Giáo an so sánh chiều cao của 2 đối tượng chủ de nghe nghiệp

Giáo án mầm non so sánh chiều cao 2 đối tượng - Lớp chồi 4-5 tuổi

Giáo an so sánh chiều cao của 2 đối tượng chủ de nghe nghiệp
Người đăng : Hải Đắc
Chuyên mục : Giáo án
Cập nhật : 16 giờ trước
Lượt xem : 47960343
Đánh giá :
(5) với 712 người
Tải xuống

Hôm nay, Hanyny chia sẻ với các Cô giáo án mầm non so sánh chiều cao 2 đối tượng. Giáo án mang đến cái nhìn mới mẻ cho các bé về thế giới xung quanh.

Hôm nay, Hanyny chia sẻ với các Cô giáo ánmầm non so sánh chiều cao 2 đối tượng. Giáo án mang đến cái nhìn mới mẻ cho các bé về thế giới xung quanh.

Giáo án so sánh 2 đối tượng sẽ tạo cho bé các góc nhìn khác về sự vật xung quanh. Bé sẽ tò mò hơn và luôn luôn so sánh mọi thứ với nhau để có thể tìm ra vật, đồ vật cao nhất. Khi về nhà sau bài học, bé cũng có thể sẽ so sánh cách thành viên trong gia đình để tìm ra người cao nhất nhà. Các Cô cũng có thể dạy bé về chủ đề gia đình qua giáo án chủ đề gia đình đang được đăng tải ở Hanyny.

Giáo án mầm non chủ đề: Nghề nghiệp, Dạy bài: So sánh chiều dài 2 đối tượng mới nhất 2020

Mục lục

  • I.Mục đích yêu cầu giáo án mầm non chủ đề: Nghề nghiệp, Dạy bài: So sánh chiều dài 2 đối tượng mới nhất 2020.
    • 1.Kiến thức:
    • 2.Kĩ năng:
    • 3.Thái độ:
  • II.Chuẩn bị giáo án mầm non chủ đề: Nghề nghiệp, Dạy bài: So sánh chiều dài 2 đối tượng mới nhất 2020.
    • *Đồ dùng của cô:
    • *Đồ dùng của trẻ:
  • Tải Xuống

GIÁO ÁN

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức.

Tên bài dạy : So sánh chiều dài 2 đối tượng .

Chủ đề : Nghề nghiệp .

Đối tượng : 4 – 5 tuổi .

Thời gian : 25 – 30 phút .

Giáo án: So sánh chiều cao của hai đối tượng, nói đúng từ cao hơn-thấp hơn.

Đọc bài Lưu

GIÁO ÁN

Hoạt động: Làm quen với toán

Đề tài: So sánh chiều cao của hai đối tượng, nói đúng từ cao hơn-thấp hơn.

Chủ đề: Thế giới thực vật – Tết, mùa xuân

Loại tiết: Cung cấp kiến thức

Đối tượng: 3-4 tuổi

Thời gian: 20-25 phút

Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Hà

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nét về chiều cao của 2 đối tượng, nói đúng từ cao hơn- thấp hơn.

- Củng cố nhận biết, gọi tên một số cây hoa quen thuộc

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng so sánh bằng thị giác để nhận biết sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng.

- Phát triển óc quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Trẻ phát triển khả năng diễn đạt đúng các từ cao hơn, thấp hơn.

3. Thái độ

- Trẻ nhanh nhẹn, tích cực trong hoạt động.

- Trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây.

II. CHUẨN BỊ

1. Địa điểm: Trong lớp

2. Đồ dùng của cô:

- Giáo án đầy đủ

- Loa, nhạc bài Bong bóng bay, Màu hoa

- Một chùm bóng bay, que chỉ, bảng con

- Rổ đựng cây hoa cúc vàng, cây hoa hồng đỏ

3. Đồ dùng của trẻ

- Thảm (xốp ngồi cho trẻ)

- Mỗi trẻ 1 cây hoa hồng đỏ thấp, 1 cây hoa cúc vàng cao, que chỉ, rổ đựng,

- Mỗi trẻ 1mũ hoa hồng hoặc mũ hoa cúc.

- 2 cây cao, 2 cây thấp, hoa, quả, đường hẹp

III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.HĐ1: Gây hứng thú.

- Cô tập trung trẻ giới thiệu khách

- Cô giới thiệu món quà các cô tặng cho trẻ: Chùm bóng bay

- Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài “Bong bóng bay”, thả cho chùm bóng bay lên

2. Hoạt động 2: Bài mới.

* Ôn cao hơn, thấp hơn so với bản thân trẻ:

- Cô mời trẻ lại gần để lấy bóng xuống, ai chạm được tới thì người đó sẽ được lấy về.

- Cô với thử. Hỏi trẻ tại sao cô với được mà các con không với được bóng?

- Cô mời 1 trẻ bất kỳ lên đứng cạnh cô, các bạn khác nhận xét chiều cao của cô và bạn.

- Cô nhận xét và cất bóng bay đi để cuối giờ lại chơi

-Trẻ nhiệt liệt hưởng ứng.

- Trẻ chơi cùng cô.

-Trẻ lắng nghe.

- Trẻ bật nhẩy lên để lấy bóng

-Trẻ trả lời (Vì cô cao, các bạn thấp; Cô lớn, các bạn bé…)

- Trẻ về chỗ ngồi, 2-3 trẻ đứng lên nhận xét chiều cao của cô so với bạn A; tương tự với bạn B (Cô cao hơn bạn A(B); Bạn A (B) thấp hơn cô)

* So sánh chiều cao của 2 đối tượng, nói đúng từ cao hơn-thấp hơn.

- Cô tặng cho mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi.

- Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình “So sánh chiều cao của 2 đối tượng”.

- Hỏi trẻ trong rổ của cô có gì? Hoa màu gì?

- 2 cây hoa của cô có chiều cao như thế nào với nhau?

- Bạn nào giỏi cho cô biết cây hoa nào cao hơn?

- Bạn nào giỏi cho cô biết cây hoa hồng như thế nào?

- Để biết chính xá cây hoa nào cao hơn, cây hoa nào thấp hơn cô sẽ dùng thước để đo nhé.

- Cô dùng 2 tay cầm thước đặt từ ngọn cây hoa hồng sang cây hoa cúc các con quan sát xem cây hoa nào cao hơn cây nào thấp hơn nhé?

- Cô cho trẻ nhắc lại

- À đúng rồi đấy khi cô đặt thước đo cây hoa cúc đã thừa ra 1 đoạn nên cây hoa cúc cao hơn còn cây hoa hồng thiếu 1 đoạn nên cây hoa hồng thấp hơn

- Cô mời cả lớp nói nào?

- Cô đã chuẩn bị cho các bạn những bông hoa rất đẹp trong rổ đấy các con hãy lấy rổ ra phía trước nào

- Bạn nào giỏi cho cô biết 2 cây hoa này của con có chiếu cao như thế nào?

- Cây hoa nào cao hơn (Cây hoa nào thấp hơn) nhỉ? Vì sao con biết?

- Để biết chính xác cây hoa nào cao hơn, cây hoa nào thấp hơn chúng mình hãy dùng thước để đo nào. Con hay cầm thước bằng 2 tay đo từ ngọn cây hoa hồng sang ngọn cây hoa cúc?

- Các con thấy cây hoa nào cao hơn?

- Vì sao?

- Cả lớp nói to nào?

- Các con ạ khi so sánh chiều cao của 2 đối tượng đối tượng nào thừa ra thì sẽ cao hơn đối tượng còn lại sẽ thấp hơn đấy

3. Hoạt động 3: Hoạt động củng cố

- TC1: Ai thông minh hơn

Cách chơi: Cô chuẩn bị cho các con rất nhiều cây cao và thấp cùng với những chiếc chậu cao và thấp nhiện vụ của các con là lấy cây cao trồng vào chậu cao, cây thấp trồng vào chậu thấp

Luật chơi: Bạn nào tìm đúng thì chơi tiếp bạn nào tìm sai phải ra ngoài 1 lượt

-TC2: Tìm hoa và quả cho cây

Cô có 1 cây cao và 1 cây thấp cho mỗi đội

Cách chơi: Cô cho trẻ đi theo đường hẹp lên lấy hoa gắn cho cây thấp, quả gắn cho cây cao mối lượt lên mỗi bạn chỉ được chọn 1 loại hoa hoặc quả để gắn lên cây

Luật chơi: Đội nào gắn đúng nhiều hơn sẽ dành chiến thắng

* Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài học

4. Hoạt động 4: Kết thúc

- Cô và trẻ hát bài “Màu hoa” và ra sân chơi

- Trẻ lấy rổ mang về chỗ ngồi (Để rổ phía sau)

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ trả lời (Có cây hoa cúc màu vàng, cây hoa hồng màu đỏ).

- 2-3 trẻ trả lời (Cây hoa cúc và cây hoa hồng có chiều cao không bằng nhau ạ)

- 2-3 trẻ trả lời (Cây hoa cúc cao hơn ạ)

- 2-3 trẻ trả lời (Cây hoa hồng thấp hơn ạ)

- Vâng ạ

- Trẻ chú ý quan sát trả lời cây hoa cúc cao hơn, cây hoa hồng thấp hơn

- Cả lớp, tổ, cá nhân nhắc lại cây hoa cúc cao hơn, cây hoa hồng thấp hơn

- Cả lớp nói cây hoa cúc cao hơn cây hoa hồng thấp hơn

- Trẻ lấy rổ để phía trước

- 2-3 trẻ trả lời 2 cây hoa có chiếu cao không bằng nhau ạ

- 3-4 trẻ trả lời (Cây hoa cúc cao hơn, cây hoa hồng thấp hơn ạ. Vì con đo)

- Trẻ dùng thước đo

- 2-3 trẻ trả lời Cây hoa cúc cao hơn Vì cây hoa cúc thừa ra 1 đoạn cây hoa hồng thấp hơn vì thiếu 1 đoạn ạ)

- Cả lớp nói, tổ nói, cá nhân nói cây hoa cúc cao hơn cây hoa hồng thấp hơn.(Trẻ vừa nói vừa chỉ vào cây)

- Trẻ chú ý lắng nghe

-Trẻ lắng nghe và chơi theo hướng dẫn của cô.

- Trẻ chơi theo luật.

- Trẻ lắng nghe cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ hát và ra sân chơi.

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

NGƯỜI SOẠN

Nguyễn Thị Hà


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Download Giáo án Toán nhận biết phân biệt chiều cao của 3 đối tượng - Bài giảng làm quen với toán 4 tuổi

Giáo án Toán nhận biết phân biệt chiều cao của 3 đối tượng là một trong những bài giảng LQVT được rất nhiều các giáo viên mầm non quan tâm. Mời các bạn tham khảo và lưu lại ngay mẫu giáo án so sánh chiều cao của 3 đối tượng được sưu tầm và biên soạn kỹ lưỡng dưới đây.

Giáo án Toán nhận biết phân biệt chiều cao của 3 đối tượng là mẫu giáo án mầm non trọng tâm trong chương trình kiến thức cho bé làm quen với toán. Khi soạn thảo giáo án toán 4 so sánh chiều cao của 3 đối tượng các giáo viên cần tuân thủ đúng mẫu giáo án mầm non theo quy định, nội dung trình bày khoa học, rõ ràng, giúp trẻ nhận biết, phân biệt được chiều cao của 3 đối tượng được đưa ra.

Giáo án so sánh kích thước 3 đối tượng sẽ tương tự như giáo án so sánh chiều cao 2 đối tượng, giáo án so sánh chiều rộng của 3 đối tượng với nhiều chủ đề khác nhau như chủ đề bản thân, chủ đề giao thông, chủ đề nghề nghiệp, chủ đề gia đình...

Giáo an so sánh chiều cao của 2 đối tượng chủ de nghe nghiệp

Tải Giáo án Toán nhận biết phân biệt chiều cao của 3 đối tượng

LQVT: So sánh chiều cao của 3 đối tượng.

1. 1. Mục đích - yêu cầu:

* Kiến thức:

- Trẻ biết so sánh, sắp xếp thứ tự các đối tượng theo chiều tăng hoặc giảm để nhận biết mối quan hệ cao nhất và thấp nhất.

* Kĩ năng:

- Trẻ biết so sánh và sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng.

- Trẻ biết so sánh và sắp xếp theo yêu cầu của cô.

*Thái độ:

- Trẻ tích cực tham gia hoạt động .

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo về cây, hoa.

1. 2. Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô:

- 3 cây có kích thước to hơn

- 3 cây có kích thước khác nhau, quả khác màu để trẻ chơi

- 2 bảng đa năng .

- Ti vi, máy tính.

* Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ có 1 rổ đồ dùng ( 3 cây màu xanh, đỏ, vàng)

* Địa điểm : - Trong lớp

1. 3. Các hoạt động:

Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh” .

- Các con vừa hát bài gì?

- Trồng cây xanh để làm gì?

Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức

1. Ôn cao, thấp :

- Cô cho trẻ xem tranh “bạn trai đang hái quả trên cây” . Một cây cao, một cây thấp. Gợi ý cho trẻ nhận xét tranh và tìm cách giải quyết:

+ Bạn trai hái được quả gì?

+ Quả của cây gì? ( cây cam)

+ Vì sao bạn không hái được quả của cây dừa?

+ Cây dừa cao hơn so với ai?

+ Ngược lại bạn như thế nào so với cây?

- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Ai tinh, ai khéo”, cho trẻ tìm và chọn các đồ vật, cây cối cao, thấp khác nhau cho vào nhóm trên máy tính.

- Cô cho trẻ đọc bài vè “vè trái cây” về ngồi theo tổ.

2. Dạy trẻ so sánh chiều cao của 3 đối tượng:

- Cho trẻ lấy rổ đồ dùng ra phía trước mặt, hỏi trẻ:

+ Trong rổ các con có gì?

- Cô cho trẻ nhận xét về chiều cao của ba cây màu đỏ, màu xanh, màu vàng.

- Cô yêu cầu trẻ xếp cây màu đỏ và cây màu xanh ra và hỏi:

+ Ai có nhận xét gì về chiều cao của cây màu đỏ so với cây màu xanh?

+ Vì sao con biết?

- Cô chính xác lại kết quả: cây màu đỏ cao hơn cây màu xanh vì khi để hai cây cạnh nhau, cây màu đỏ có phần thừa ra.

- Cô yêu cầu trẻ cất cây màu xanh vào rổ và lấy cây màu vàng ra đặt cạnh cây màu đỏ. Cô hỏi:

+ Chiều cao của cây màu đỏ như thế nào so với chiều cao của cây màu vàng?

+ Vì sao con biết?

- Cô chính xác lại kết quả: cây màu đỏ cao hơn cây màu vàng vì khi để hai cây cạnh nhau, cây màu đỏ có phần thừa ra.

+ Vậy trong ba cây, cây nào cao nhất?

- Mời 1 vài trẻ nhắc lại câu “ Cây màu đỏ cao nhất”

- Cô chính xác hóa: Muốn so sánh chiều cao của 3 đối tượng, chúng ta phải đặt chúng cạnh nhau và trên cùng một mặt phẳng, đối tượng cao nhất là đối tượng cao hơn cả hai đối tượng còn lại.

- Cho trẻ nhắc lại kết quả vừa so sánh.

- Cô yêu cầu trẻ cất cây màu đỏ vào rổ, còn lại cây màu xanh và màu vàng và hỏi :

+ Chiều cao của cây màu vàng như thế nào so với chiều cao của cây màu xanh?

+ Vì sao con biết?

Cây màu vàng thấp hơn cây màu xanh vì khi để hai cây cạnh nhau, cây màu vàng thiếu một đoạn.

- Cô yêu cầu trẻ cất cây màu xanh vào rổ, xếp cây màu đỏ ra và hỏi:

+ Chiều cao của cây màu vàng như thế nào so với cây màu đỏ? Vì sao con biết?

+ Bây giờ các con hãy lấy cây màu xanh trong rổ ra và đặt cạnh cây màu vàng nào!

+ Chiều cao của cây màu vàng như thế nào so với cây màu xanh và cây màu đỏ?

+ Vậy cây nào thấp nhất? ( mời 2-3 trẻ trả lời)

- Cho trẻ nhắc lại.

- Cô kết luận: cây màu vàng thấp hơn cả hai cây màu xanh và cây màu đỏ nên cây màu vàng thấp nhất.

+ Muốn so sánh chiều cao của 3 đối tượng và tìm ra đối tượng thấp nhát, chúng ta phải làm thế nào?

- Cô chính xác hóa: Muốn so sánh chiều cao của 3 đối tượng, chúng ta phải đặt chúng cạnh nhau và trên cùng một mặt phẳng, đối tượng thấp nhất là đối tượng thấp hơn cả hai đối tượng còn lại.

- Cho trẻ nhắc lại kết quả vừa so sánh.

3. Dạy trẻ so sánh để tìm ra mối quan hệ giữa 3 đối tượng và sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng

- Yêu cầu trẻ xếp ba cây theo thứ tự từ trái sang phải theo hàng ngang. ( Cây màu đỏ, cây màu xanh, cây màu vàng). Cô hỏi trẻ:

+ Chiều cao của cây màu xanh như thế nào so với cây màu đỏ?

+ Chiều cao của cây màu xanh như thế nào so với cây màu vàng?

+ Vậy chiều cao của cây màu xanh như thế nào so với chiều cao của cây màu đỏ và cây màu vàng?

( Mời 2- 3 trẻ trả lời và cho trẻ nhắc lại)

- Cô chính xác lại kết quả.

- Cô cho trẻ xếp các cây từ trái sang phải theo thứ tự từ cao xuống thấp và ngược lại từ phải sang trái, từ thấp đến cao.

- Sau mỗi lần, cô hỏi và cho nhiều trẻ nhắc lại kết quả vừa thực hiện.

4. Trò chơi, củng cố:

* TC 1:” Ai giỏi hơn” .

- Cô nói cây xanh/ đỏ/ vàng, trẻ nói cao nhất/ thấp nhất và giơ lên.

Ví dụ: Cô nói: “ Cây màu đỏ “ -Trẻ nói: “ Cao nhất”

- Cô nói: “ Cao nhất”, “ Thấp nhất “ - Trẻ nói tên cây và giơ lên.

*TC 2: “ Đội nào nhanh nhất” .

- Cách chơi: Cô chia trẻ thành ba đội. Mỗi đội 8-10 bạn lên chơi. Trên mỗi bảng có 3 cây,cay cao nhất – cây thấp hơn – cây thấp nhất. Mỗi thành viên trong đội sẽ lần lượt chạy lên tìm gắn một quả dưới một cây mà cô yêu cầu 9 quả màu đỏ gắn lên cây cao nhất, quả màu vàng gắn lên cây thấp hơn, quả màu xanh gắn lên cây thấp nhất). Sau đó trẻ chạy về vỗ nhẹ vào tay bạn tiếp theo và về đứng cuối hàng, bạn tiếp theo sẽ chạy lên chơi.

- Luật chơi : Mỗi bạn chỉ được chọn 1 quả. Đội nào tìm và gắn đúng quả theo yêu cầu được nhiều nhất, sẽ giành chiến thắng.

- Củng cố :

Hoạt động 3: kết thúc hoạt động

- Nhận xét – tuyên dương.

- Cho trẻ hát và vận động bài “ Ra vườn hoa “ và nghỉ.

Giáo án LQVT đếm đến 7 cũng là nội dung tài liệu giảng dạy rất hay dành cho các giáo viên mầm non, các bạn có thể tham khảo ngay mẫu Giáo án LQVT đếm đến 7 để nắm được cách soạn thảo giáo án toán mầm non đầy đủ và chất lượng nhất.

Giáo án LQVT phân biệt hình tròn, hình vuông nên soạn thảo như thế nào để các bé 3 tuổi làm quen với toán cũng như phát triển được nhận thức, với tài liệu Giáo án LQVT phân biệt hình tròn hình vuông không chỉ giúp bạn biên soạn giáo án dễ dàng, phù hợp với trình độ của bé mà còn giúp bé tiếp thu bài nhanh chóng.

Soạn giáo án là công việc vô cùng cần thiết và quan trọng đối với mỗi người giáo viên nhằm giúp bài giảng luôn suôn sẻ và tạo ra tâm thế chủ động, tự tin khi đứng lớp, đối với giáo án dạy môn Toán cho trẻ mầm non cũng vậy, để xây dựng một Giáo án Toán sắp xếp theo quy tắc đòi hỏi người dạy phải đầu tư rất nhiều công sức, trí tuệ và thời gian.

Để soạn Giáo án Toán nhận biết phía trước phía sau hoàn chỉnh, các bạn có thể tham khảo thêm những gợi ý khác để học hỏi những điểm mạnh của các giáo án đó giúp bài soạn giảng của mình trở nên phong phú, đầy đủ hơn.