Giáo dục gia đình có những phương pháp cơ bản nào

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định về chức năng của gia đình
  • 2. Khái niệm về gia đình ?
  • 3. Các chức năng xã hội cơ bản của gia đình
  • 3.1 Chức năng sinh đẻ (sinh sản)
  • 3.2 Chức năng giáo dục
  • 3.3 Chức năng kinh tế
  • 4. Dịch vụ tư vấn công ty Luật Minh Khuê

1. Quy định về chức năng của gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng mỗi con người, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì gia đình có ba chức năng cơ bản: chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế. Chức năng sinh đẻ nhằm tái sản xuất ra con người, nhằm duy trì và phát triển nòi giống. Nhờ có chức năng sinh để của gia đình mà xã hội không thể bị diệt vong. Chức năng giáo dục nhằm trang bị cho con người những tri thức cần thiết để phục vụ cuộc sống, phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Chức năng kinh tế của gia đình nhằm tạo ra những gia đình ấm no. Kinh tế gia đình phát triển thì nền kinh tế quốc gia mới hưng thịnh. Trong các chức năng trên, chức năng giáo dục đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, gia đình Việt Nam còn có chức năng quan tâm, chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi.

2. Khái niệm về gia đình ?

Có nhiều ngành khoa học nghiên cứu về gia đình như luật học, triết học, xã hội học... Do phạm vi nghiên cứu của mỗi ngành khoa học khác nhau nên khái niệm gia đình cũng khác nhau.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, những người này có các quyền và nghĩa vụ với nhau, cùng nhau xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ và chăm sóc người cao tuổi dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Gia đình được hình thành trên một trong ba cơ sở: Hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng.

3. Các chức năng xã hội cơ bản của gia đình

Với tư cách là tế bào của xã hội, gia đình có các chức năng xã hội cơ bản sau:

3.1 Chức năng sinh đẻ (sinh sản)

Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống chung của xã hội loài người mà trong đó diễn ra quá trình tái sản xuất sinh học nhằm duy trì và phát triển nòi giống. Các quốc gia đều quan tâm đến việc điều tiết chức năng sinh đẻ của gia đình. Việc khuyến khích hay hạn chế chức năng sinh đẻ của gia đình phụ thuộc vào yếu tố dân số, vào nguồn nhân lực và các điều kiện kinh tế-xã hội khác. Ở Việt Nam, để hoạch định chính sách hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước đã có chính sách kế hoạch hóa gĩa đình: “Mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con”.

3.2 Chức năng giáo dục

Gia đình thực hiện chức năng giáo dục đối với các thế hệ kế tiếp bắt đầu từ khi mỗi thành viên được sinh ra cho đến khi trưởng thành và thậm chí cho đến suốt đời. Giáo dục trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, cần kết họp giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ.

Các yếu tố tác động tới thực hiện chức năng giáo dục của gia đình

Gia đình là một trong những thiết chế xã hội quan trọng. Sự thay đổi của gia đình ở các thời kỳ khác nhau chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật…

Sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn lịch sử luôn có những tác động tới các yếu tố xã hội khác. Đối với việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa giai đoạn hiện nay và giai đoạn phong kiến khi trình độ kinh tế-xã hội có sự khác biệt đáng kể. Nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình có điều kiện tích lũy, làm giàu và tự do đầu tư vào các hoạt động theo nhu cầu. Nhờ đó chức năng giáo dục của gia đình được cải thiện đáng kể. Trong gia đình con trai và con gái đều được tới trường học tập và được chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho việc thực hiện giáo dục tại gia đình.

Sự phát triển của khoa học, công nghệ tạo điều kiện để con người có cơ hội tiếp xúc với các ứng dụng mới. Sự phổ biển internet, điện thoại di động… đã có những tác động không nhỏ tới việc giáo dục nói chung và giáo dục tại gia đình nói riêng. Tuy nhiên, việc lạm dụng các ứng dụng công nghệ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của cá nhân. Điều này gây những khó khăn không nhỏ cho việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình bởi thời gian các thành viên bên nhau ngày càng thu hẹp, sự gắn bó giữa các cá nhân bị suy giảm đáng kể.

Về mặt chính trị, sự ổn định của môi trường chính trị là một yếu tố góp phần phát triển mọi mặt của xã hội. Khi môi trường sống có trật tự, ổn định thì việc thực hiện các chức năng của gia đình, trong đó có chức năng giáo dục sẽ được đầu tư hơn về mặt thời gian, công sức, qua đó sẽ thu được những hiệu quả như mong đợi. Ngược lại, khi tình hình chính trị bất ổn, môi trường sinh hoạt không ổn định thì tâm lý, thời gian đều bị chi phối và việc tập trung cho bất cứ một hoạt động cụ thể nào là điều không dễ dàng.

Về ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, sự tác động của phong tục, tập quán có những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội cũng như của mỗi thành viên trong gia đình. Trong thời kỳ phong kiến, do ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng Nho giáo nên trong gia đình, sự giáo dục thường được thực hiện bởi người đàn ông – người giữ vai trò gia trưởng. Điều này đã hạn chế sự hiểu biết của mỗi cá nhân đối với các vấn đề xã hội bên ngoài gia đình. Ngày nay, với việc tăng cường quyền bình đẳng giới, trong gia đình và ngoài xã hội người phụ nữ được tôn trọng và được trao quyền nhiều hơn, cả trong giáo dục con cái. Nội dung giáo dục đối với các con không chỉ dừng ở các quy tắc, chuẩn mực trong quan hệ gia đình mà còn bao gồm cả cách ứng xử ngoài xã hội, các kiến thức chung về xã hội, khoa học…

Việc pháp luật ghi nhận trách nhiệm giáo dục con cái là của cha mẹ và quyền lợi của trẻ em trong gia đình là cơ sở pháp lý đảm bảo việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình. Các quy định trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục…cho thấy mối quan hệ giữa gia đình và pháp luật về việc giáo dục mỗi cá nhân – công dân. Nói cách khác, việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục trong gia đình cũng chính là một trong các cách nhằm thực hiện chức năng giáo dục của gia đình.

Sự ảnh hưởng của các yếu tố trên không diễn ra một cách riêng lẻ và một chiều mà có sự tác động đồng bộ, qua lại giữa các yếu tố. Khi một trong các yếu tố có sự thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của một hoặc một số yếu tố khác. Như khi nền kinh tế xã hội có những thay đổi sẽ kéo theo những biến đổi trong đời sống chính trị, trong lối sống, trong phong tục…khi đó, yếu tố pháp luật cũng có những thay đổi và tách động tới thói quen, đời sống của mỗi công dân. Sự thay đổi của pháp luật có thể theo chiều hướng tích cực hoặc ngược lại, trong phạm vi giáo dục tại gia đình, điều đó có thể dẫn tới việc mở rộng hoặc thu hẹp các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con cái trong việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình.

3.3 Chức năng kinh tế

Mỗi gia đình phải tự tổ chức đời sống vật chất của các thành viên trong gia đình, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên đó. Trong điều kiện phúc lợi xã hội của quốc gia còn hạn chế thì việc thực hiện chức năng kinh tế của gia đình rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân.

4. Dịch vụ tư vấn công ty Luật Minh Khuê

Ngoài những dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng như đại diện tiến hành thủ tục ly hôn (Thủ tục ly hôn thuận tình hoặc Thủ tục ly hôn đơn phương), chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý mà người dân gặp phải trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Trân trọng cảm ơn!

Trong thời hiện đại nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển dần dần hòa nhập với các nước trên thế giới. Đời sống của người dân ngày càng phát triển. Từ đó có người dân đã học hỏi tiếp thu các hình thức giáo dục con cái từ nhiều nơi khác.Tùy vào từng hoàn cảnh trong gia đình, tùy vào từng nếp sống gia đình khác nhau mà có những hình thức giáo dục khác nhau. Trong quá trình đi sâu vào tìm hiểu vào địa bàn căn cứ vào thái độ, biện pháp, cách thức giáo dục con cái trong các gia đình có trẻ em từ 6-16 tuổi. Tôi đã tìm hiểu được một số hình thức giáo dục con cái như sau:

2.1.2.1 Kiểu giáo dục bằng biện pháp đúng đắn

Con cái là món quà lớn nhất của cha mẹ. Khi một đứa trẻ được sinh ra thì đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của cha mẹ. Bỡi vậy trách nhiệm của những bậc làm cha làm mẹ là cần phải giáo dục con cái mình lớn lên, trưởng thành là người có ích cho xã hội. Đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào sự phát triển chung của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó nên nhiều gia đình ở địa bàn đã có những hình thức giáo dục con cái đúng đắn. Giáo dục con cái bao gồm nhiều mặt, nhiều vấn đề tuy nhiên ở đề tài nghiên cứu này người viết chỉ tập trung nghiên cứu về giáo dục con trẻ về nội dung đạo đức, phẩm chất, và giáo dục về mặt phẩm chất.

Trong địa bàn nghiên cứu, những gia đình thuộc mẫu nghiên cứu là những gia đình có con từ 6-16 tuổi. Tìm hiểu vào thực trạng nền kinh tế cho thấy xã Hồng quảng hiện nay đang còn là một xã nghèo. Vì nghèo mà người ta phải lao đầu vào làm ăn để kiếm kế sinh nhai nên ít có điều kiện để chăm sóc giáo dục con cái. Vì thế mà tỷ lệ hộ gia đình có hình thức giáo dục con cái đúng đắn chiếm một tỷ lệ thấp. Trong tổng số 100 hộ gia đình thuộc mẫu nghiên cứu thì có 75 hộ chiếm 25% trong tổng số hộ nghiên cứu có cách giáo dục đúng đắn. Những gia đình có hình thức giáo dục con cái đúng đắn này thuộc những gia đình có nền kinh tế khá giả, hoặc những gia đình có cha mẹ là công nhân viên nhà nước có nghề nghiệp ổn định. Giáo dục con cái đúng đắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm cả về tri thức, cách nói năng, cư xử hằng ngày với con cái, cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh. Ngoài ra thì nó còn phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế gia đình nữa. Từ xưa nhân dân ta đã có câu “ Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” một đứa con được sinh ra có phát triển, có trở thành một đứa con ngoan trò giỏi không nó phụ thuộc rất nhiều vào nhân cách sống của bà mẹ. Khi người mẹ là ngưới trực tiếp giáo dục con cái nếu người mẹ đó có đức tính kiên tri, nói năng nhẹ nhàng, mềm dẻo, chăm sóc, tận tình phục vụ con cái hết lang. Có thể dậy bảo nhẹ nhàng, chỉ là những khuyết điểm của con mình rằng con đã làm sai cái này, làm sai cái kia, cần phải sửa đổi như thế nào cho hợp lý. Cách đối nhân xử thế của con như thế là không được, con cần phải sửa đổi lại không được hỗn láo với người lớn, bày vẽ cho con cái cách ăn nói lễ phép. Khi người mẹ đảm nhận chức năng giáo dục con cái mình thì họ đã làm bạn với con họ. Gần gũi, lắng nghe tâm sự của con, hiểu, động viên, chia sẽ và khích lệ con cái. Họ tạo điều kiện tốt nhất cho con học hành, vui chơi, giải trí. Họ luôn tôn trọng những ý kiến và những đóng góp của con trẻ cho dù nó đang còn rất nhỏ. Không bao giờ tỏ thái độ khinh bỉ, mắng nhiếc chạm đến lòng tự ái của con trẻ. Có những cách thức giáo dục con như thế thì dần dần đứa con đó sẽ trưởng thành trong sự khôn ngoan, lễ phép là trò giỏi. Nếu một người mẹ mà văng tục, có lối sống xa đòa, trộm cắp, có cách ứng xử không tốt với mọi người thì cũng sẽ có cách dạy con không đúng đắn. Con cái sẽ học theo lối cư xử của mẹ bỡi vì một lẽ là mẹ cùng làm được thì cớ gì con lại không làm được.Tuy nền kinh tế gia đình vẫn còn nhiều khó khăn quanh năm đầu tắt mặt tối “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”nhưng họ vẫn để cho con cái họ được học hành tử tế có thể bằng bạn, bằng bè. Dù bận công việc đến đâu nhưng họ vẫn luôn kiểm tra bài vở của con vào mỗi tối. Nhắc nhở con dậy học bài mỗi sáng họ luôn là tấm gương sáng cho con cái noi theo và học hỏi.

2.1.2.2 Kiểu giáo dục bằng biện pháp bạo lực

Bạo lực hiện nay đang là một vấn đề cấp bách trong xã hội. Nhưng theo sự điều tra ở đây cho thấy vấn đề bạo lực trong gia đình chiếm một tỷ lệ rất ít không đáng kể trong xã nhà.