Giá cổ phiếu FPT năm 2007

Trong khoảng 3 tháng gần đây, mà chứng khoán nhà F liên tục đi lên, và vừa đạt mốc cao nhất trong vòng 10 năm.

Sáng ngày 12/8, thị trường chứng khoán xuất hiện nhiều rung lắc nhưng mã FPT vẫn phá đỉnh lịch sử và tiếp tục đi lên. Đóng phiên giao dịch, mã FPT đạt mức 52.300 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong một thập niên (sau điều chỉnh giá) kể từ 8/2009. Với kỷ lục này, giá trị vốn hoá của FPT đạt 35.502 tỉ đồng.

Hiện FPT đã có liền 3 tháng tăng giá liên tục (từ mức 44.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 13/5) và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trước khi cán mốc mới, FPT đã có nửa đầu năm 2019 rất thành công khi cổ phiếu liên tục tăng lên. Từ mức giá khoảng 36.600 đồng/cổ phiếu hồi tháng 1/2019, mã FPT liên tục tăng trưởng để đạt mốc 52.300 đồng/cổ phiếu như hôm qua – ngày 12/8.

Cổ phiếu FPT niêm yết từ cuối năm 2006, đến đầu 2007 có khi cổ phiếu lên tới hơn 600.000 đồng/đơn vị, tuy nhiên sau các đợt điều chỉnh giá vì trả cổ tức, thị giá FPT giảm tương ứng.

Giá cổ phiếu FPT năm 2007

Diễn biến giá cổ phiếu FPT trong 10 năm qua. Nguồn: Stockbiz.

Kết thúc nửa đầu năm 2019, các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của FPT đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực. Doanh thu hợp nhất đạt 12.492 tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 2.139 tỷ đồng, tăng 26,8% so với cùng kỳ, tương đương 111,2% kế hoạch lũy kế. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.780 tỷ đồng, tăng 26,1% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.418 tỷ đồng, tăng 28,5% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) sau 6 tháng đạt 2.097 đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Tăng trưởng lợi nhuận của FPT trong 6 tháng đầu năm tiếp tục được đóng góp chủ yếu từ hai lĩnh vực cốt lõi là Công nghệ và Viễn thông, chiếm 78% tổng lợi nhuận toàn tập đoàn. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của khối Công nghệ và Viễn thông tăng lần lượt là 44% và 13% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng thời điểm, HĐQT FPT vừa thông qua phương án tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019 cho cổ đông bằng tiền mặt. Theo đó, ngày 16/8 sẽ chốt danh sách cổ đông. Số cổ tức bằng tiền được chi trả vào ngày 30/8 với tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.000 đồng. Với hơn 616 triệu cổ phiếu, nhà F sẽ chi số tiền trả cổ tức đợt này hơn 616,6 tỷ đồng.

Trước đó, lần đầu ra mắt giới đầu tư TP HCM ở vị trí CEO FPT trong sự kiện “Chuyển đổi số tại thị trường toàn cầu – cơ hội của FPT” tổ chức đầu tháng 6, anh Nguyễn Văn Khoa lần lượt trình bày về 3 trụ của FPT: nguồn lực, công nghệ và chuyển đổi số; tình hình kinh doanh của các mảng: Viễn thông, Giáo dục và bức tranh tài chính FPT 3 năm tới.

Tổng giám đốc FPT cho rằng, với nguồn lực hiện có, mảng kinh doanh chuyển đổi số của FPT sẽ đóng góp rất lớn, thậm chí có thể chiếm đến 50% doanh thu của Tập đoàn trong 5–10 năm tới. “FPT sẽ đi rất sâu vào công nghệ”, người điều hành nhà F khẳng định. Dự kiến khối công nghệ sẽ đạt 1 tỷ USD doanh thu, đóng góp 60% doanh thu của Tập đoàn vào năm 2021. Thị trường nước ngoài sẽ chiếm 73% doanh thu khối công nghệ.

Tỷ trọng đóng góp của khối công nghệ từ mức 58% cho giai đoạn 2016–2018 sẽ tăng lên 60% cho giai đoạn 2019 – 2021. Theo lãnh đạo FPT, mặc dù chỉ tăng thêm 2% sau 3 năm nhưng để nâng tỷ trọng đóng góp của mảng này lên đòi hỏi FPT phải chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, và thời gian phải “chín muồi”.

>> Nhà đầu tư ấn tượng với chiến lược chuyển đổi số của FPT  

Tân Phong

Mặc dù giá cổ phiếu FPT hiện đang đứng ở mức thấp nhất trong suốt thời gian được niêm yết, nhưng FPT vẫn là một trong các blue chip có sức ảnh hưởng lớn trên sàn chứng khoán.
> Cổ đông ngoại đăng ký mua 500.000 cổ phiếu FPT

Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức lên Sàn giao dịch Chứng khoán TP HCM, đánh dấu sự kiện doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực CNTT - Viễn thông trở thành công ty đại chúng.

Sau 6 năm lên sàn, đến cuối năm 2012, giá trị của cổ phiếu FPT đứng ở mức thấp nhất trong suốt thời gian niêm yết.

Giá cổ phiếu FPT năm 2007

Biểu đồ cổ phiếu FPT trong 6 năm lên sàn. Nguồn: VN Direct.

Nếu như thời OTC, cổ phiếu FPT giao dịch quanh mức 22.000 đồng/CP, sát ngày lên sàn vọt lên ngưỡng 40.000đồng/CP thì chỉ sau tiếng gõ chiêng, FPT vọt lên trên 400.000/CP trong phiên ngày 13/12.

Hết năm 2006, CP FPT lên đến 460.000 đồng. Khi đó, VN Index ở mức 751 điểm. Vào tháng 2/2007, đỉnh của chỉ số VN Index đạt trên 1.000 điểm, thì mã FPT cũng lập đỉnh ở mức 665.000 đồng/CP (ngày 27/2/2007). Cuối năm đó, sau khi pha loãng, CP FPT chỉ còn là 223.000 đồng/CP (VN Index là 927 điểm).

Một năm sau, vào thời kỳ TGĐ Nguyễn Thành Nam nhậm chức, giá cổ phiếu FPT là 55.000 đồng/CP và VN Index đang ở mức 334 điểm. Cho đến 25/3/2011, ngày cuối cùng anh Nam ngồi ghế TGĐ FPT, giá cổ phiếu FPT dao động quanh mức 52.500 đồng/CP.

Nhìn lại lịch sử giá cổ phiếu trong thời gian anh Nam làm TGĐ, đỉnh cao giá cổ phiếu FPT đứng ở mức 91.500 đồng/CP vào phiên giao dịch ngày 16/10/2009, tăng 66,36% so với phiên giao dịch ngày anh nhậm chức.

Trong suốt năm tháng liên tiếp kể từ đỉnh cao 91.500 đồng/CP, giá cổ phiếu FPT khá ổn định xung quanh mốc từ 80.000 - 85.000 đồng/CP.

Trong hai năm 2009 - 2010, FPT thực hiện chia tách cổ phiếu với tỷ lệ 3:1 và trả ba lần cổ tức bằng tiền mặt là 10%, 15% và 10%. Giá cổ phiếu FPT từ 85.500 đồng/CP (trước chia tách) đã về mức 64.000 đồng/CP (sau khi chia tách). Tại thời điểm chia tách, 10/5/2010, VN Index ghi nhận ở mức 534 điểm.

Sau khi chia tách, cổ phiếu FPT vẫn thẳng tiến lên mốc 70.000 đồng/CP và đạt đỉnh với giá 76.500 đồng/CP trong phiên giao dịch ngày 29/10/2010.

Trước ngày TGĐ Trương Đình Anh nhậm chức, giá cổ phiếu FPT giảm liên tục trong 4 tháng, kể từ HNCL FPT 2010 tại Đồ Sơn vào cuối tháng 10/2010, từ mốc trên 73.500 đồng/CP xuống 51.500 đồng/CP, trong khi Vn Index cũng giảm từ đỉnh 519 về 457 điểm. Không ít phiên, FPT đi ngược với thị trường: VN Index tăng điểm, cổ phiếu FPT vẫn giảm điểm và ngược lại.

Ngày 25/3/2011, anh Đình Anh chính thức nhận chức TGĐ FPT, giá cổ phiếu đóng cửa ở mức giá 52.500 đồng/CP (giá điều chỉnh tính ở thời điểm ngày 15/5, lúc FPT đã chốt danh sách trả cổ tức 10% bằng tiền và 15% bằng cổ phiếu, là 39.200 đồng/CP).

Trong suốt thời gian anh Đình Anh đảm nhiệm ghế nóng, cổ phiếu FPT đạt mức giá cao nhất là 67.000 đồng/CP (điều chỉnh còn 51.500 đồng) và mức thấp nhất là 43.400 đồng/CP (giá điều chỉnh là 32.700 đồng).

Tính đến ngày 13/12, mức giá thấp nhất của cổ phiếu FPT là 32.500 vào phiên ngày 3/12. Mức cao nhất của FPT trong năm nay đứng ở 67.000 đồng vào phiên ngày 7/5 (giá điều chỉnh sau khi chia tách tỷ lệ 4:1 ngày 14/5 là 49.900 đồng).

Kết thúc phiên giao dịch sáng 13/12, FPT đứng ở mức 33.200 đồng/CP, sau khi tăng thêm 200 đồng/CP, tương đương tăng 0,6% so với phiên trước đó. Khối lượng giao dịch đạt 139.170 đơn vị, tương đương giá trị giao dịch hơn 4,6 tỷ đồng.

Trên sàn chứng khoán, sự góp sức của mã FPT và các mã có giá trị vốn hóa lớn đã giúp thị trường đứng ở mức cân bằng mặc dù có tới 94 mã giảm giá.

Thanh Nga