Giải chấp margin là gì

Giải chấp là gì?

01-04-2015

Giải chấp được hiểu là động thái bán ra của nhà đầu tư hoặc công ty chứng khoán (CTCK) nhằm thu hồi tiền, mà tiền này là tiền vay. Từ rất lâu, mỗi khi thị trường giảm mạnh, nghi vấn về áp lực giải chấp lại xuất hiện. Vậy trong những ngày vừa qua, thị trường có gặp lực bán giải chấp hay không

Tag:chung khoan truc tuyen, bang gia truc tuyen, giải chấp là gì, giải chấp chứng khoán

Từ tháng 12/2012 đến đầu tháng 2/2013, thị trường đã tăng rất mạnh cả về điểm số lẫn thanh khoản. Đây chính là cơ hội vàng để sử dụng vốn vay (margin) trong giao dịch. Mà đã có margin, thì phải có giải chấp, vấn đề quan trọng là liệu có thể đo lường được áp lực giải chấp hay không?

Giải chấp margin là gì



Cơ sở xuất hiện?

Khi thị trường hồi phục, thanh khoản gia tăng, có nghĩa là có thêm dòng tiền. Dòng tiền thêm vào sẽ từ 2 nguồn, đầu tiên là của những người án binh bất động, thấy cơ hội nên quay trở lại, kế tiếp là dòng tiền margin. Yếu tố dòng tiền mới, tức là tiền của các nhà đầu tư mới tham gia thị trường cũng có thể xuất hiện, nhưng không dễ dàng gì, vì thị trường giờ đây khó khăn, ẩn chứa nhiều rủi ro cho cả "người cũ" nói chi đến người mới còn non kinh nghiệm.

Thực tế, dòng tiền thêm vào thị trường không chỉ xuất phát từ những nguồn tiền mới, mà còn đi từ cổ phiếu. Những dịch vụ triển khai bán khống "chui", cho mượn cổ phiếu để bán ra thị trường, kẻ bán có người mua, sẽ giúp gia tăng thanh khoản.

Thị trường tăng càng "gắt", càng mạnh, nghĩa là cơ hội sinh lời sẽ đến rất nhanh, nếu sử dụng margin, gia tăng đòn bẩy tài chính thì tỷ suất sinh lời sẽ càng lớn. Cơ hội kiếm tiền trên thị trường ngày càng hiếm, nên khi xuất hiện cơ hội, mọi người phải tranh thủ.

Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cũng rất tích cực đẩy các dịch vụ cấp margin, để có thêm nguồn thu từ phí giao dịch. Phí giao dịch vốn dĩ đã được hạ đến mức rất thấp, lại phải chi trả cho một loạt chi phí từ hoa hồng, chi phí hoạt động nên nguồn thu phải từ các dịch vụ tài chính. Từ những phân tích này, có thể thấy rằng khả năng dòng tiền từ margin đổ vào thị trường trong thời gian qua là không nhỏ và tương ứng với đó, thị trường sẽ phải chịu áp lực giải chấp.

Chủ động hay bị động?

Đã rất nhiều lần, thị trường giảm mạnh hơn cả sự bi quan, khiến cho nhiều người choáng váng mà nguyên nhân được nhìn nhận là từ áp lực giải chấp. Câu hỏi lần này là liệu lịch sử có lặp lại hay không? CTCK và nhà đầu tư, sau nhiều lần thất điên bát đảo, rơi vào thế bị động, liệu đã rút ra được kinh nghiệm gì?

Có 2 vấn đề cần phải mổ xẻ ở đây:

Thứ nhất: Các CTCK giờ đây cũng không còn nhiều vốn để cung ứng cho khách hàng một cách bừa bãi nữa. Vốn của nhiều CTCK cũng là đi vay từ ngân hàng và ngân hàng giờ đây cũng cẩn trọng trong việc cho vay. Như vậy, sự thận trọng sẽ được đặt lên cao độ nên rủi ro cũng sẽ giảm xuống. Tự bản thân của nhà đầu tư giờ đây cũng ý thức được thị trường ngày một khó chơi hơn, nên cũng ưu tiên chọn sự an toàn. Những đội lái, đội làm giá cổ phiếu, có thể nói là thành phần sử dụng đòn bẩy "bốc" nhất, giờ đây cũng không còn đông mà mạnh như trước nữa, nên nhu cầu cũng bị giảm thiểu.

Thứ hai: Thời gian qua, cơ quan quản lý thị trường cũng đã tỏ ra mạnh tay với việc các CTCK cấp margin theo kiểu lách luật cho nhà đầu tư. Vì vậy, dù có muốn chiều khách hàng, thì CTCK vẫn phải dè chừng.

Đó là 2 cơ sở để có thể thấy rằng áp lực giải chấp của thị trường trong thời gian qua, ít nhiều vẫn được "căn chỉnh" theo hướng thận trọng hơn. Tuy nhiên, điều đó cũng chưa đủ để nói rằng thị trường sẽ không chịu ảnh hưởng nào từ áp lực giải chấp vì ở đây, dù không tác động trực tiếp vẫn có thể tác động gián tiếp.

Như đã nói ở trên, hoạt động CTCK cấp margin và nhà đầu tư sử dụng margin giờ đây đề cao sự thận trọng. Chính vì vậy, khi thị trường xuất hiện tin xấu, hoặc đơn giản là nhiều người nhìn nhận sẽ khó tăng mạnh nữa, lực giải chấp có thể xuất hiện để thu hồi vốn về. Cũng vì đề cao sự thận trọng, nên lực giải chấp có thể xuất hiện mạnh, với ý định theo kiểu làm một lần cho xong.

Có thể trong thực tế, thị trường chỉ cần 1 hoặc vài phiên để kết thúc giải chấp, tuy nhiên khi nhà đầu tư chứng kiến lực bán ra, kèm theo những nhận định "giải chấp" nhưng khó đo lường chính xác, cũng bị dao động tâm lý. Lúc này, có thể chính những người giữ cổ phiếu bằng vốn tự có cũng xả hàng.

Đây là tác động gián tiếp. Tuy nhiên, nếu trường hợp này xảy ra thì thị trường cũng sẽ sớm cân bằng trở lại, vì bán ra thái quá khi không có thông tin xấu, hoặc chỉ do dao động tâm lý sẽ khó kéo dài được lâu.

Nguồn:xaluan.com