Giá phát hành cổ phiếu là gì

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển cùng với sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp Phát hành chứng khoán để huy động vốn là rất cần thiết. Vậy Phát hành chứng khoán là gì và cách phân loại ra sao, sau đây hãy cùng Yuanta tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Giá phát hành cổ phiếu là gì

Phát hành chứng khoán là gì?

Phát hành chứng khoán là việc tổ chức chào bán cho các nhà đầu tư những giấy tờ có giá để trang trải cho nhu cầu vốn đầu tư. Tổ chức phát hành có thể là chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, công ty, quỹ đầu tư. Chứng khoán phát hành có thể là trái phiếu, cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư.

Công ty hoạt động thành công có nhu cầu tăng vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì có thể phát hành chứng khoán trên thị trường để huy động vốn. Dấu hiệu của sự thành công và nhu cầu tăng vốn của công ty là giá cổ phiếu của công ty trên thị trường liên tục gia tăng, công ty có thu nhập tích lũy và cổ tức được chia đều đặn hàng năm; sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, v.v Công ty có thể phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, hoặc trái phiếu. Tất nhiên là công ty cũng có thể vay tín dụng ngân hàng.

Phát hành cổ phiếu thường tức là tăng vốn chủ sở hữu của công ty, kết cấu tài chính của công ty vững mạnh, nhưng sẽ làm tăng số lượng cổ phần, từ đó làm giảm mức thu nhập của mỗi cổ phần, giảm cổ tức. Phát hành trái phiếu, tức là tăng vốn nợ, đòn bẩy tài chính sẽ cao, khả năng thu nhập của cổ phần cũng cao, nhưng sức mạnh tài chính của công ty giảm, rủi ro hoạt động tăng lên. Nói chung, người quản trị, điều hành công ty không nên vay nợ và phát hành cổ phiếu ưu đãi nhiều, vì nguồn tài chính để trả nợ và lãi hàng năm luôn là một gánh nặng. Và nếu phải trả lãi cho trái chủ và cho ngân hàng quá nhiều cộng với cổ tức cố định của cổ phiếu ưu đãi lớn, thì lợi nhuận ròng để chia cổ tức cho cổ phần thường sẽ chỉ còn lại một phần rất nhỏ. Ngoài ra các ngân hàng cũng không mặn mà lắm về việc cho vay dài hạn và khi đã chấp nhận cho vay thì họ thực hiện quyền giám sát công ty rất nghiêm ngặt, có lúc họ còn cử người vào tham dự các cuộc họp của hội đồng quản trị công ty

Thẩm quyền quyết định một đợt phát hành chứng khoán mới của công ty thuộc về đại hội đồng cổ đông, nếu là công ty cổ phần; thuộc về bộ hoặc chính quyền địa phương chủ quản, nếu là doanh nghiệp nhà nước. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu và trái phiếu, doanh nghiệp nhà nước có quyền phát hành trái phiếu. Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán.

Công ty cổ phần, hội đồng quản trị là người đề xuất chủ trương, đại hội đồng cổ đông quyết định; doanh nghiệp nhà nước, ban điều hành và hội đồng quản trị (nếu có) là người đề xuất chủ trương, cơ quan chủ quản quyết định.

Tuy nhiên không phải cứ có nghị quyết phát hành của các cơ quan nói trên là công ty được thực hiện. Nước nào cũng vậy, luật pháp quy định rất chặt chẽ và nhà nước quản lý rất nghiêm ngặt việc phát hành chứng khoán, đặc biệt là cổ phiếu. Bởi vì cổ phiếu chỉ là những tờ giấy, khi người đầu tư mua cổ phiếu thì công ty có vốn. Thu nhập từ cổ phiếu của người đầu tư có hay không, nhiều hay ít tùy thuộc vào kết quả kinh doanh những năm sau đó của công ty. Trái phiếu, chỉ là một giấy nhận nợ, công ty có thể trả lãi theo định kỳ và hoàn trả vốn khi đáo hạn được không còn tùy thuộc vào khả năng tài chính của công ty. Do vậy, những mánh khóe và sự lừa dối để phát hành chứng khoán lúc nào và ở đâu cũng có.

Phân loại Phát hành chứng khoán

Các phương thức phát hành được phân chia theo các tiêu thức khác nhau, cụ thể:

Giá phát hành cổ phiếu là gì

Các phương thức Phát hành chứng khoán

Phân loại theo đợt phát hành

Theo tiêu thức này, người ta phân chia phương thức phát hành thành phát hành chứng khoán lần đầu và phát hành các đợt tiếp theo.

Phát hành chứng khoán lần đầu: là việc tổ chức phát hành chứng khoán lần đầu tiên sau khi tổ chức phát hành đã đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của UBCKNN.

Phát hành các đợt tiếp theo: là hoạt động phát hành nhằm mục đích tăng thêm vốn của tổ chức phát hành đó là việc tổ chức phát hành các đợt tiếp theo đã có chứng khoán phát hành và giao dịch trên thị trường thứ cấp.

Phân loại theo phương pháp định giá phát hành

Phát hành theo một mức giá ấn định trước: Theo phương thức này, tổ chức phát hành thuê đơn vị tư vấn xác định một mức giá cụ thể và bán theo giá này.

Phát hành theo phương pháp ghi sổ: Tổ chức phát hành thuê một tổ chức bảo lãnh phát hành, thường là một ngân hàng hay một công ty chứng khoán thực hiện chào bán đến những nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư tổ chức, thăm dò mức giá và số lượng cổ phiếu mà họ muốn mua. Trên cơ sở tổng hợp mức cầu thị trường và các mức giá mong muốn, tổ chức bảo lãnh sẽ định giá phát hành và phân phối cho nhà đầu tư.

Phát hành bằng phương pháp đấu giá: Tổ chức phát hành hay tổ chức bảo lãnh sẽ ấn định giá tối thiểu và tổ chức bán chứng khoán theo nguyên tắc ưu tiên về giá dựa trên các phiếu tham dự đấu giá.

Phân loại theo phương pháp phát hành

Phát hành trực tiếp: Tổ chức phát hành tự bán chứng khoán ra công chúng.

Phát hành gián tiếp: Phát hành thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành

Phân loại theo đối tượng chào bán chứng khoán

Phát hành riêng lẻ (Private placement) là việc phát hành trong đó chứng khoán được bán cho những đối tượng hạn chế, thông thường là bán nội bộ hoặc bán cho những

tổ chức đầu tư. Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường thực hiện theo luật công ty (theo sự điều chỉnh của luật công ty). Chứng khoán của những công ty thực hiện theo phương thức phát hành riêng lẻ thường không được niêm yết trên trên thị trường giao dịch tập trung. Vì số lượng chứng khoán và lượng vốn cần huy động của đợt phát hành thường nhỏ, người đầu tư ít, đợt phát hành còn nhằm thiết lập và duy trì các mối quan hệ kinh tế với các nhà cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Phát hành riêng lẻ tiết kiệm được chi phí phát hành.

Chủ thể Phát hành chứng khoán

Chủ thể phát hành chứng khoán là tổ chức dùng cách bán chứng khoán do mình tự phát hành cho các nhà đầu tư để huy động vốn.

Giá phát hành cổ phiếu là gì

Các chủ thể Phát hành trên thị trường chứng khoán

Chính phủ

Trên thị trường hiện nay, một trong những chủ thể phát hành chứng khoán chiếm phần lớn đó chính là chính phủ (từ địa phương đến trung ương). Không phải bất cứ lúc nào chính phủ cũng có thể bù đắp được các khoản thiếu hụt vốn xảy ra khá thường xuyên trong khi chi tiêu, bằng việc yêu cầu ngân hàng trung ương in thêm nhiều mặt. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt này cũng không thể đơn giản được tài trợ bằng việc chính phủ tăng nguồn thu từ thuế. Dù về cơ bản cả gốc và lãi của các loại chứng khoán do chính phủ phát hành sẽ được thanh toán bằng các khoản thu chính phủ và trong đó thuế chiếm phần lớn. Việc chính phủ tăng nguồn thu từ thuế cũng không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn ban đầu đối với các công trình dự án quan trọng và đòi hỏi lượng vốn ban đầu cao. Và hơn hết việc tăng thuế đột ngột có thể gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế của một đất nước. Vì vậy, để huy động vốn chính phủ có thể lựa chọn cách tham gia trên thị trường chứng khoán với tư cách là tổ chức phát hành. Các loại chứng khoán phổ biến thường được chính phủ phát hành là trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình, tín phiếu kho bạc, công trái giáo dục. Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

Các doanh nghiệp

Trong sản xuất việc thiếu vốn là một tình trạng xảy ra thường xuyên và rất phổ biến trong hoạt động kinh doanh. Để có thể giải quyết vấn đề này không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể vay vốn tại ngân hàng. Thông thường trong các dự án, khi muốn đầu tư và mở rộng doanh nghiệp cần phải có một khoản vốn lớn và mất khá nhiều thời gian mới có thể thu hồi lại được. Từ đó, có thể thấy việc doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng thường không đáp ứng được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, việc huy động nguồn vốn dài hạn thông qua việc phát hành chứng khoán là cách tối ưu.

Chỉ các công ty cổ phần do cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hay được thành lập mới là được quyền phát hành cả trái phiếu lẫn cổ phiếu. Các công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp nhà nước là được quyền huy động vốn thông qua việc phát hành các trái phiếu. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp tư nhân và các công ty hợp danh đều không được phép phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào trên thị trường.

Quỹ đầu tư

Tại thị trường chứng khoán sơ cấp Quỹ đầu tư đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua việc liên tục thành lập và phát hành các quỹ đầu tư ra công chúng đã giúp cho các cá thể hay nhà đầu tư nhỏ trong việc phân tán rủi ro và các chi phí khi đầu tư. Hiện nay có rất nhiều hình thức để thành lập nên một Quỹ đầu tư chứng khoán. Tùy theo từng loại mô hình của quỹ mà cách thức phát hành chứng chỉ đầu tư của các quỹ này là khác nhau.

Điều kiện Phát hành chứng khoán ra công chúng

Giá phát hành cổ phiếu là gì

Điều kiện để Phát hành theo quy định của pháp luật

Theo điều 17 Luật chứng khoán 2019 được pháp luật quy định điều kiện để một doanh nghiệp có thể phát hành chứng khoán ra công chúng là:

Điều 17. Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng

  1. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán, tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định của Luật này;

b) Đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật;

c) Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành.

2. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thực hiện bảo lãnh theo phương thức nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không được lớn hơn vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.

Lợi ích khi Phát hành chứng khoán đối với doanh nghiệp

Giá phát hành cổ phiếu là gì

Một số lợi ích của việc Phát hành chứng khoán

Giúp tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp.

Tăng thêm vốn được xem là lợi ích quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp thực hiện phát hành. Không giống như khi vay tín dụng doanh nghiệp phải chịu những hạn chế về thời gian hay phải đáp ứng các điều kiện trong phát hành riêng lẻ, phát hành chứng khoán ra công chúng là một trong những hình thức cho phép doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ổn định và lớn từ các nhà đầu tư. Ngoài ra, trong chiến lược phát hành cũng có bao hàm các mục đích khác, tuy nhiên chúng không phải là những mục tiêu quan trọng nhất. Chính vì những yêu cầu và chính sách nhất định về chế độ công bố thông tin khi phát hành chứng khoán mang lại cho công ty một hình ảnh uy tín trong mắt các nhà đầu tư; từ đó điều này giúp cho những đợt phát hành tiếp sau đó của doanh nghiệp được thực hiện một cách thuận lợi.

Tăng thêm lợi thế khi đàm phán với ngân hàng.

Doanh nghiệp sẽ gặp một số lợi thế trong các lần đàm phán khi vay tại ngân hàng sau khi thực hiện phát hành ra công chúng. Đối với một số công ty có nhu cầu vốn lớn từ bên ngoài khi đi vay thường sẽ phải chịu nhiều áp lực từ phía ngân hàng như chỉ được phép vay theo hạn mực nhất định hay phải chịu lãi suất cao. Khi trở thành một công ty đại chúng, những cản trở này sẽ hầu như bị xóa bỏ. Những trách nhiệm và tiêu chuẩn được quy định đối với một công ty đại chúng làm tăng thêm mức độ tin tưởng từ ngân hàng khi thực hiện các quyết cho vay. Trong trường hợp gặp phải những cản trở từ phía ngân hàng, công ty có thể thực hiện phát hành thêm để tìm kiếm nguồn vốn phục vụ nhu cầu cho mình. Trong thực tế, hầu hết các công ty đều đã sử dụng biện pháp này.

Tăng tính khả mại của chứng khoán.

Thông thường, đối với chứng khoán do các công ty đại chúng phát hành thường có tính khả mại cao. Ngược lại, với các công ty không phải đại chúng, Chứng khoán thường được giao dịch thường với một đối tác và theo cách không chính thức. Việc này làm cho chi phí giao dịch tăng cao và đặc biệt là đối tác lần đầu tiên thực hiện giao dịch vì mất nhiều chi phí để tìm hiểu thông tin. Mặt khác, những chứng khoán của công ty đại chúng được giao dịch có tổ chức nên chi phí giao dịch thấp hơn và giao dịch trên thị trường tập trung. Đối với những cổ đông nhỏ, lợi ích này được xem là đặc biệt quan trọng. Với những công ty không phải là Công ty đại chúng, phải bán cổ phiếu cho một bộ phận các cổ đông lớn thì mới có thể giảm thiểu chi phí cho tính khả mại của chứng khoán đó. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của cách làm này là việc các cổ đông lớn dễ dàng có tham vọng muốn thâu tóm để quản lý công ty.

Thay đổi quyền kiểm soát công ty.

Giá phát hành cổ phiếu là gì

Giúp doanh nghiệp kiểm soát công ty

Việc thay đổi quyền kiểm soát sau khi doanh nghiệp thực hiện IPO là điều dễ thực hiện. Trở thành công ty đại chúng có thể làm giảm những vấn đề bất đồng thường nảy sinh trong mối quan hệ giữa người điều hành và cổ đông. Thông qua những quy định của thị trường chứng khoán từ đó có thể điều chỉnh chặt chẽ mối quan hệ này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thông tin qua sự biến động của thị giá cổ phiếu các cổ đông của các công ty đại chúng này có thể nhận thức được những để quyết định về chế độ đãi ngộ hoặc xử sự hợp lý với người được thuê quản lý và điều hành công ty đó. Các biện pháp thường được đưa ra áp dụng là quy định chế độ lương bổng hay áp dụng cơ chế chứng khoán thưởng của chính công ty.

Nâng cao uy tín của công ty.

Thông thường, các doanh nghiệp phát hành ra công chúng thường được thị trường đánh giá cao hơn so với một số công ty tư nhân khác. Điều này có ý nghĩa rất lớn đặc biệt là với các công ty thuộc những ngành muốn tạo sự tin tưởng và thu hút khách hàng hay nhà cung cấp dựa trên uy tín mà công ty đã xây dựng. Nếu bạn là cổ đông của một doanh nghiệp nhỏ, bạn thường sẽ không chú ý lắm đến thực trạng hoạt động của công ty. Nhưng, nếu công ty đó là một Công ty đại chúng thì điều này hoàn toàn thay đổi vì những quy định về công bố thông tin ra đại chúng. Một khảo sát cho rằng chính nhờ sự chú ý này của phần lớn nhà đầu tư mà giá trị của cổ phiếu của các công ty niêm yết thường tăng đến 5% so với thời gian trước. Ngoài ra, khi muốn thực hiện sáp nhập hay thôn tính bằng việc phát hành ra công chúng, rất nhiều các công ty tư nhân đã làm tăng thêm giá trị tiềm tàng của công ty này và lôi kéo được sự chú ý của các công ty khác.

Được hưởng những ưu đãi khác.

Khi một doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ được rất nhiều ưu đãi. Cụ thể, Chính phủ các nước đều thực thi các biện pháp giảm thuế hay miễn thuế thu nhập cho công ty trong thời gian đầu khi phát hành ra công chúng nhằm khuyến khích công ty trở thành công ty đại chúng. Vì vậy, so với các Công ty cổ phần khác có thể thấy các công ty này có nhiều lợi thế hơn. Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi khác như sử dụng đất, ưu tiên trong quan hệ tín dụng hay việc dùng chứng khoán để thế chấp của doanh nghiệp, Cũng là những ưu đãi rất hấp dẫn của Công ty đại chúng so với các công ty cổ phần khác.

Qua bài viết trên Yuanta Việt Nam đã là rõ cho bạn khái niệm, cách phân loại cũng như cách điều kiện để một doanh nghiệp có thể phát hành chứng khoán. Hãy truy cập vào Yuanta Việt Nam thường xuyên để cập nhật cho mình những kiến thức chứng khoán mới nhất nhé!