Giá vàng năm 1993 là bao nhiêu năm 2024

Từ năm 1988, giá vàng đã tăng trung bình 3,4% từ cuối tháng 8 đến hết tháng 9. Có 8 trong 23 năm giá kim loại quý tăng trên 5%. Trong lịch sử, chỉ có tháng 9/2006, năm 1996 và 1993 là giá vàng giảm.

Tháng 9 thường là tháng xấu đối với chứng khoán, vàng nhờ thế mà tăng lên. Tháng 9 là thời điểm tốt nhất cho vàng nếu đánh giá về thị trường hàng tháng vì các nhà đầu tư tìm đến vàng kiếm lời khi chứng khoán đi xuống.

Vàng đã tăng 6,2% trong tháng 9 năm 2009. Tháng 9/2010, giá vàng có 11 lần lập kỷ lục liên tiếp, thiết lập mức đỉnh 1.320 USD/ounce vào cuối tháng, so với 1.245 USD/ounce đầu tháng.

Giá vàng năm 1993 là bao nhiêu năm 2024

Vàng có xu hướng hoạt động tốt trong tháng 9 còn vì một số sự kiện quan trọng đẩy tiêu thụ lên cao.

Tại Ấn Độ, các nhà sản xuất đồ trang sức bắt đầu dự trữ vàng trước lễ hội Diwali vào tháng 10 - một trong những lễ hội tôn giáo quan trọng nhất của đất nước. Tháng 9 cũng là tháng bắt đầu của mùa cưới ở nước này.

Các nhà sản xuất vàng cũng dự trữ để đáp ứng cho nhu vầu lễ hội Ramzan ở các nước hồi giáo như Các tiểu vương quốc Ả Rập. Hơn nữa, nhu cầu vàng ở Trung Quốc có xu hướng tăng trong những tháng sau ngày 1/10 cho đến Tết âm lịch trong tháng 1 hoặc tháng 2.

Trong năm nay, nhiều nhà phân tích hy vọng mức 2.000 USD sẽ được thị trường vàng chinh phục vì nợ công nghiêm trọng ở châu Âu, kinh tế Mỹ suy yếu, mùa lễ hội ở Ấn Độ và đặc biệt là hy vọng về gói QE3 trong phiên họp của Ủy ban thị trường mở ngày 20 – 21/9 tới đây.

Ở thị trường trong nước, giá vàng tháng 9 năm ngoái tăng hơn 7,7% và đạt mức cao nhất cho đến thời điểm đó là 31 triệu đồng/lượng, đồng thời thiết lập mặt bằng mới cho giá vàng.

Từ năm 1993 đến năm 1996, giá vàng tăng 15,3%, trong khi giá USD chỉ tăng 2,6%. Từ năm 1997 đến năm 2000, giá vàng giảm 5,8%, trong khi giá USD tăng 30,8%. Từ năm 2001 đến năm 2004, giá vàng tăng 77,3%, trong khi giá USD chỉ tăng 8,7%.

Liệu xu hướng biến động giá vàng và USD từ năm 2005 có bắt đầu bước vào chu kỳ mới - chu kỳ giá vàng giảm hoặc tăng thấp, còn giá USD tăng hoặc tăng cao? Trên thực tế, trong bốn tháng đầu năm 2005, giá vàng giảm 2,7%, còn giá USD tăng 0,2%. Diễn biến này trùng hợp với sự xuất hiện các yếu tố làm cho giá vàng giảm và USD tăng. Các yếu tố tác động bao gồm cả trong và ngoài nước.

Ở ngoài nước, trước hết là từ Mỹ. Suốt thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Mỹ đã thực thi chính sách tiền tệ “hy sinh mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho mục tiêu kiềm chế lạm phát”, với giải pháp quan trọng là duy trì lãi suất USD ở mức cao. Sau 10 năm thực hiện chính sách này, lại thêm vụ khủng bố ngày 11-9-2001 đã làm cho kinh tế Mỹ bước vào suy thoái. Đứng trước tình hình này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chuyển sang thực thi chính sách “hy sinh mục tiêu kiềm chế lạm phát cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế” với giải pháp khá mạnh là chỉ trong hơn một năm đã 12 lần liên tục cắt giảm lãi suất từ 6,75% xuống còn 1%.

Kết quả là tăng trưởng kinh tế Mỹ phục hồi khá vững chắc, song lạm phát xuất hiện và có xu hướng gia tăng. Đối với FED, lạm phát là vấn đề rất hệ trọng, nên đã chuyển sang thực thi chính sách “hy sinh mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho mục tiêu kiềm chế lạm phát” cũng với biện pháp quan trọng của chính sách tiền tệ, đó là từ tháng 7/2004, đã bảy lần liên tục nâng lãi suất từ 1% lên 2,75%, mỗi lần tăng 0,25%.

Các chuyên gia dự đoán, tới đây, FED sẽ còn nâng lãi suất lên nữa với thời gian cách nhau ngắn hơn và với mức tăng nhiều hơn, cho đến khi nào đạt mức hơn 4,5%, thậm chí hơn 5% mới dừng.

Ở trong nước, khi FED nâng lãi suất, các ngân hàng thương mại cũng tăng lãi suất huy động bằng USD, chỉ khác là tăng ngay hay sau đó ít ngày, thậm chí còn dự đoán để tăng trước. Động thái này nhằm chống việc “chảy máu” USD khỏi ngân hàng của mình, thậm chí còn làm xuất hiện hiện tượng chuyển đổi từ gửi tiết kiệm bằng VND sang gửi tiết kiệm bằng USD để đề phòng tỷ giá VND/USD tăng. Những người khi giá vàng cao đã tích trữ vàng thì nay lại bán vàng để mua USD gửi tiết kiệm để đề phòng tỷ giá VND/USD tăng. Giá USD cũng vì thế mà tăng lên theo và giá USD ngoài thị trường tự do đã cao hơn trong ngân hàng tới hơn 50 đồng/USD.

Giá vàng giảm là xu hướng xét trong trung, dài hạn, nhưng trong ngắn hạn vẫn có lúc tăng, lúc giảm theo hình răng cưa, chỉ có điều là theo hướng cưa chúc xuống. Giá USD cả trong dài hạn cũng như ngắn hạn đều tăng lên. Tuy nhiên, sẽ không có sự đột biến hay “sốt” giá USD bởi:

Thứ nhất, giá USD trong nhiều tháng liền bị giảm giá trên thị trường thế giới so với các đồng tiền chủ chốt khác như euro, Yên Nhật Bản, Bảng Anh ..., nhưng ở Việt Nam USD vẫn lên giá so với VNĐ. Thứ hai, tình trạng USD hoá ở Việt Nam khá cao. Thứ ba, nguồn cung USD ở Việt Nam khá dồi dào, ngay cả vào lúc này cũng như trong thời gian tới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng bắt đầu gia tăng cả về số vốn đăng ký, cả về số vốn thực hiện. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cũng khá hơn cả về số vốn cam kết, ký kết và giải ngân. Nguồn kiều hối đã đạt mức kỷ lục hơn ba tỷ USD, dù ngay cả khi Việt kiều ở hải ngoại đã bước sang thế hệ thứ hai, thứ ba. Lượng ngoại tệ thu được từ khách quốc tế đến Việt Nam năm 2004 đạt khoảng hai tỷ USD và đang có xu hướng tăng, do lượng khách tăng và mức chi tiêu của khách tăng. Lượng ngoại tệ do 400.000 lao động ở nước ngoài gửi về năm 2004 đã lên đến 1,5 tỷ USD. Đó là chưa kể tới lượng ngoại tệ dự trữ của nước ta đã cao hơn rất nhiều, không chỉ còn bằng dưới 10 tuần nhập khẩu như cách đây mấy năm.