Giãn dây chằng đầu gối nên uống thuốc gì

Dây chằng đầu gối gồm những dải dây ngắn, dai, là những mô sợi cứng liên kết và cố định các xương, giúp các khớp chuyển động linh hoạt, ổn định. Chấn thương dây chằng đầu gối rất thường gặp ở những người chơi thể thao hoặc lao động chân tay nặng, gây ra những cơn đau nhức, sưng đỏ vùng xung quanh làm hạn chế vận động.

1. Tìm hiểu về các loại chấn thương dây chằng đầu gối

Tùy theo mức độ tổn thương từ nhẹ đến nặng, nghĩa là dây chằng đầu gối bị tổn thương một phần hoặc đứt 1 phần, đứt hoàn toàn mà triệu chứng và ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh sẽ khác nhau.

Chấn thương dây chằng đầu gối là một trong các loại chấn thương thường gặp

Nếu chỉ tổn thương nhẹ dây chằng đầu gối, người bệnh chỉ bị đau nhức, sưng vùng đầu gối không kéo dài và sẽ dần tự khỏi. Tuy nhiên, nếu đứt dây chằng đầu gối thì bắt buộc phải điều trị, nối lại dây chằng để đảm bảo hoạt động của các xương.

Các loại chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp có thể kể đến như:

1.1. Chấn thương dây chằng chéo trước

Loại chấn thương này xảy ra khi người bệnh bị trẹo đầu gối do dừng lại đột ngột, chuyển hướng quá nhanh, va chạm với lực mạnh hoặc tiếp đất không tốt sau khi nhảy. Trong tai nạn hàng ngày hoặc tai nạn giao thông, chấn thương dây chằng chéo trước khá thường gặp, kể cả các vận động viên luyện tập bài bản.

Có thể nhận biết chấn thương dây chằng đầu gối với triệu chứng như sau:

  • Tiếng kêu “rắc” phát ra từ vùng đầu gối khi bị chấn thương, ngay sau đó bạn cảm thấy vùng khớp đầu gối trở nên lỏng lẻo.

  • Sưng đau nghiêm trọng ở đầu gối, đặc biệt vùng gối trước trong vòng 24 giờ và kéo dài một thời gian.

  • Hạn chế vận động khớp gối.

  • Nghiêm trọng hơn thì chấn thương dây chằng đầu gối có thể dẫn đến teo cơ, yếu khớp gối.

Chấn thương dây chằng chéo sau khá nghiêm trọng, gây khó khăn trong di chuyển

1.2. Chấn thương dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau đầu gối ít bị tổn thương hơn do dày và mạnh hơn, tuy nhiên nếu chấn thương xảy ra sẽ gây đau đớn nghiêm trọng và khó hồi phục. Tư thế có thể gây ra chấn thương loại này là lực tác động mạnh khiến cơ thể dồn lực lớn lên đầu gối dẫn đến quá tải và ngã khuỵu.

Chấn thương dây chằng chéo sau có thể chỉ khởi phát cấp tính, đột ngột nhưng nếu không nghỉ ngơi, điều trị tốt có thể gây đau mạn tính trong thời gian dài.

Những triệu chứng cho thấy dây chằng chéo sau của bạn đã bị chấn thương là:

  • Sưng đầu gối sau khoảng vài giờ kể từ khi chấn thương, ngay sau chấn thương thấy khớp gối lỏng.

  • Cảm thấy đau dữ dội ở vùng gối, gây khó khăn trong đi lại và kể cả những chuyển động nhẹ tác động đến.

  • Thoái hóa khớp gối khi chấn thương dây chằng chéo sau mãn tính không được điều trị tốt, khiến khớp gối ngày càng sưng phù, suy giảm chức năng.

  • Teo phần đùi và phần trên cẳng chân của bên bị chấn thương dây chằng chéo sau dẫn đến mất đối xứng hai bên đùi.

1.3. Chấn thương dây chằng giữa gối

Chấn thương này thường gặp ở những vận động viên chơi môn thể thao hay va chạm như: bóng chuyền, bóng đá,… Dây chằng giữa gối khá ít khi bị rách, trừ khi tác động mạnh trực tiếp lên mặt ngoài khớp gối, khiến khớp mở ra quá mức.

Chấn thương dây chằng giữa gối thường gặp do va chạm trong thể thao

Khi chấn thương gây giãn hoặc đứt dây chằng giữa gối, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

  • Khớp lỏng lẻo, bên trong khớp gối thấy có tiếng lạo xạo mỗi khi chuyển động.

  • Khó khăn trong đi lại, cảm thấy kẹt khớp và đau nghiêm trọng.

  • Bầm tím ở khớp gối, kèm theo sưng đỏ. Kéo theo đó là những cơn đau âm ỉ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và sinh hoạt vận động của người bệnh.

1.4. Chấn thương dây chằng bên ngoài

Dây chằng bên ngoài đầu gối có thể bị chấn thương nếu gặp lực ép lên đầu gối từ trong ra ngoài, trong các chấn thương do tai nạn giao thông hoặc va chạm thể thao. Chấn thương dây chằng bên ngoài khá ít gặp, tuy nhiên bệnh phức tạp và rất khó điều trị.

Triệu chứng nếu người bệnh gặp phải chấn thương này là khớp gối lỏng lẻo mất sự ổn định, sưng, đau khớp gối nhiều, căng cơ, khó khăn trong di chuyển,…

Nhận biết dây chằng đầu gối bị chấn thương và chấn thương ở mức độ nào là rất quan trọng để chủ động điều trị phục hồi. Không nên chủ quan bởi nếu chấn thương nặng gây đứt dây chằng đầu gối, người bệnh có thể mất khả năng vận động khớp gối sau này, teo chân,…

Cần điều trị chấn thương dây chằng đầu gối càng sớm càng tốt

2. Điều trị chấn thương dây chằng đầu gối như thế nào?

Nếu chấn thương dây chằng đầu gối nhẹ, chỉ giãn và sưng đau thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu là chấn thương nặng, đặc biệt bị đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng đầu gối thì bắt buộc cần đi khám và điều trị phục hồi càng sớm càng tốt.

Nếu thấy cơn đau do chấn thương dây chằng đầu gối không quá nghiêm trọng, vẫn có thể di chuyển được thì hãy chăm sóc đúng cách như sau để khớp gối nhanh lành:

2.1. Chườm lạnh

Cần chườm lạnh lên vùng đầu gối từ 20 - 30 phút, thực hiện mỗi 3 - 4 giờ một lần để giảm sưng đau khớp gối. Sau 2 - 3 ngày chườm lạnh, sưng khớp gối sẽ giảm và dần dần người bệnh có thể đi lại bình thường.

2.2. Nghỉ ngơi

Khi đã bị chấn thương, bạn không nên quá cố di chuyển mà nên dành thời gian nghỉ ngơi, giảm tác động lên đầu gối để giảm đau, phục hồi tổn thương.

2.3. Nâng cao đầu gối khi nằm

Khi nằm hoặc ngồi, để giảm đau, giảm áp lực cho đầu gối, bạn có thể kê chiếc gối nhỏ phía dưới.

2.4. Mang nẹp đầu gối

Việc đứt dây chằng đầu gối sẽ khiến khớp gối bị lỏng lẻo do mỗi dây chằng khớp gối đều có vai trò quan trọng giữ ổn định các xương. Vì thế, nếu vận động khó khăn, hỗ trợ giảm tác động xấu đến dây chằng, bạn có thể mang nẹp cố định đầu gối.

Mang nẹp đầu gối giúp giảm đau, tăng tốc độ phục hồi do chấn thương dây chằng đầu gối

2.5. Uống thuốc giảm đau, chống viêm

Dùng thuốc giảm đau trong chấn thương dây chằng đầu gối có thể là cần thiết, tuy nhiên nên dùng dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Nếu cơn đau nghiêm trọng và chấn thương nặng, dùng thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh hiểu nhầm về trạng thái bệnh.

Như vậy, khi bị chấn thương dây chằng đầu gối kéo dài, đau đớn nghiêm trọng, người bệnh nên chủ động đi khám chuyên khoa để chẩn đoán mức độ tổn thương, từ đó có thể điều trị hiệu quả.

Nếu cần hỗ trợ thêm về chăm sóc điều trị chấn thương dây chằng đầu gối, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Trong các chấn thương gối thường gặp thì giãn dây chằng rất phổ biến. Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về:”Giãn dây chằng đầu gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán“. Hãy tiếp tục cùng tìm hiểu về cách điều trị trong bài viết dưới đây.

1. Điều trị giãn dây chằng đầu gối

Có nhiều phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ lựa chọn phụ thuộc vào mức độ nặng của chấn thương và phần bị tổn thương của gối.

1.1. Thuốc giảm đau

Bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng thuốc giảm đau, có thể là các thuốc giảm đau không cần kê toa như acetaminophen. Nếu triệu chứng đau không giảm, các thuốc giảm đau mạnh hơn sẽ được cân nhắc lựa chọn.

1.2. Nghỉ ngơi

Bệnh nhân cần tránh các hoạt động làm căng giãn thêm khớp gối, điều này làm tăng nguy cơ tổn thương thêm gối. Kể cả tập luyện thể thao.

Trong khi ngồi hoặc nằm nghỉ, chân cần được kê cao để tránh hiện tượng sưng nề.

1.3. Chườm đá

Chườm đá để giảm cơn đau giãn dây chằng đầu gối (Nguồn ảnh: Internet)

Các túi đá chườm lên đầu gối khoảng 20 phút cách nhau vài giờ có tác dụng giảm bớt sưng nề (tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện đặc biệt nếu bạn có mắc bệnh đái tháo đường). Đá lạnh sẽ giúp giảm bớt đau và cầm máu tốt hơn bên trong khớp gối.

1.4. Băng ép

Băng ép cũng có tác dụng giúp giảm sưng nề

Băng ép cũng có tác dụng giúp giảm sưng nề. Tuy nhiên cần tránh băng ép quá chặt bởi điều đó làm giảm lượng máu cung cấp cho gối quá mức.

Trong lúc băng ép nếu đau tăng hơn, tê bì hoặc sưng nề phía dưới băng nên nới lỏng băng ngay.

1.5. Bất động

Bác sĩ có thể dùng các nẹp để cố định khớp gối giúp các tổn thương hồi phục tốt hơn. Việc bất động giúp các tổn thương dây chằng có thời gian để hồi phục và tránh bị co giãn thêm.

1.6. Tập vật lý trị liệu để điều trị giãn dây chằng đầu gối

Các bác sĩ hoặc chuyên gia có thể gợi ý cho bạn những bài tập phù hợp với mức độ tổn thương và giai đoạn hồi phục của từng bệnh nhân.

Các bài tập có thể tham khảo như:

1.6.1. Gấp bàn chân

Tập gấp bàn chân để trị giãn dây chằng đầu gối (Nguồn ảnh: Internet)
  • Đặt một chiếc gối mềm kê dưới gối;
  • Gấp mặt lưng bàn chân và các ngón chân tối đa kèm với duỗi gối đè xuống gối;
  • Giữ nguyên trong 10s;
  • Lặp lại tối đa 20 lần.

1.6.2. Nhón gót

Tập nhón gót để trị giãn dây chằng đầu gối (Nguồn ảnh: Internet)
  • Nằm ngửa;
  • Gập đầu gối;
  • Chống gót chân xuống đất và nhón chân lên;
  • Giữ trong 10 giây;
  • Lặp lại tối đa 20 lần.

1.6.3. Nâng chân

Tập nâng chân để trị giãn dây chằng đầu gối (Nguồn ảnh: Internet)
  • Duỗi chân;
  • Nâng cả chân lên cùng lúc;
  • Nâng lên độ cao khoảng 40cm sau đó hạ xuống từ từ;
  • Thư giãn cơ và lặp lại động tác;
  • Tối đa 20 lần.

1.6.4. Ngồi nâng gối

Tập ngồi nâng gối để trị giãn dây chằng đầu gối (Nguồn ảnh: Internet)
  • Ngồi thẳng lưng trên ghế;
  • Nâng gối giữ thẳng chân;
  • Gấp lưng bàn chân và các ngón vào thân người;
  • Giữ nguyên tư thế trong 10 giây;
  • Lặp lại động tác tối đa 20 lần.

1.6.5. Nhón chân

Tập nhón chân để trị giãn dây chằng đầu gối (Nguồn ảnh: Internet)
  • Đứng tựa tay vào ghế hoặc bàn;
  • Nhón chân đứng bằng ngón chân;
  • Giữ nguyên trong vòng 2-3 giây;
  • Lặp lại tối đa 25 lần.

1.7. Phẫu thuật

Nếu dây chằng bị căng giãn quá mức gây đứt thì có thể cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật thường thực hiện với mục tiêu loại bỏ phần bị đứt của dây chằng, thay thế bằng một mảnh gân khác khỏe mạnh.

Để thực hiện được mục tiêu trên, phẫu thuật viên sẽ rạch da đường nhỏ, qua đó khoan những lỗ nhỏ ở bắp chân và xương đùi để tiếp cận được vùng cần can thiệp.

Thường mất vài tuần đến vài tháng để bệnh nhân quay trở lại được với các hoạt động thường nhật. Tiếp đó bệnh nhân cần phải tiếp tục được tập vật lý trị liệu để hồi phục tối đa phạm vi vận động của gối.

1.8. Thời gian hồi phục giãn dây chằng đầu gối

Tình trạng này được xem là hồi phục khi hết đau, không còn sưng nề và cử động của gối được bình thường.

Thường các tổn thương dây chằng độ 1 và 2 sẽ hồi phục vào 2 đến 4 tuần sau tổn thương. Ở những bệnh nhân cần phải phẫu thuật lại cần đến 4 đến 6 tháng để hồi phục.

Khoảng 80 đến 90% bệnh nhân có tổn thương dây chằng chéo trước và 80 % bệnh nhân tổn thương dây chằng chéo sau sẽ cảm thấy gối được hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân có thể diễn tiến hồi phục không thuận lợi, gây ra các viêm khớp gối sau đó.

2. Tóm lại

Bởi vì gối là vị trí chống đỡ cân nặng của cả thân trên và chịu trách nhiệm để cơ thể đi lại, chạy nhảy. Do đó hãy chắc rằng bạn đã có những biện pháp bảo vệ gối và phòng tránh giãn dây chằng khi tham gia các hoạt động thể thao hay các hoạt động có nguy cơ tổn thương gối cao. Khi xảy ra tổn thương hãy đến khám tại các cơ sở y tế sớm.

Trong khi hầu hết các tổn thương dây chằng ở gối sẽ hồi phục không cần phải phẫu thuật , sự hồi phục bao gồm cả khôi phục lại các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên cũng có những trường hợp diễn tiến thành những tổn thương kéo dài.

Tập vật lý trị liệu cho thấy vai trò quan trọng trong việc hồi phục lại các chức năng của gối tổn thương.

Trên đây là những thông tin cơ bản về giãn dây chằng khớp gối. Hy vọng cung cấp được những thông tin bước đầu giúp người đọc dễ dàng tiếp tục tìm hiểu thêm về loại tổn thương thường gặp này.

Video liên quan

Chủ đề