Giao án văn 11 on tập phần văn học trang 115

=> Tham khảo thêm các bài soạn văn lớp 11 khác tại đây: soạn văn lớp 11

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học bao gồm phần tóm tắt toàn bộ các nội dung kiến thức về phần văn bản trong chương trình Ngữ văn 11 kì 2 một cách đầy đủ và chi tiết, bên cạnh đó chúng tôi cũng hướng dẫn các em học sinh làm các bài tập sách giáo khoa trang 115. Mời các em học sinh cùng đón đọc bài soạn văn lớp 11 sau đây của chúng tôi để biết cách soạn bài này và chủ động hơn khi tham gia vào tiết ôn tập trên lớp.

SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC, NGẮN 1

SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC, NGẮN 2

Câu 1: 

Văn học từ 1900 - 1945 chia thành hai bộ phận: văn học công khai và văn học không công khai.

Văn học công khai lại chia thành 2 dòng chính: lãng mạn và hiện thực.

Văn học không công khai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật. 

Câu 2: 

a. 

 Tiểu thuyết trung đại Việt NamTiểu thuyết hiện đại Việt Nam

Đề tài, cốt truyện

- Mượn cốt truyện từ Trung Quốc

- Xây dựng các yếu tố kì ảo, hoang đường

- Đề tài tự do, sáng tạo

- Đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật

Kết cấu

- Theo chương, hồi, kết thúc thường có hậu.

- Truyện được trần thuật theo trình tự thời gian chặt chẽ, lối văn biền ngẫu, mang tính ước lệ,...

Không theo công thức, kết thúc đa dạng 

- Bút pháp tả thực, tự nhiên, không mang tính ước lệ.

b. 

Tác phẩm  “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh tồn tại những yếu tố cả tiểu thuyết trung đại như cốt truyện từ bên ngoài, theo kết cấu chương hồi, kết thúc có hậu, sử dụng lối văn biền ngẫu, ước lệ, nhân vật có tính chất minh họa cho những quan điểm đạo đức, lối sống…

Câu 3: Phân tích được tình huống trong các truyện ngắn Vi hành, Chữ người tử tù, Tinh thần thể dục: 

- Vi hành: Tạo ra tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái giữa nhân vật tôi với ông vua bù nhìn Khải Định → Tiếng cười mỉa mai châm biếm.

- Chữ người tử tù:  Hai con người đối lập nhau: Người tử tù đối lập người coi ngục đều là những người có tâm hồn nghệ sĩ. Một người là người có tài viết chữ đẹp, yêu cái đẹp. Một người là người thưởng thức cái đẹp, tôn sùng cái đẹp. Tác giả đã đặt hai nhân vật vào tình huống éo le, trớ trêu là cuộc gặp gỡ của những người tri kỉ trong nghệ thuật tại chốn ngục tù tối tăm, dơ bẩn. 

- Tinh thần thể dục: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là mâu thuẫn giữa sự lố lăng của tinh thần thể thao do chính quyền Pháp phát động với thái độ, ước mong thực tế muốn xin được ở nhà của người dân, giữa việc đi cổ vũ với việc tìm mọi cách chạy chọt để được ở nhà, trốn tránh.

Câu 4: 

a. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” 

Truyện không có cốt truyện, mạch truyện đi sau vào khắc họa, miêu tả tâm lí nhân vật.

Giọng văn nhẹ nhàng, buồn thương man mác.

b. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Chữ người tử tù”

Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình qua bút pháp lãng mạn

Nghệ thuật tương phản đối lập đặc sắc

Ngôn ngữ: Trau chuốt, giàu tính tạo hình, sử dụng nhiều từ Hán Việt để tạo không khí thời đại.

c. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Chí Phèo 

- Giọng điệu trần thuật được kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp

- Có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, trực tiếp bộc lộ cảm xúc.

Câu 5: 

a. Nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”: 

Xây dựng tình huống truyện trào phúng → sự nhố nhăng, đồi trụy của xã hội đương thời.

Nhan đề ẩn chứa một tiếng cười mỉa mai, châm biếm sâu cay

Những hình ảnh đối lập trong đám tang

Sử dụng nhiều thủ pháp nói quá, cường điệu, mỉa mai, đả kích, bóc trần bản chất xã hội

b.  Vũ Trọng Phụng lên tiếng tố cáo, óc trần bộ mặt giả dối, lố lăng, đồi trụy của tầng lớp xã hội thượng lưu trước cách mạng tháng 8/1945.

-----------------------HẾT----------------------------

Trong bài soạn văn tiếp, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận, các em nhớ chú ý đón đọc.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tớ với phần Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một tượng đài nghệ thuật về người anh hùng nông dân để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 11 của mình.

Tiếp nối phần soạn văn lớp 11 trước, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh soạn bài Ôn tập phần văn học để các em củng cố và nắm vững hơn phần kiến thức văn học đã học. Các em học sinh cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để chuẩn bị cho mình bài soạn văn hoàn chỉnh nhất.

Soạn bài Ôn tập phần làm văn, soạn văn lớp 12 Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận, soạn văn lớp 11 Soạn bài Ôn tập phần làm văn trang 151 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Tổng hợp soạn văn lớp 11, bài giảng môn văn 11 hay nhất Soạn bài Ôn tập phần văn học, soạn văn lớp 12 Soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận, soạn văn lớp 11

=> Tham khảo thêm các bài soạn văn lớp 11 khác tại đây: soạn văn lớp 11

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học bao gồm phần tóm tắt toàn bộ các nội dung kiến thức về phần văn bản trong chương trình Ngữ văn 11 kì 2 một cách đầy đủ và chi tiết, bên cạnh đó chúng tôi cũng hướng dẫn các em học sinh làm các bài tập sách giáo khoa trang 115. Mời các em học sinh cùng đón đọc bài soạn văn lớp 11 sau đây của chúng tôi để biết cách soạn bài này và chủ động hơn khi tham gia vào tiết ôn tập trên lớp.

SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC, NGẮN 1

SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC, NGẮN 2

Câu 1: 

Văn học từ 1900 - 1945 chia thành hai bộ phận: văn học công khai và văn học không công khai.

Văn học công khai lại chia thành 2 dòng chính: lãng mạn và hiện thực.

Văn học không công khai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật. 

Câu 2: 

a. 

 Tiểu thuyết trung đại Việt NamTiểu thuyết hiện đại Việt Nam

Đề tài, cốt truyện

- Mượn cốt truyện từ Trung Quốc

- Xây dựng các yếu tố kì ảo, hoang đường

- Đề tài tự do, sáng tạo

- Đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật

Kết cấu

- Theo chương, hồi, kết thúc thường có hậu.

- Truyện được trần thuật theo trình tự thời gian chặt chẽ, lối văn biền ngẫu, mang tính ước lệ,...

Không theo công thức, kết thúc đa dạng 

- Bút pháp tả thực, tự nhiên, không mang tính ước lệ.

b. 

Tác phẩm  “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh tồn tại những yếu tố cả tiểu thuyết trung đại như cốt truyện từ bên ngoài, theo kết cấu chương hồi, kết thúc có hậu, sử dụng lối văn biền ngẫu, ước lệ, nhân vật có tính chất minh họa cho những quan điểm đạo đức, lối sống…

Câu 3: Phân tích được tình huống trong các truyện ngắn Vi hành, Chữ người tử tù, Tinh thần thể dục: 

- Vi hành: Tạo ra tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái giữa nhân vật tôi với ông vua bù nhìn Khải Định → Tiếng cười mỉa mai châm biếm.

- Chữ người tử tù:  Hai con người đối lập nhau: Người tử tù đối lập người coi ngục đều là những người có tâm hồn nghệ sĩ. Một người là người có tài viết chữ đẹp, yêu cái đẹp. Một người là người thưởng thức cái đẹp, tôn sùng cái đẹp. Tác giả đã đặt hai nhân vật vào tình huống éo le, trớ trêu là cuộc gặp gỡ của những người tri kỉ trong nghệ thuật tại chốn ngục tù tối tăm, dơ bẩn. 

- Tinh thần thể dục: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là mâu thuẫn giữa sự lố lăng của tinh thần thể thao do chính quyền Pháp phát động với thái độ, ước mong thực tế muốn xin được ở nhà của người dân, giữa việc đi cổ vũ với việc tìm mọi cách chạy chọt để được ở nhà, trốn tránh.

Câu 4: 

a. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” 

Truyện không có cốt truyện, mạch truyện đi sau vào khắc họa, miêu tả tâm lí nhân vật.

Giọng văn nhẹ nhàng, buồn thương man mác.

b. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Chữ người tử tù”

Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình qua bút pháp lãng mạn

Nghệ thuật tương phản đối lập đặc sắc

Ngôn ngữ: Trau chuốt, giàu tính tạo hình, sử dụng nhiều từ Hán Việt để tạo không khí thời đại.

c. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Chí Phèo 

- Giọng điệu trần thuật được kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp

- Có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, trực tiếp bộc lộ cảm xúc.

Câu 5: 

a. Nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”: 

Xây dựng tình huống truyện trào phúng → sự nhố nhăng, đồi trụy của xã hội đương thời.

Nhan đề ẩn chứa một tiếng cười mỉa mai, châm biếm sâu cay

Những hình ảnh đối lập trong đám tang

Sử dụng nhiều thủ pháp nói quá, cường điệu, mỉa mai, đả kích, bóc trần bản chất xã hội

b.  Vũ Trọng Phụng lên tiếng tố cáo, óc trần bộ mặt giả dối, lố lăng, đồi trụy của tầng lớp xã hội thượng lưu trước cách mạng tháng 8/1945.

-----------------------HẾT----------------------------

Trong bài soạn văn tiếp, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận, các em nhớ chú ý đón đọc.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tớ với phần Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một tượng đài nghệ thuật về người anh hùng nông dân để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 11 của mình.

Tiếp nối phần soạn văn lớp 11 trước, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh soạn bài Ôn tập phần văn học để các em củng cố và nắm vững hơn phần kiến thức văn học đã học. Các em học sinh cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để chuẩn bị cho mình bài soạn văn hoàn chỉnh nhất.

Soạn bài Ôn tập phần làm văn, soạn văn lớp 12 Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận, soạn văn lớp 11 Soạn bài Ôn tập phần làm văn trang 151 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Tổng hợp soạn văn lớp 11, bài giảng môn văn 11 hay nhất Soạn bài Ôn tập phần văn học, soạn văn lớp 12 Soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận, soạn văn lớp 11

Chào bạn Soạn văn 11 tập 2 tuần 33 [trang 115]

Trong chương trình Ngữ văn, học sinh sẽ được ôn tập về các tác phẩm văn bản được học trong chương trình lớp 11, học kì II.

Sau đây, Download.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Ôn tập phần Văn học, mời các bạn học sinh tham khảo dưới đây.

Soạn văn Ôn tập phần Văn học

Hướng dẫn chuẩn bị bài:

Câu 1. Thơ mới khác với thơ trung đại như thế nào?

Thơ trung đại

Thơ mới

Nội dung

- Thể hiện “cái ta”, đề cao ý thức cộng đồng.

Đề cao “cái tôi” tuyệt đối.

Cảm hứng chủ đạo

Nói chí tỏ lòng

Nỗi buồn cô đơn của cái tôi cá nhân trước thực tại.

Nghệ thuật

- Viết bằng chữ Hán, chữ Nôm.

- Thể thơ Đường luật truyền thống.

- Niêm luật chặt chẽ, gò bó, sử dụng nhiều điển tích điển cố.

- Viết bằng chữ quốc ngữ.

- Thể thơ hiện đại: năm chữ, tám chữ, tự do…

Câu 2. Những nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà. Lam rõ tính chất giao thời [giữa văn học trung đại và hiện đại] về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên.

* Nội dung cơ bản:

- Lưu biệt khi xuất dương:

  • Nội dung: Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ và táo bạo.
  • Nghệ thuật: Giọng thơ tâm huyết, hình ảnh giàu sức gợi…

- Hầu trời:

  • Nội dung: Qua Hầu trời, Tản Đà đã bộc lộ cái tôi cá nhân - một cái tôi rất ngông, phóng túng. Từ đó, nhà thơ thể hiện được sự tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình, cũng như khát khao khẳng định giữa cuộc đời.
  • Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trường thiên, giọng điệu tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động…

* Tính chất giao thời về nghệ thuật của các tác phẩm:

- Lưu biệt khi xuất dương:

  • Dấu ấn cũ: thể thơ thất ngôn Bát cú Đường luật, viết bằng chữ Hán.
  • Nét mới: Phê phán lối học khoa cử của Nho giáo.

- Hầu trời:

  • Dấu ấn cũ: Thể thơ thất ngôn trường thiên tự do nhưng vẫn mang dấu ấn của thơ truyền thống.
  • Nét mới: viết bằng chữ Quốc ngữ, bộc lộ cái tôi rất ngông của Tản Đà…

Câu 3. Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu, hãy làm rõ quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Giai đoạn thứ nhất [đầu thế kỉ XX đến 1920]: thi pháp trung đại, tư tưởng đổi mới. Qua bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu: nội dung thể hiện quan điểm mới mẻ về “chí làm trai” nhưng nghệ thuật mang dấu ấn của văn học truyền thống [viết bằng chữ Hán, thể thơ thất ngôn bát cú đường luật].

- Giai đoạn thứ hai [từ năm 1920 đến 1930]: thi pháp trung đại có nhiều yếu tố đổi mới, ngôn ngữ hiện đại, nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Qua bài Hầu trời của Tản Đà: ngôn ngữ hiện đại, “cái tôi” rất ngông của nhà Nho tài tử, chán đời; nhưng thể thơ trường thiên với hình ảnh mang tính truyền thống.

=> Bài thơ có thể xem như là gạch nối giữa hai thời đại văn học dân tộc.

- Giai đoạn thứ ba [năm 1930 đến 1945]: văn học nước nhà hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi phương diện. Qua bài thơ Vội vàng: sử dụng thi pháp, ngôn ngữ hiện đại; thể hiện tiếng nói của cái tôi ham sống, khao khát với đời, quan niệm mới mẻ về lẽ sống, “cái tôi” cá nhân, buồn bơ vơ trước cuộc đời.

Câu 4. Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, Chiều xuân của Anh Thơ?

- Vội vàng:

  • Nội dung: Bài thơ Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là năm tháng tuổi trẻ.
  • Nghệ thuật: giọng điệu say mê, ngôn từ và hình ảnh độc đáo.

- Tràng giang:

  • Nội dung: Bài thơ “Tràng Giang” đã bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời và lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.
  • Nghệ thuật: hình ảnh vừa mang vẻ đẹp cổ điển kết hợp hiện đại…

- Đây thôn Vĩ Dạ:

  • Nội dung: Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh thiên nhiên đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
  • Nghệ thuật: hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng…

- Tương tư:

  • Nội dung: Bài thơ Tương tư đã bộc lộ tiếng lòng của một tình cảm đơn phương trong sáng mà đẹp đẽ.
  • Nghệ thuật: ngôn ngữ mộc mạc, hình ảnh gần gũi, giọng thơ linh hoạt, thể thơ lục bát…

- Chiều xuân:

  • Nội dung: Bài thơ Chiều xuân đã khắc họa vẻ đẹp của chiều xuân bình dị, mộc mạc. Đồng thời diễn tả tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
  • Nghệ thuật: hình ảnh thiên nhiên gần gũi, sử dụng từ láy tinh tế…

Câu 5. Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Chiều tối, Lai tân của Hồ Chí Minh; Nhớ đồng, Từ ấy của Tố Hữu.
- Chiều tối:

  • Tư tưởng: Bài thơ “Chiều tối” cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
  • Nghệ thuật: bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại…

- Lai tân:

  • Tư tưởng: Bài thơ “Lai Tân” đã khắc họa hiện thực xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch.
  • Nghệ thuật: bút pháp châm biếm kín đáo và nhẹ nhàng, việc sử dụng nhãn tự “thái bình”, ngôn ngữ cô đọng hàm súc, bút pháp chấm phá gây bất ngờ.

- Nhớ đồng:

  • Tư tưởng: Bài thơ Nhớ đồng đã thể hiện nỗi niềm nhớ thương về quê hương, cùng với khao khát trở về với tự do, cách mạng.
  • Nghệ thuật: hình ảnh giản dị, ngôn ngữ trong sáng, giọng điệu thiết tha.

Câu 6. Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em [Pu-skin]?

Gợi ý:

* Bốn câu đầu: Lời giãi bày tình yêu

- Hai câu đầu:

  • “Tôi yêu em”: lời bày tỏ chân thành, tha thiết.
  • Cách xưng hô: “tôi - em” : giữ khoảng cách, gợi cảm giác vừa gần mà vừa xa.
  • Hình ảnh ẩn dụ “ngọn lửa tình”: biểu tượng cho tình yêu cháy bỏng, nồng nhiệt
  • Cách nói phủ định “chưa hẳn” [đã tàn phai]: nhưng lại nhằm khẳng định tôi đã, đang và vẫn yêu em.

=> Lời bày tỏ tình yêu chân thành, tha thiết của một trái tim thủy chung.

* Hai câu sau:

  • Từ “nhưng” biểu thị quan hệ tương phản kết hợp với từ “không” biểu thị sự phụ định: tạo ra mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc; mở ra thế giới suy tư lý trí.
  • Lý trí đã kiềm chế cảm xúc: dập tắt “ngọn lửa tình”, khẳng định sự tự nguyện từ bỏ tình cảm của mình để “em không phải bận lòng” hay “gợn bóng u hoài”.
  • Sự day dứt do những mâu thuẫn, giằng xé khi ngọn lửa tình yêu đang ngùn ngụt cháy nhưng phải dập tắt ngay để em không phải bận lòng thêm nữa.

* Bốn câu sau: Trạng thái cảm xúc của tình yêu đơn phương, mong ước của tác giả

  • Điệp khúc “Tôi yêu em”: tiếp tục khẳng định và giãi bày tâm trạng, tình yêu đơn phương của chủ thể trữ tình chuyển sang những biểu hiện khác.
  • Nhân vật trữ tình nhớ về quá khứ, nhớ về những tâm trạng đau khổ, giày vò, hậm hực vì hờn ghen… vì thất vọng, vì không được đáp đền, đón đợi.
  • Những trạng thái trong mối tình đơn phương của nhân vật trữ tình:
  • “Âm thầm, lặng lẽ”: không để cho đối phương biết
  • Lúc rụt rè: e rè, ngượng nghịu, không mạnh bạo nhưng có vẻ dịu dàng, đáng yêu
  • “Khi hậm hực”: giận hờn, bực tức vì phải chấp nhận điều mà mình không mong muốn.
  • Lời cầu chúc giản dị mà chứa đựng một nhân cách cao thượng: “Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em”. Lời cầu chúc thể hiện sự xót xa, nhưng cũng nhằm khẳng định tình yêu tha thiết của nhân vật trữ tình.

=> Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng lại là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.

Câu 7. Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao [Sê-khốp].

Gợi ý:

* Ngoại hình:

- Gã đàn ông xấu xí, mắt nhỏ, mặt choắt như mặt chồn.

- Cách ăn mặc kỳ cục: đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, ngay cả khi rất đẹp trời cũng cũng đi giày cao su, cầm ô và mặc áo bành tô ấm cốt bông.

- Các vật dụng cá nhân đều để trong bao: “Ô hắn để trong chiếc bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao… và khi rút chiếc dao nhỏ thì chiếc dao ấy cũng để trong bao”

- Ngay cả ý nghĩ hắn cũng cố giấu vào trong bao, không bao giờ hắn có ý kiến trước vấn đề to nhỏ nào

=> Chân dung Bê-li-cốp điển hình cho kiểu người cố thu mình vào trong cái vỏ, một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ khỏi thế giới bên ngoài.

* Tính cách Bê-li-cốp

- Nhút nhát, ghê sợ cuộc sống hiện tại nhưng lại ngợi ca quá khứ, ngợi ca những gì chưa bao giờ có thực [yêu thích tiếng Hy Lạp - một thứ tiếng được coi là đã lỗi thời].

- Thích sống với những cái rõ ràng như thông tư, chỉ thị và cảm thấy rầu rĩ trước những chuyện vi phạm khuôn phép, trái với lẽ thường.

- Luôn cảm thấy lo lắng sợ hãi [lúc nào cũng lặp lại câu nói “nhỡ lại xảy ra chuyện gì…” - tự suy diễn, tự tạo nỗi sợ hãi cho chính bản thân mình]

- Một con người hèn nhát, cô độc giáo điều, luôn thu mình trong vỏ bọc lại cảm thấy hài lòng thỏa mãn với lối sống cổ hủ của mình. Hắn tự nguyện, tự giác tuân thủ lối sống đó, chẳng cảm nhận được thái độ ghê sợ, khinh ghét của mọi người với mình

=> Một con người luôn tự chìm đắm trong quá khứ, thu mình một cách cô độc, tự làm khổ mình và mọi người xung quanh

Câu 8. Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền [Huy-gô].

Gợi ý:

* Đối với Gia-ve:

- Trước khi Phăng-tin chết: nhẹ nhàng, nhún nhường, ngôn ngữ nói chuyện tinh tế hòng che giấu sự thật về Cô-dét, về mình để Phăng-tin có cơ hội sống.

- Sau cái chết của Phăng-tin: thay đổi, khôi phục lại uy quyền với ngôn ngữ lạnh lùng và dứt khoát, kết tội Gia-ve “Anh đã giết chết người phụ nữ này rồi đó”, sẵn sàng chiến đấu để có thể từ biệt Phăng-tin bằng phong thái mạnh mẽ, lạnh lùng khiến Gia-ve run sợ.

* Đối với Phăng-tin:

- Trước lúc cô chết: đã làm tất cả, kể cả việc hạ mình trước tên mật thám Gia-ve chỉ để níu giữ niềm tin và sự sống cho Phăng-tin.

- Sau khi Phăng-tin qua đời: chống đối lại Gia-ve chỉ để ở lại mấy phút từ biệt cô, người đàn ông ấy dịu dàng dùng tình thương, lòng nhân ái vô hạn để ngắm nhìn người phụ nữ bất hạnh, thì thầm với cô những lời cuối cùng với nỗi xót thương vô hạn.

=> Giăng Van-giăng hiện lên như là một vị cứu tinh với tấm lòng bao dung, nhân ái.

Cập nhật: 21/04/2022