Gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào lãi suất cao năm 2024

TPO - Nhiều ngân hàng bắt đầu cuộc đua tăng lãi suất huy động. Lãi suất cao nhất thuộc kỳ hạn cao và gửi bằng hình thức gửi tiết kiệm online.

Từ đầu tháng 5 đến nay có hơn 10 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động.

Theo đó, có 2 ngân hàng có mức lãi suất trên 6%/năm là OCB và OceanBank. Cụ thể, lãi suất huy động cao nhất đang 6,1%/năm, được OceanBank áp dụng cho tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 36 tháng. Ngân hàng này cũng có mức lãi suất kỳ hạn 24 tháng cao nhất thị trường với 6%/năm.

Xếp thứ hai là ngân hàng OCB với lãi suất 36 tháng gửi online 6%/năm và 24 tháng là 5,8%/năm.

Gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào lãi suất cao năm 2024

Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại sớm hơn dự kiến.

Sau OCB, có 3 nhà băng cùng niêm yết mức lãi suất kỳ hạn 36 tháng lên tới 5,8% bao gồm: VietBank, Saigonbank và SHB. Tuy nhiên, mức lãi suất kỳ hạn 24 tháng của các nhà băng này lại không giống nhau. VietBank đang niêm yết mức lãi 5,8%/năm; Saigonbank niêm yết mức lãi 5,7%/năm trong khi SHB có mức lãi tiền gửi 24 tháng 5,5%/năm.

Ngân hàng NCB có mức lãi suất đồng nhất từ 18 tháng đến 36 tháng là 5,7%/năm. Trong khi đó, LPBank và TPBank đều có mức lãi tiền gửi từ 24 tháng đến 36 tháng là 5,6%/năm.

Trong khi đó, ngân hàng HDBank đang dẫn đầu ở kỳ hạn 18 tháng với lãi suất lên đến 5,9%/năm. Nhưng kỳ hạn 24-36 tháng tại HDBank chỉ có mức lãi 5,5%/năm, mức lãi suất này cũng được áp dụng tương tự với ngân hàng Kienlongbank.

Tính riêng kỳ hạn 12 tháng, OceanBank tiếp tục có mức lãi suất cao nhất thị trường với 5,4%/năm. Tiếp theo là mức lãi suất 5,2%/năm của VietBank, NCB, và KienLong Bank cao thứ nhì thị trường.

Ở nhóm ngân hàng quốc dân, VietinBank là ngân hàng duy nhất tăng lãi suất huy động trong tháng 5 này, hiện duy trì mức lãi suất 5%/năm, áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 24 - 36 tháng.

Trong khi 3 "ông lớn" còn lại bao gồm Vietcombank, Agribank và BIDV đều đang niêm yết lãi suất huy động dưới 5%/năm ở các kỳ hạn. Thậm chí lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng tại Vietcombank và Agribank còn được niêm yết dưới 2%/năm.

Theo các chuyên gia, việc lãi suất tiết kiệm tăng trở lại trong bối cảnh dòng tiền của người dân đang ra khỏi hệ thống ngân hàng, trong khi áp lực tỷ giá lớn là nguyên nhân tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.

Theo khảo sát của phóng viên Dân trí, đến ngày 24/6, ít nhất 22 ngân hàng, chủ yếu là nhóm ngân hàng cổ phần, tăng lãi suất gửi tiền từ đầu tháng 6.

Tại nhóm 4 ngân hàng quốc doanh, duy nhất VietinBank điều chỉnh tăng lãi suất. Còn ở Agribank, BIDV, Vietcombank, biểu lãi suất vẫn chưa được điều chỉnh trong hơn 2 tháng qua.

Cụ thể, tại VietinBank, khách hàng lựa chọn gửi tiết kiệm trực tuyến sẽ được cộng thêm lãi suất 0,3-0,4%/năm so với niêm yết khi gửi tiền tiết kiệm tại các kỳ hạn từ 1-11 tháng. Với chính sách trên, lãi suất huy động cao nhất tại VietinBank có thể lên đến 5,2%/năm nếu khách hàng gửi tiền kỳ hạn từ 24-36 tháng.

*Biểu lãi suất một số ngân hàng (Đơn vị: %/năm)

Ngân hàng 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng Agribank 1,6 1,9 3 4,7 BIDV 2 2,3 3,3 4,7 VietinBank 2 2,3 3,3 4,7 Vietcombank 1,6 1,9 2,9 4,6 ABBank 3,2 3,6 4,8 5,6 ACB 2,8 3,1 3,9 4,7 Eximbank 3,5 3,8 4,5 5 HDBank 3,25 3,52 4,9 5,5 LPBank 3,4 3,5 4,7 5,1 MB 3,1 3,4 4,2 5 MSB 3.7 3,7 4,6 5,4 NCB 3,6 3,9 5,25 5,6 SHB 3,1 3,2 4,5 5

Khảo sát tại các ngân hàng thương mại cổ phần cho thấy lãi suất tiền gửi cao nhất khách hàng có thể nhận được là 6,1%/năm, áp dụng tại NCB với kỳ hạn 18-60 tháng hoặc tại OceanBank với kỳ hạn 18-36 tháng hay OCB với kỳ hạn 18 tháng.

Còn với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất các ngân hàng phổ biến trong khoảng từ 4,6%/năm đến 5,5%/năm. Mức lãi suất cao có thể dao động trong khoảng từ 5,5/năm đến 5,7%/năm, một số đơn vị áp dụng mức này có thể kể đến BacABank, HDBank, ABBank, Kienlongbank…

Trong tháng 6, có ngân hàng thậm chí tăng lãi suất tới 3 lần. Như Eximbank vừa tiếp tục điều chỉnh biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm, nâng lãi suất kỳ hạn 6-9 tháng lên 4,5%/năm, tăng 0,2%/năm so với trước đó. Trước đó, ngân hàng cũng đã có 2 lần tăng lãi suất vào các ngày 7 và 14/6. Lãi suất tiết kiệm đang được áp dụng tại ngân hàng này dao động từ 3,5/năm đến 5,2%/năm.

Hay TPBank cũng đã có 2 lần tăng lãi suất tiết kiệm trong tháng 6, mức tăng từ 0,2/năm đến 0,4%/năm tùy từng kỳ hạn. Lãi suất tại đây cao nhất là 5,7%/năm, cho kỳ hạn từ 24 tháng.

Gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào lãi suất cao năm 2024

Ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất nhằm thu hút dòng vốn nhàn rỗi từ dân cư (Ảnh: Mạnh Quân).

Ngoài ra, bên cạnh lãi suất huy động thông thường hiện nay, một số ngân hàng tiếp tục duy trì chính sách lãi suất đặc biệt, với mức chênh lệch đáng kể so với lãi suất thông thường. Tuy nhiên, số tiền khách hàng gửi để được nhận mức lãi suất này cũng ở mức rất cao.

Đơn cử, tại HDBank, lãi suất là 7,7%/năm, áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 12 tháng với số dư từ 500 tỷ đồng trở lên, và có thể lên tới 8,1%/năm, áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 13 tháng, với số dư từ 500 tỷ đồng trở lên.

DongA Bank là 7,5%/năm dành cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 13 tháng trở lên, với số tiền gửi từ 200 tỷ đồng.

ACB đang áp dụng lãi suất đặc biệt 5,7% (lĩnh lãi hàng tháng) và 5,9%/năm (lĩnh lãi cuối kỳ) dành cho khách hàng có số dư tiền gửi từ 200 tỷ đồng trở lên và tiền gửi kỳ hạn 13 tháng.

PVCombank cũng có chính sách lãi suất đặc biệt lên đến 9,5%/năm - mức cao nhất trên thị trường, dành cho tiền gửi kỳ hạn 12 và 13 tháng. Tuy nhiên, số tiền khách hàng gửi phải từ 2.000 tỷ đồng.

Gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào lãi suất cao năm 2024

Lãi suất huy động đang phục hồi (Ảnh: Mạnh Quân).

Theo dự báo của Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS), lãi suất huy động đang có xu hướng tăng dần từ mức đáy. Mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng 0,5-1%/năm, nhưng sẽ khó tạo ra một cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi trên toàn thị trường.

Có lo lãi vay tăng theo?

Trước ý kiến động thái điều chỉnh lãi suất tiết kiệm tăng được cho là nhằm cân bằng với tỷ suất sinh lời của các kênh đầu tư khác, đặc biệt vàng thời gian qua do tỷ suất sinh lời của vàng lên tới 18%, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình phủ nhận.

Theo ông, các ngân hàng nâng lãi suất xuất phát từ chính lợi ích của họ, nhằm đảm bảo chỉ số an toàn vốn, hệ số thanh khoản… "Điều này giúp người dân hưởng lợi gián tiếp khi kênh đầu tư tiền gửi bắt đầu hấp dẫn trở lại", vị chuyên gia nói.

Lãi suất tăng cũng là tin vui cho những người muốn rót tiền vào kênh an toàn song không ít khách hàng lại thường trực nỗi lo điều này sẽ kéo theo lãi suất cho vay tăng theo.

Ông Bình cho rằng nỗi lo này là có cơ sở bởi lãi vay được xác định dựa trên lãi đầu vào cộng với biên độ của từng ngân hàng. Theo ông, lãi suất tăng là xu thế nhưng trong ngắn hạn, người dân chưa cần lo lãi vay tăng theo, khi nhìn tổng thể bối cảnh chung của nền kinh tế.

Cụ thể, vị chuyên gia chỉ ra cầu tín dụng còn tương đối yếu. Đến ngày 14/6, tín dụng tăng 3,79% so với cuối năm 2023, còn cách rất xa mục tiêu 14-15%/năm của nhà điều hành tiền tệ.

Bên cạnh đó, về phía doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp nhiều khó khăn, thể hiện qua số liệu rút lui khỏi thị trường. Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm nay, có 97.299 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều doanh nghiệp không đảm bảo được tỷ lệ kinh doanh có lãi.

"Như vậy, tín dụng hệ thống ngân hàng vẫn chưa tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Các ngân hàng cũng sẽ khá lưỡng lự khi tăng lãi suất cho vay do phải đảm bảo việc lãi suất cần hấp dẫn các doanh nghiệp", ông Bình nhận định.

Ông cho rằng trong vài tháng tới, lãi suất đầu ra không tăng. Sức ép về lãi suất chỉ có thể xảy ra tăng những tháng cuối năm. "Các ngân hàng trong thời gian tới sẽ phải chịu thiệt về lợi nhuận do chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra không lớn", ông nói.

"Trong kịch bản tình hình kinh tế phục hồi cuối năm, nếu cầu tín dụng gia tăng thì lãi suất cho vay sẽ tăng. Điều này có thể diễn ra trong cuối quý III và đầu quý IV", ông Bình nói.

Trước đó, quý đầu năm nay, nhiều ngân hàng đồng loạt tung gói vay mới cho cá nhân vay mua nhà trung dài hạn, với lãi suất 5-6%/năm, ngang hoặc chỉ cao hơn 1 đến 2 điểm % so với gửi tiết kiệm 12 tháng tại một số đơn vị.

Giám đốc tư vấn và đầu tư tại một công ty chứng khoán cho biết vay mua nhà đang là một trong những chính sách được các ngân hàng đẩy mạnh để tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh khó khăn chung. Không chỉ vậy, với tất cả lĩnh vực khác từ vay sản xuất kinh doanh đến vay tiêu dùng… cũng đang có ưu đãi hấp dẫn so với trước đây.

Vị này đánh giá mặt bằng lãi đầu vào sẽ không thể tăng "nóng" trên diện rộng mà mức tăng chỉ vừa phải, chưa lo ảnh hưởng tới lãi đầu ra. "Hiện tại và sắp tới, lãi suất đầu ra đều trong xu hướng giảm theo chỉ đạo từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước", chuyên gia nói.

Tháng trước, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng yêu cầu các ngân hàng phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay, nhất là cho vay chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, nhà ở xã hội... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.