quản lý 122 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu 16 nhiệm vụ. Thực hiện cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho 01 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh lên 31 đơn vị, đứng thứ 3 cả nước. Công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ được duy trì, an toàn bức xạ được đảm bảo.

Hoạt động thông tin và truyền thông đã tập trung tuyên truyền về các nhiệm vụ chính trị, sự kiện quan trọng, các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh; những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội; giới thiệu quảng bá, hình ảnh tốt đẹp về Thanh Hóa đến bạn bè trong nước và quốc tế... Công tác quản lý, theo dõi thông tin báo chí được tăng cường, kịp thời chỉ đạo, kiểm tra, xử lý những vấn đề báo chí quan tâm; chẩn chỉnh tình trạng đưa tin không chính xác, phản ánh một chiều, sai sự thật, lợi dụng danh nghĩa báo chí để sách nhiễu, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích.

Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa được quan tâm thực hiện; phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được duy trì. Có thêm 04 Di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 05 di tích được cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh; đã tổ chức thành công Lễ hội Lam Kinh năm 2023, kỷ niệm 605 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 590 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi. Thể thao quần chúng tiếp tục được quan tâm; thể thao thành tích cao đạt 648 huy chương các loại, trong đó có 17 huy chương tại SEA Games 32; CLB Bóng đá Đông Á Thanh Hóa giành chức vô địch Cúp Quốc gia và siêu Cúp Quốc gia năm 2023; đội tuyển U19 Thanh Hóa giành chức vô địch Giải bóng đá U19 quốc gia năm 2023.

Các đơn vị, trường học đã tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ vững, tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022-2023, Thanh Hóa có 61/78 học sinh đạt giải; có 01 học sinh đoạt Huy chương Bạc trong Kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế; 01 học sinh đạt Giải nhất Chung kết đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23. Giáo dục đại trà có chuyển biến tích cực, tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, toàn tỉnh có 935 điểm 10, xếp thứ ba cả nước, điểm trung bình đạt 6,47 điểm, xếp thứ 21, tăng 06 bậc so với năm 2022. Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2023 ước đạt 85,1%, vượt kế hoạch (KH 83,46%).

Ngành Y tế đã tập trung chỉ đạo các cơ sở y tế và các địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19 và các dịch bệnh phát sinh khác, không để phát sinh thành ổ dịch, lan rộng ra cộng đồng; tập trung khắc phục tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh. Các cơ sở y tế tiếp tục nâng cao chất lượng, ứng dụng kỹ thuật mới trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; đã triển khai mô hình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắp chíp điện tử và ứng dụng VneID. Quản lý hành nghề y, dược tư nhân được kiểm soát chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh ATTP được tăng cường.

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình lao động, việc làm để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Ước năm 2023, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 58.000 lao động, bằng 100% kế hoạch. Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội được quan tâm thực hiện; các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng được chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Đã tổ chức tiếp nhận 16 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước CHDCND Lào về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ quốc tế Đồng Tâm. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ được quan tâm thực hiện; các chương trình, chính sách dân tộc, tôn giáo được triển khai kịp thời, có hiệu quả, không để xảy ra tình hình phức tạp về dân tộc, tôn giáo; đã tập trung triển khai chính sách cấp đất và hỗ trợ nhà ở cho đồng bào nghèo sinh sống trên sông.

Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản được quan tâm thực hiện. UBND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của 27/27 huyện, thị xã, thành phố; thực hiện rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu các loại đất đã phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022; ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện; đến nay đã hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng được 1.792 ha, bằng 77,2% kế hoạch. Đã thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 597,4 ha; cấp 10 giấy phép thăm dò, 07 giấy phép khai thác khoáng sản, phê duyệt trữ lượng 03 mỏ và thu hồi, đóng cửa 25 mỏ; phê duyệt kế hoạch đấu giá 48 mỏ làm vật liệu sản lấp, trong đó đã tổ chức đấu giá thành công 35 mỏ. Công tác kiểm tra, giám sát lĩnh vực tài nguyên, môi trường có chuyển biến tích cực, các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường cơ bản được kiểm soát; tổ chức 146 Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM.

Những con số thống kê về kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là sự phản ánh hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự vào cuộc đồng bộ, nghiêm túc, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương; cùng sự nỗ lực, chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh sẽ tiếp tục phát huy cao độ truyền thống đoàn kết, chung sức, đồng lòng, không ngừng đổi mới sáng tạo, khơi dậy mạnh mẽ ý chí, khát vọng vươn lên, tận dụng thời cơ, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển, nỗ lực thực hiện thắng lợi toàn diện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025; quyết tâm đưa Thanh Hóa phát triển nhanh, bền vững; sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và phát triển Thanh Hóa đến năm 2025 trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.