Gửi tiết kiệm ngân hàng bao nhiêu tuổi?

So với các kênh đầu tư khác, làm sổ tiết kiệm ngân hàng vẫn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của nhiều cá nhân bởi tính an toàn cao. Đồng thời, trong bối cảnh lãi suất huy động của các ngân hàng đang trên đà tăng trưởng, khách hàng mở sổ tiết kiệm càng có lợi lớn.

Cơ hội khoản tiền nhàn rỗi sinh thêm lợi nhuận: Để tăng tính cạnh tranh, hiện nay mức lãi suất huy động của các ngân hàng đang được đẩy lên cao. Nhìn chung lãi suất gửi tiết kiệm tại nhiều ngân hàng đang ở mức phổ biến 5,5-6,8%/năm (kỳ hạn 1 - 6 tháng), 5,5-6,8%/năm (kỳ hạn 6-12 tháng), 6,6-7,5%/năm (kỳ hạn 12 tháng trở lên). Theo đó, khách hàng gửi càng nhiều, thời hạn gửi càng dài thì lãi suất càng cao, lợi nhuận càng hấp dẫn.

Theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, đã đủ điều kiện để mở sổ tiết kiệm, không cần thông qua người đại diện theo pháp luật.

Thứ ba, khoản 1 Điều 76 Luật hôn nhân gia đình quy định: con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý. Khoản 2 Điều 77 quy định con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Từ những căn cứ pháp lý trên, có thể kết luận rằng bạn hoàn toàn có khả năng nhận số tiền mà ông bà ngoại tặng cho, tự mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng và có toàn quyền quản lý, định đoạt đối với tài sản riêng nêu trên mà không phải thông qua người đại diện theo pháp luật.

Mở sổ tiết kiệm là một cách để tích lũy và sinh lời an toàn nhất hiện nay. Vậy theo quy định của pháp luật thì bao nhiêu tuổi được phép mở sổ tiết kiệm?

Mục lục [Ẩn]

Gửi tiết kiệm cho khoản tiền nhàn rỗi, hay gửi góp cho các kế hoạch tương lai là hình thức phổ biến đối với nhiều người. Gửi tiết kiệm không những giúp quản lý tài chính hiệu quả, an toàn mà nó còn đem lại lợi nhuận cho người gửi. Vậy theo quy định của pháp luật, bao nhiêu tuổi mới được gửi tiết kiệm? thủ tục mở sổ cho người dưới 18 tuổi sẽ có những gì?

Gửi tiết kiệm cho người dưới 18 tuổi có được không?

Hiện nay người dưới 18 tuổi hoàn toàn có thể mở sổ tiết kiệm đứng tên mình theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Ngoài ra, Thông tư 48/2018/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định, người gửi tiền là:

1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

3. Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.

Như vậy hiện nay quy định này, khi mở sổ tiết kiệm sẽ không giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng phát triển về khả năng nhận thức của người gửi tiết kiệm mà mỗi đối tượng sẽ phải đáp ứng các điều kiện nhất định.

Nội dung liên quan đến câu hỏi của bạn Trần Thị Thu được nêu tại Thông tư 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quy định về tiền gửi tiết kiệm. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/7/2019.

Cụ thể, Điều 3, Điều 6 và Điều 10 của Thông tư 48/2018/TT-NHNN nêu rõ:

Điều 3. Người gửi tiền

1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

3. Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.

Điều 6. Hình thức tiền gửi tiết kiệm

1. Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo:

a) Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định.

b) Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.

2. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. Quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung về phương thức trả lãi, phương pháp tính lãi, kéo dài thời hạn gửi tiền, rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm, các trường hợp người gửi tiền phải thông báo trước việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm.

Điều 10. Đồng tiền nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm

1. Đồng tiền nhận tiền gửi tiết kiệm là đồng Việt Nam, ngoại tệ. Tổ chức tín dụng xác định loại ngoại tệ nhận tiền gửi tiết kiệm.

2. Đồng tiền chi trả tiền gửi tiết kiệm là loại đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Việc chi trả đối với ngoại tệ lẻ được thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.

3. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là người cư trú, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận việc chi trả gốc, lãi vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền.

4. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là người không cư trú gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận chi trả gốc bằng số tiền đã gửi và lãi tương ứng vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền.

5. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của công dân Việt Nam là người cư trú gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận chi trả gốc bằng số tiền đã gửi và lãi tương ứng vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của chính người gửi tiền.

Căn cứ vào những quy định trên, con gái của bạn Trần Thị Thu sinh ngày 19/10/2006 (chưa đủ 15 tuổi) vẫn được gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng với điều kiện phải thông qua người đại diện theo pháp luật.

Mặt khác, theo quy định, đồng tiền chi trả tiền gửi tiết kiệm là loại đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Do đó, bạn có thể gửi tiết kiệm và nhận chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ./.