Giai thích vì sao khi trồng rau không nên gieo hạt quá dày

Trồng rau sạch trở thành nhu cầu của nhiều người, nhiều nhà để có được nguồn thực phẩm an toàn, sạch sẽ sử dụng. Tự trồng rau bằng thùng xốp là giải pháp được nhiều nhà cân nhắc lựa chọn, thích hợp với nhiều gia đình ngay cả khi không có quá nhiều không gian như ở thành phố. Tìm hiểu để biết kỹ thuật và cách trồng rau sạch tại nhà, áp dụng hiệu quả để có thêm nguồn thực phẩm an toàn cho cả gia đình sử dụng.

Chuẩn bị để trồng rau sạch tại nhà

Giai thích vì sao khi trồng rau không nên gieo hạt quá dày

Để quá trình trồng rau ngay tại nhà diễn ra thuận lợi thì tìm hiểu, có cách thực hiện chuẩn xác và phù hợp là yêu cầu cơ bản cần đảm bảo. Lúc đó có thể trồng ra những khóm rau tươi ngon, sạch sẽ ngay tại nhà là điều mà chúng ta dễ dàng đạt được. Trong đó, cần chuẩn bị đầy đủ theo các bước là:

Chuẩn bị dụng cụ

Trồng rau sạch tại nhà sử dụng thùng xốp việc chuẩn bị các dụng cụ khá đơn giản có thể dễ tìm kiếm. Trong đó, các vật dụng chính và cơ bản cần chuẩn bị gồm có:

  • Thùng xốp
  • Hạt giống
  • Đất trồng
  • Các loại phân bón hữu cơ
  • Gạch

Đối với thùng xốp sử dụng làm chậu trồng rau cần chú ý khoét các lỗ với nhiệm vụ chính để thoát nước ở dưới đáy đầy đủ. Số lượng lỗ cần khoét thường sẽ khoảng 6 – 8 lỗ cho một chậu. Hãy chú ý rằng tuyệt đối không nên khoét lỗ quá to sẽ khiến tình trạng trôi đất xuất hiện, nhất là khi chúng ta tưới nước.  Nếu là những loại rau không yêu cầu thoát nước tốt thì việc dùng lưới thép, lưới nhựa để bịt các lỗ vừa khoét nên thực hiện. Thoát nước tốt song không khiến đất bị trôi là điều được đảm bảo tốt.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tận dụng các loại chậu, thau, hay rỗ cũ để làm chậu trồng rau khá dễ dàng và tiện lợi. Việc đục lỗ cũng cần thực hiện đầy đủ để việc thoát nước được thực hiện tốt. Song nếu là rổ đã có lỗ thì việc này không cần thực hiện. Tuy nhiên, nên lồng hai rổ lại với nhau khi trồng để tránh tiếp xúc một cách trực tiếp với mặt đất, không có độ thông thoáng cần thiết.

Ngâm và ủ hạt giống

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết thì lúc này tiến hành ngâm và ủ hạt giống. Với những loại hạt giống rau thông dụng như cải, xà lách, hay rau dền,… thường khá dễ nảy mầm. Vì thế, việc tiến hành gieo trực tiếp vào thùng đất mà không cần ủ nước ấm trước đó vẫn có thể nảy mầm và phát triển mạnh mẽ được.

Tuy nhiên, về cơ bản muốn có được hạt giống nảy mầm tốt thỉ ủ và gieo hạt cần thực hiện. Tiến hành ủ cần thực hiện theo đầy đủ các bước cơ bản là:

  • Bước 1: hạt giống cần trống tiến hành ngâm trong nước ấm chuẩn bị với tỉ lệ là 2 phần nước sôi và 3 phần nước lạnh. Quá trình ngâm cần duy trì thời gian từ 2 – 6h tùy thuộc vào độ dày của vỏ loại hạt cần ngâm.
  • Bước 2: hạt giống sau khi ngâm vớt và ủ bằng khăn vải thời gian từ 12 – 48h tùy thuộc vào hạt giống được sử dụng để gieo trồng.
  • Bước 3: khi hạt trong trạng thái mọng nước, bắt đầu nứt vỏ thì lấy ra khỏi khăn, rải đều lên mặt khay. Việc gieo hạt khi thực hiện nên trộn cùng một chút dầu hôi để tránh bị côn trùng làm hư hỏng. Ngoài ra, chú ý không nên để rễ hạt quá dài mới gieo có thể khiến rễ non bị đứt.

Khi tiến hành gieo hạt để trồng rau bằng thùng xốp ngay tại nhà có những lưu ý, yêu cầu riêng cần được tuân thủ. Không gieo quá nhiều hạt giống vào cùng một thùng ảnh hưởng tới độ dày, từ năng suất không được đảm bảo. Đồng thời, cần cân nhắc khi kết hợp các loại rau khác nhau trong cùng một thùng sau cho thích hợp.

Chuẩn bị đất trồng

Giai thích vì sao khi trồng rau không nên gieo hạt quá dày
Chuẩn bị đất trồng phù hợp để trồng rau sạch tại nhà dễ dàng

Đất trồng rau hiện nay vô cùng đa dạng, có nhiều lựa chọn khác nhau mà chúng ta có thể cân nhắc để đưa vào sử dụng sao cho thích hợp nhất. Thông thường, các loại đất sạch được đóng túi chuyên dùng cho trồng rau trong nhà chính là lựa chọn hoàn hảo. Ngoài ra, có thể cân nhắc cách tự làm đất bằng cách sử dụng giá thể như xơ dừa, hay xơ quả có khả năng đảm bảo độ thoát nước tốt, giữ được chất dinh dưỡng cho cây dễ dàng.

Theo như chia  sẻ từ các chuyên gia thì đất sử dụng trồng rau ăn trong nhà nên trộn với một lượng phân bón từ 10 – 30% là vừa đủ, đảm bảo có thể cung cấp dưỡng chất cho rau tốt nhất. Trồng rau phát triển nhanh chóng, xanh tươi mơn mởn đều được đảm bảo tốt nhất.

Cách chăm sóc khi trồng rau sạch

Chuẩn bị đầy đủ, tiến hành trồng rau đúng cách giúp chúng ta có thể có được những thùng rau xanh sạch sẽ, tươi ngon cho bữa ăn gia đình. Có kỹ thuật trồng đúng cách, đồng thời chăm sóc phù hợp thì nhanh chóng có rau xanh sử dụng là điều được đảm bảo tốt. Việc chăm sóc có nhiều vấn đề cần được lưu ý. Cụ thể là:

Tưới nước

Khi trồng rau tại nhà bằng thùng xốp có nhiều vấn đề cần chú ý. Tưới nước và kiểm tra độ ẩm của đất là yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo. Có thể kiểm tra và tưới nước định kỳ, không để rau trong tình trạng thiếu nước hay bị úng mới tạo điều kiện cho chúng có thể phát triển tốt nhất.

Việc tươi nước cho rau cần có sự cân đối một cách hài hòa trong từng thời điểm, dựa vào thời tiết cụ thể. Đó là:

  • Nếu thời tiết nắng nóng thì tưới nước cho rau 2 lần mỗi ngày vào thời điểm sáng sớm và chiều tối mát mẻ.
  • Đối với thời tiết mùa mưa thì tùy vào nhiệt độ thực tế có thể tưới sao cho thích hợp. Không nên tưới lượng nước quá nhiều có thể khiến cây bị còi cọc, không thể phát triển tốt được.
  • Thời tiết mùa đông nên tưới nước cho rau với mật độ khoảng 1 – 2 ngày một lần. Song khi thời tiết vào chính hè thì mật độ cần tăng cường là 2 – 3 lần/ ngày đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây phát triển tốt nhất.

Ngoài ra, việc tưới nước hàng ngày cho cây cần dựa vào trạng thái thực tế của chúng. Rau khi còn nhỏ cần chú ý che chắn, tránh ánh nắng và nước úng cẩn thận. Đồng thời, chúng ta có thể cân nhắc sử dụng một số loại như nước vo gạo, bã chè, nước rửa rau, bã cà phê,… để tươi và duy trì độ ẩm, cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.

Bón phân cho cây rau tại nhà

Bón lót

Bón trước khi gieo/trồng, vào lần làm đất cuối cùng. Bón phân Organic 1 hoặc phân 4-3-3 với lượng 50-70 kg/1000m2/lần, trộn đều phân vào đất để hạn chế sự thất thoát của phân, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cần khi cây bắt đầu giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.

Bón thúc

1. Đối với cây rau lấy lá có thời gian sinh trưởng: 35–45 ngày (Cải bẹ xanh, cải ngọt, rau xà lách, …)

Chia làm 2 đợt để bón.

  • Đợt 1: Sau trồng 7 – 10 ngày, liệu lượng bón 10 – 15 gr/m2 (tương đương 10 – 15kg/100m2/lần).
  • Đợt 2: Sau trồng 12 – 15 ngày, liều lượng bón 15 – 20 gr/m2 (tương đương 15 – 20kg/100m2/lần).

2. Đối với cây rau có thời gian sinh trưởng: 90 – 100 ngày (Cải bắp, su hào, súp lơ, …)

Chia làm 3 lần bón:

  • Đợt 1: Sau khi cấy được 7 ngày, liều lượng bón 7 – 10 gr/m2 (tương đương 7 – 10kg/100m2/lần).
  • Đợt 2: Sau 45 – 55 ngày sau trồng, liều lượng bón 7 – 10 gr/m2 (tương đương 7- 10kg/100m2/lần).
  • Đợt 3: Sau bón thúc đợt 2 được 15 ngày (60 – 70 ngày), liều lượng bón 7 – 10 gr/m2 (tương đương 7-10kg/100m2/lần).

3. Đối với cây rau lấy củ và quả: Cây lấy củ (khoai tây, cà rốt, cải củ, củ dền, ….), Cây lấy quả (Cà chua, cà tím, bầu, bí, dưa leo)

Bón lót: Bón trước khi gieo trồng 1 – 2 ngày vào rảnh hoặc hốc, đảo đều và lấp kín đất.

Bón thúc: Chia 4 lần bón

  • Đợt 1: Sau trồng 7 ngày, với liều lượng 7 – 10 gr/m2 (tương đương 7-10kg/100m2/lần).
  • Đợt 2: Sau trồng 20 – 25 ngày (cây chuẩn bị ra hoa) với liều lượng 7 – 10 gr/m2 (tương đương 7-10kg/100m2/lần).
  • Đợt 3: Sau trồng 30 – 35 ngày (cây ra hoa rộ) với liều lượng 7 – 10 gr/m2(tương đương 7-10kg/100m2/lần).
  • Đợt 4: Khi cây bắt đầu hình thành củ (đối với cây lấy củ) hay thu hoạch quả đợt 1 (đối với cây lấy quả) bón với liều lượng 10 – 12 gr/m2(tương đương 10-12kg/100m2/lần).

Tỉa thưa và sang khay

Giai thích vì sao khi trồng rau không nên gieo hạt quá dày
Chú ý tới mật độ để tỉa thưa và chuyển khay phù hợp

Khi trồng rau trong thùng xốp tại nhà cần chú ý tới mật độ của rau trong từng thùng. Việc tỉa thưa, hay chuyển khay cần được chú ý thực hiện. Đối với những khay trồng quá dày việc tỉa thưa cần được tiến hành đầy đủ mới tránh được những ảnh hưởng tiêu cực, ảnh hưởng tới chính quá trình lớn lên của từng cây. Lúc đó, việc có thể duy trì được điều kiện sống tốt nhất cho rau trồng là điều được đảm bảo.

Trồng rau sạch tại nhà khi có thể tỉa thưa, chuyển khay với mật độ phù hợp sẽ giúp rau lớn nhanh, đồng thời cũng tránh được sâu bệnh tốt hơn. Tạo không gian vừa đủ, cung cấp dinh dưỡng cần thiết mới giúp rau lớn nhanh, rút ngắn đi thời gian thu hoạch. Không nên quá tham lam mà trồng với mật độ quá dày. Cân đối ở mật độ để trồng rau sạch tại nhà diễn ra thuận lợi, có được hiệu quả cao như mong muốn.

Ánh sáng

Chăm sóc rau trong quá trình chúng phát triển có nhiều vấn đề cần chú ý . Trong đó, quan tâm tới ánh sáng cung cấp cho cây cũng là tiêu chuẩn cơ bản cần được đảm bảo. Ánh sáng thích hợp, vừa phải mới tạo điều kiện cho rau có thể phát triển và lớn lên khỏe mạnh, xanh tốt như chúng ta mong muốn.

Thường thì rau cần có nguồn ánh sáng khá lớn, có nắng mới phát triển tốt được. Tuy nhiên, cần bao nhiêu ánh sáng cho rau cần dựa vào thời điểm gieo trồng. Trong đó, với những cây non thì việc để ở nơi có quá nhiều ánh sáng, nhận ánh nắng trực tiếp từ mặt trời vô tình gây ra những tác động ngược lại. Nó có thể khiến cây không thể phát triển tốt được như mong muốn.

Không những vậy, thông thường khi trồng rau tại nhà nên tránh ánh nắng buổi chiều. Nắng vào thời điểm này không được đánh giá cao, không tốt bằng ánh nắng vào sáng sớm. Chính vì vậy, cân đối sắp xếp vị trí đặt thùng trồng rau tại nhà vô cùng quan trọng. Đón được ánh nắng buổi sáng, tránh được ánh nắng buổi chiều tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh và tươi tốt nhất có thể. Một vị trí giúp rau đón được nắng, đón được gió thích hợp đảm bảo giúp chúng có được giá trị dinh dưỡng, có được điều kiện để lớn lên nhanh chóng.

Trồng rau sạch ngay tại nhà trở thành giải pháp để có được rau xanh cho cả gia đình sử dụng mà nhiều người lựa chọn. Tìm hiểu các kỹ thuật và cách trồng rau sạch tại nhà phù hợp để có được rau sạch cho cả gia đình mình. Có được những lưu ý và kỹ thuật phù hợp thì trồng rau xanh diễn ra thuận lợi. Nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình, cho những người thân yêu trở nên đơn giản hơn rất nhiều.