Hạch toán chi phí nuôi cá trắm cỏ

Với mục tiêu tận dụng triệt để nguồn thức ăn sẵn có, từ đó mang lại hiệu quả về kinh tế, giảm dịch bệnh, cải thiện môi trường nuôi cá và giảm thiểu ô nhiễm gây ra do hoạt động chăn nuôi, Trung tâm lựa chọn 3 hộ thâm gia mô hình gồm: anh Nguyễn Văn Dương, Vũ Anh Tuấn ở thôn Tân Mỹ và anh Vũ Hải Lâm ở thôn Chùa, xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang. 

Hạch toán chi phí nuôi cá trắm cỏ

Thu hoạch cá trắm cỏ tại mô hình nuôi cá trắm cỏ sử dụng chế phẩm sinh học Gos-Power thực hiện tại xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Tổng diện tích ao nuôi cá trắm cỏ của 3 hộ dân trên là 1,5ha, trong đó thả 15.000 con cá chủ yếu là trắm cỏ, cá chép, cá rô phi. 

Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 70% thức ăn và 50% chế phẩm sinh học, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ KT Nông nghiệp thành phố thường xuyên hướng dẫn người dân vệ sinh ao cá, cách phòng chống dịch bệnh và dùng thuốc kháng sinh phòng trừ khi cần thiết.

Anh Nguyễn Văn Dương, thôn Tân Mỹ, xã Đồng Sơn một trong những hộ dân tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ chia sẻ: Đây là lần đầu tiên các hộ dân nuôi cá trắm cỏ ở thôn sử dụng chế phẩm sinh học Gos-Power.

Kết quả bước đầu đã khẳng định được ưu điểm và hiệu quả bởi đặc tính cá trắm cỏ dễ nuôi, môi trường ao nuôi luôn đảm bảo, hạn chế dịch bệnh, cá trắm nhanh lớn, đem lại năng suất và hiệu quả cao hơn cách nuôi thông thường.

Qua đánh giá nghiệm thu của Trung tâm dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp thành phố, cá trắm cỏ của 3 hộ dân tại xã Đồng Sơn phát triển, sinh trưởng tốt, cá khỏe, ao nuôi sạch. 

Sau 8 tháng nuôi, tỷ lệ sống bình quân đạt 80%, trọng lượng cá trắm cỏ trung bình đạt 3,5-4kg; hệ số thức ăn 1.8; sản lượng đạt 29,4 tấn cá (tương đương 19,6 tấn/ha), trừ chi phí thu lãi 170-200 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Vinh, Trung tâm Dịch vụ KT Nông nghiệp thành phố Bắc Giang là người trực tiếp chỉ đạo mô hình cho biết, trong suốt quá trình nuôi các hộ đều sử dụng 100% thức ăn công nghiệp có hàm lượng Protein 25-35%. 

Cho cá ăn theo phương pháp 4 định, định vị trí, định chất lượng, định số lượng, định thời gian. Khối lượng thức ăn và hàm lượng đạm trong thức ăn được cho ăn theo từng giai đoạn phát triển của cá trắm cỏ.

Công tác quản lý môi trư­ờng nước ao nuôi cũng như­ phòng trừ dịch bệnh được chú trọng, định kỳ dùng vôi, kết hợp với chế phẩm sinh học gos-power để xử lý môi trường ao nuôi. Do đó, trong quá trình nuôi cá trắm cỏ sinh trưởng phát triển tốt không có dịch bệnh xả ra.

Mô hình sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp để nuôi thâm canh cá trắm cỏ là chính mô hình mới. Tuy nhiên, bước đầu đã khẳng định được ưu điểm và hiệu quả bởi đặc tính dễ nuôi, môi trường ao nuôi luôn đảm bảo, hạn chế dịch bệnh, cá nhanh lớn. 

Áp dụng quy trình nuôi cá trắm cỏ sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp có ưu điểm hơn hình thức nuôi truyền thống bởi đã rút ngắn thời gian nuôi, cá nhanh lớn, giảm được công lao động.

Thêm vào đó, mật độ nuôi cá trắm cỏ tăng lên từ đó nâng cao được năng suất trên một đơn vị diện tích, tạo ra sản phẩm đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. 

Nuôi cá trắm cỏ sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp rất dễ áp dụng và phù hợp với nhiều điều kiện về nguồn nước, chất đất và có thể triển khai trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp thành phố Bắc Giang khuyến cáo, nuôi cá trắm cỏ sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp cần có vốn đầu tư và chủ động về con giống, thả mùa vụ sớm và kích cỡ cá giống ≥ 500g/con.

Nuôi cá trắm cỏ bằng thức ăn công nghiệp và có sử dụng chế phẩm sinh học nên thu hoạch vào dip tết Nguyên đán sẽ cho kết quả và hiệu quả cao hơn. 

Ngoài ra có thể kết hợp tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: cám gạo, bột ngô, bột đỗ, thóc, cỏ cho cá trắm cỏ ăn để hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá trắm cỏ

Bước 1: Chuẩn bị ao:

- Đắp bờ, cày bừa và phơi đáy ao 5 - 7 ngay để cho mặt ao thật khô, sau đó tẩy rửa ao bằng vôi bột và bón phân chuồng và cho nước vào  

Bước 2: Chọn cá:

- Chọn những con khỏe, đẹp, to đều nhau và không mắc bệnh gì.

- Mật độ thả: Cá trắm 2.000 con / 1000m2

Bước 3: Chăm sóc:

- Với cá trắm trung bình một ngày cắt 50 kg cỏ cho ăn ( không được thiếu ngày nào ), ngoài ra mỗi ngày cho thêm một gánh phân trâu vào trong ao, trung bình 1 tháng cắt 1 - 2 gánh phân xanh bó thành bó đóng cọc ngâm trong ao đến khi lá phân xanh rụng hết thì vớt thân phân xanh ra khỏi ao. Vì trong ao có cá trắm nên chú y cho nước ra vào đều đặn.

- Hàng tháng bón thêm phân đạm, lân và vôi cho ao

Bước 4: Thu hoạch:

- Nuôi được 1 năm thì tát cạn ao thu họach

Tính trung bình Cá trắm ( còn 70% ), 1.400 con x 0.4 kg/con x12.000 đ/kg =   6.720.000 đồng

- Tổng thu: 6.720.000 đồng

Tổng chi phí:

Stt

Chi phí

ĐVT

Số lượng

Đơn giá (đồng )

Thành tiền

1

Cá Trắm

Con

2.000

500

1.000.000

2

Phân đạm

Kg

120

2.500

300.000

3

Phân lân

Kg

180

1.000

180.000

4

Vôi

Kg

500

500

250.000

5

Tổng chi

1.630.000

Chưa kể công chăm sóc vì tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình Hoạch toán Thu - chi: 6.720.000 - 1.630.000 = 5.090.000 đồng

Hạch toán chi phí nuôi cá trắm cỏ

Hộp nhựa nuôi cua lột được làm từ nhựa pp chịu được va đập, nắng nóng. Lợi ích là tận dụng thức ăn (cá rô phi, cá tạp …), diện tích ao có sẵn, cải thiện môi trường đất, nước …

Hạch toán chi phí nuôi cá trắm cỏ

Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …

Hạch toán chi phí nuôi cá trắm cỏ

Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ Composite, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.

Hạch toán chi phí nuôi cá trắm cỏ
Lưu ý nuôi cá trắm giòn

Ao nuôi cá trắm giòn cần thiết kế như thế nào? Kỹ thuật nuôi cá trắm giòn có gì khác so với nuôi cá trắm cỏ?

Hạch toán chi phí nuôi cá trắm cỏ
Dễ nuôi như cá trắm cỏ

Cá trắm cỏ tuy không phải là loài cá có chất lượng cao nhưng lại được bà con ta nuôi nhiều vì nó dễ nuôi và mau lớn. Nó là loài cá nước ngọt

Hạch toán chi phí nuôi cá trắm cỏ
Giá trị dinh dưỡng của cá trắm

Cá trắm là một loại thức ăn bổ dưỡng, ngon, quý, rất có giá trị dinh dưỡng. Theo quan điểm của người tiêu dùng, cá trắm đen quý hơn cá trắm trắng.

Hạch toán chi phí nuôi cá trắm cỏ
Phòng, trị bệnh trên cá trắm cỏ

Bệnh đốm đỏ thường gặp ở cá trắm cỏ hơn 1 năm tuổi, là loại bệnh truyền nhiễm do các loài vi khuẩn Aeromonas di động, bao gồm A.hydrophyla, A.caviae, A.sorbriad