Giáo trình Tư pháp quốc tế Đại học quốc gia Hà Nội

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình Tư pháp quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nộido TS.Trần Minh Ngọc và TS. Trần Thị Phương Lan đồng chủ biên cùng với sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học luật Hà Nội.

Tập thể tác giả:

TS. Trần Minh Ngọc

TS. Vũ Thị Phương Lan

TS. Nguyễn Thái Mai

TS. Vũ Đức Long

TS. Bùi Thị Thu

TS. Hà Việt Hưng

PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp

PGS.TS. Đoàn Năng

PGS.TS. Nông Quốc Bình

TS. Nguyễn Hồng Bắc

TS. Nguyễn Tiến Vinh

ThS. Trần Thúy Hằng

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Tư pháp quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội

Tác giả:TS.Trần Minh Ngọc và TS. Trần Thị Phương Lan (chủ biên)

Nhà xuất bản Tư Pháp

3. Tổng quan nội dung sách

Tư pháp quốc tếlà môn khoa học pháp lý chuyên ngành được đưa vào giảng dạy dụng rãi trong các trường đại học đào tạo luật trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhằm phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn Tư pháp quốc tế, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước,Trường Đại học Luật Hà Nộiđã xuất bản và tái bản nhiều lầnGiáo trình Tư pháp quốc tế. Các giáo trình Tư pháp quốc tế này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc trên cả nước, góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về Tư pháp quốc tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta, không ít các vấn đề lý luận vềTư pháp quốc tếđã được cập nhật, làm mới hơn so với trước đây. Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, năm 2019,Trường Đại học Luật Hà Nộiđã tổ chức biên soạn mới cuốnGiáo trình Tư pháp quốc tếvà lần này được tái bản có sửa đổi, bổ sung. CuốnGiáo trình Tư pháp quốc tếđề cập những nội dung cơ bản của khoa học Tư pháp quốc tế nói chung, Tư pháp quốc tế Việt Nam nói riêng trong bối cảnh mới, hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm quan tâm đông đảo của bạn đọc.

Cuốn giáo trình Luật Tư pháp quốc tế - Trường đại học Luật Hà Nộiđược biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương 1: Tổng quan về tư pháp quốc tế

1. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế

2. Các nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế Việt Nam

3. Nguồn của tư pháp quốc tế

Chương 2: Xung đột pháp luật

1. Khái quát về xung đột pháp luật

2. Quy phạm xung đột

3. Áp dụng pháp luật nước ngoài

4. Những vấn đề về hiệu lực của quy phạm xung đột

Chương 3: Chủ thể của tư pháp quốc tế

1. Khái quát về chủ thể của tư pháp quốc tế

2. Người nước ngoài

3. Pháp nhân nước ngoài

4. Quốc gia

5. Tổ chức quốc tế liên chính phủ

Chương 4: Tố tụng dân sự quốc tế

1. Khái quát về tố tụng dân sự quốc tế

2. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế

3. Địa vị pháp lý của chủ thể nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế

4. Vấn đề tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp

5. Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Chương 5: Trọng tài quốc tế

1. Khái niệm trọng tài quốc tế

2. Các nguyên tắc cơ bản trong trọng tài quốc tế

3. Luật áp dụng trong trọng tài quốc tế

4. Công nhân và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

Chương 6: Quyền sở hữu tài sản trong tư pháp quốc tế

1. Khái niệm

2. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài

3. Xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với tài sản mua bán

4. Vấn đề quốc hữu hóa và quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế

5. Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam

Chương 7: Thừa kế trong tư pháp quốc tế

1. Khái niệm thừa kế trong tư pháp quốc tế

2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật các nước và pháp luật Việt Nam

3. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo các điều ước quốc tế

4. Một số nội dung khác thuộc lĩnh vực thừa kế trong tư pháp quốc tế

Chương 8: Quyền tác giả và quyền liên quan trong tư pháp quốc tế

1. Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan trong tư pháp quốc tế

2. Nội dung chủ yếu của các điều ước quốc tế đa phương quan trọng về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

3. Nội dung chủ yếu của các điều ước quốc tế song phương quan trọng của Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

4. Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài

Chương 9: Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng trong tư pháp quốc tế

1. Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế

2. Quyền đối với giống cây trồng

3. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

Chương 10: Hợp đồng trong tư pháp quốc tế

1. Hợp đồng trong tư pháp quốc tế và xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế

2. Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng theo pháp luật một số nước và theo một số điều ước quốc tế

3. Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia

Chương 11: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế

1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế

2. Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế

3. Giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế ở một số lĩnh vực cụ thể

Chương 12: Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

1. Khái quát về quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

2. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

3. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài

4. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chống có yếu tố nước ngoài

5. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ giwuax cha mẹ và con có yếu tố nước ngoài

6. Giải quyết xung đột pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Chương 13: Lao động trong tư pháp quốc tế

1. Khái niệm và phân loại quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài

2. Giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài

3. Pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

4. Đánh giá bạn đọc

Giáo trình Luật Tư pháp quốctế - Trường đại học Luật Hà Nộiđã được các tác giả biên soạn công phu, trong đó trình bày những nội dung cơ bản của môn họcTư pháp quốc tế, gồm: tổng quan về Tư pháp quốc tế, xung đột pháp luật, chủ thể của Tư pháp quốc tế, tố tụng dân sự quốc tế, trọng tài quốc tế, quyền sở hữu tài sản, quyền sở hữu công nghiệp trong Tư pháp quốc tế,……Cuốn giáo trìnhlà học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy bộ môn Luật tư pháp quốc tếcủa học viên, sinh viên và giảng viên trường đại học luật Hà Nội, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về tư pháp quốc tế.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Giáo trình tư pháp quốc tế - Trường Đại học luật Hà Nội".

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây nội dung nguyên tắc thỏa thuận (một trong những nguyên tắc cơ bản trong trọng tài quốc tế) để bạn đọc tham khảo:

Trọng tài quốc tế là cơ quan hoặc phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà pháp luật cho phép được giải quyết bằng trọng tài.

Trọng tài quốc tế chỉ có chức năng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, các tranh chấp trong các lĩnh vực khác như tranh chấp đường biên giới trên đất liền, trên biển... không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài quốc tế mà được giải quyết thông qua thương lượng giữa các quốc gia hoặc thông qua khâu trung gian của tổ chức quốc tế hay của một nước thứ ba.

Nguyên tắc thảo thuận được coi là nguyên tắc nền tảng của trọng tài. Nguyên tắc thoả thuận được ghi nhận với hai nội dung, đầu tiênlà các yêu cầu về trọng tài viên.Trong Luật mẫu của UNCITRAL, các bên có quyền tự do thoả thuận về số lượng trọng tài viên cũng như cách thức bổ nhiệm trọng tài viên, khoản 1 Điều 10 quy định:

"Các bên được tự do quyết định số lượng trọng tài viên”'

và khoản 2 Điều 10 quy định thêm:

"Nếu các bên không quyết định, số lượng trọng tài viên sẽ là ba người”.

Nguyên tắc thoả thuận không chỉ liên quan tới vấn đề trọng tài viên và lập hội đồng trọng tài mà còn liên quan tớicác thủ tục tố tụngđiều chỉnh toàn bộ quá trình trọng tài như địa điểm trọng tài được xác định như thế nào, ngôn ngữ sử dụng trong trọng tài là ngôn ngữ gì, phiên toà trọng tài diễn ra theo cách thức nào, cách xác định luật áp dụng điều chỉnh nội dung hanh chấp, thủ tục ra phán quyết ... về điểm này, Luật mẫu của UNCITRAL cho phép các bên tự do thoả thuận về các thủ tục mà hội đồng trọng tài phải thực hiện khi tiến hành tố tụng, mặt khác họ cũng có quyền thoả thuận về nơi tiến hành trọng tài (địa điểm trọng tài), ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài (Điều 19.1; Điều 20.1; Điều 22). Theo Luật trọng tài của Thụy Sỹ, các bên có thể trực tiếp sử dụng hoặc dựa hên những quy tắc trọng tài xác định thủ tục trọng tài. Họ cũng có quyền"đặt quá trình trọng tài vận hành theo những thủ tục được quy định trong Luật tố tụng được xác định bởi họ ”(Điều 182.1).

Nguyên tắc bình đẳng không chỉ được tìm thấy trong các điều ước quốc tế mà còn thấy trong hầu hết pháp luật các nước cũng như các quy tắc trọng tài mẫu. Luật mẫu của UNCITRAL 1985 ghi nhận như sau:“Các bên phải được đổi xử một cách công bằng và mỗi bên phải được trao đầy đủ cơ hội để trình bày về vụ việc của mình"(Điều 18). Tương tự, đạo luật trọng tài Thụy Điển có nêu rõ tại Phần 24:“Trọng tài sẽ trao cho các bên, trong phạm vi cần thiết, một cơ hội để trình bày về vụ việc của họ bằng văn bản hoặc bằng miệng

TrongLuật trọng tài thương mại 2010 của Việt Nam, nguyên tắc bình đẳng được ghi nhận tại khoản 3 Điều 4 như sau:

“Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình”.

Video liên quan

Chủ đề