Hạch toán nộp thuế GTGT cho Nhà nước

KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN VỚI NHÀ NƯỚC

  1. Nội dung các khoản thanh toán với ngân sách Nhà nước

Trong đơn vị HCSN các khoản phải thanh toán với ngân sách Nhà nước theo nghĩa vụ tài chính bắt buộc bao gồm:

- Thanh toán với ngân sách Nhà nước về các loại thuế theo luật định.

- Thanh toán các khoản phí và lệ phí, thu sự nghiệp theo quy định phải nộp cho Nhà nước

- Các khoản phải nộp khác (nếu có).

Kế toán thanh toán với ngân sách Nhà nước phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

Kê khai, ghi chép theo dõi các khoản thanh toán với ngân sách Nhà nước trên chứng từ , sổ chi tiết, tổng hợp có liên quan đế từng loại cụ thể

Quản lý, giám sát, báo cáo kịp thời tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp hộ, thu hộ, phải thanh toán với ngân sách Nhà nước theo từng nội dung công nợ

  1. Kế toán thanh toán với ngân sách Nhà nước

3.1. Kế toán thanh toán với ngân sách Nhà nước về thuế GTGT

Các đơn vị HCSN thuộc diện chịu thuế GTGT phải đăng ký kê khai, nộp thuế GTGT theo luật định và kế toán phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Đối với đơn vị áp dụng phương pháp khấu trừ:

Số tiền thu bán hànghóa, sản phẩm, dịch vụ, thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc diện chịu thuế GTGT được phản ánh trên TK 531 -Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ- là số tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ chưa có thuế GTGT

Giá trị vật liệu, dụng cụ, hànghóa, TCSĐ, dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động SXKD chịu thuế GTGT là giá mua không có thuế GTGT

Kế toán phản ánh chính xác 4 chỉ tiêu: Thuế GTGT đầu ra phát sinh , thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, thuế GTGT được hoàn lại, được giảm,

Đối với đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp:

Số tiền thu bán hànghóa, sản phẩm, dịch vụ, thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc diện chịu thuế GTGT được phản ánh trên TK 531 “Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ” là tổng giá thanh toán

Tổng giá thanh toán = Giá bán + Thuế GTGT

Giá trị vật liệu, dụng cụ, hànghóa, TCSĐ, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán có cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán)

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT x thuế suất (%) thuế GTGT

Giá trị gia tăng = Giá bán của hàng - Giá mua của hàng

Kế toán phải phản ánh chính xác các chỉ tiêu: Thuế GTGT phảinộp, thuế GTGT đã nộp, thuế GTGT còn phải nộp

+Đối với hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước, hoạt động SXKD chịu thuế GTGT và cho hoạt động thường xuyên, dự án thì thuế GTGT được trang trải bằng nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án, nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Vì vậy, kế toán phải hạch toán rõ ràng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được hạch toán vào tài khoản 661, 662,635

+ Đối với hànghóa, dịch vụ có tính đặc thù:: tem bưu điện, vé cước vận tải, thì đơn vị HCSN căn cứ vào giá hàng hóa dịch vụ mua vào đã có thuế GTGT để xác định giá mua chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Giá chưa có thuế được xác định như sau:

Giá thanh toán

Giá chưa có thuế GTGT = ---------------------------------------------

1 + (%) thuế suất của HH-DV đã

+Đối với nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra (không cóhóađơn). Kế toán căn cứ vào bản kê thu mua hànghóanông sản, lâm sản,thủysản tính ra thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ % tính trên giá trị nguyên liệu mua vào theo quy định của chế độ thuế GTGT

+ Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ thuế GTGT phải nộp tháng đã. Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ > số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào = thuế GTGT đầu ra của tháng đã. Số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định.

  1. Kết cấu và nội dung tài khoản 311 (3113) và 333 (3331)

Tài khoản 311 (3113)

ØBên Nợ:Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

ØBên Có:

-Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ trong kỳ

-Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ

-Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại

-Số thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại cho người bán

ØSố dư bên Nợ:Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.

ØTài khoản này có 2 TK cấp 3

+ TK 31131: ThuếGTGT được khấu trừ của hànghóa, dịch vụ. TK này phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hànghóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hànghóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

+ TK 31132: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ. TK này phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh dùng vào hoạt độnh SXKD hànghóa, dịch vị chịu thuế GTGT.

Đối với đơn vị HCSN khi sử dụng TK 3113 cần chú ý: TK 3113 chỉ áp dụng cho những đơn vị tổ chức kế toán riêng được chi phí và thuế GTGT đầu vào cho những hànghóa, dịch vụ, TCSĐ dùng cho việc SXKD tạo ra sản phẩm, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN của các đơn vị HCSN có hoạt động SXKD chịu thuế GTGT.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3331

ØBên Nợ:

-Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

-Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp

-Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN

-Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại

ØBên Có:

-Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ

-Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu

ØSố dư bên Có:Số thuế GTGT còn phải nộp cuối ký

ØSố dư bên Nợ:Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN

ØTK 3331 chi tiết thành 2 tài khoản cấp 3

+ TK 33311: Thuế GTGT đầu ra của hànghóa, sản phẩm dịch vụ bán ra

+ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu

  1. Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về thuế GTGT

A.Theo phương pháp khấu trừ

- Kế toán thuế GTGT đầu vào

1- Khi mua vật tư, hànghóa, dịch vụ, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD chịu thuế GTGT thì giá trị các loại vật tư, hànghóa, dịch vụ, TSCĐ nhập kho là giá chưa có thuế chưa có thuế GTGT

Nợ TK 152, 155: Giá thực tế nhập kho

Nợ TK 631: Dùng ngay cho SXKD

Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ dùng vào SXKD

Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 111, 112, 3311 Tổng giá thanh toán

2- Khi mua hànghóabán ngay cho khách hàng.

Nợ TK 511: Phản ánh giá thực tế mua hàng

Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 111, 112, 331- Tổng giá thanh toán

3- Khi nhập khẩu hànghóa, vật tư, TSCĐ thuộc diện chịu thuế GTGT dùng vào SXKD

+ Khi nhận hàng nhập khẩu kế toán ghi theo tổng giá thanh toán

Nợ TK 152, 153, 155, 211, 213

Có TK 3337 (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 111, 112

+ Đồng thời phản ánh thuế GTGT hànghóanhập khẩu phải nộp được khấu trừ.

Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 333 (33312): Thuế GTGT đầu ra phải nộp

4- Đối với hànghóa, vật tư, dịch vụ, lao vụ dùng đồng thời cho SXKD và chi hoạt động thường xuyên, chi dự án, cho thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước.

+ Khi mua về nhập kho

Nợ TK 152, 153, 155: Giá thực tế nhập kho

Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 111, 112, 331- Tổng giá thanh toán

+ Cuối kỳ, kế toán xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số không được khấu trừ

Nợ TK 661: Thuế GTGT không được khấu trừ tính vào chi hoạt động

Nợ TK 662: Thuế GTGT không được khấu trừ tính vào chi dự án

Có 3113.

- Kế toán thuế GTGT đầu ra

1- Khi bán hànghóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT, kế toán phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán:

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 333 (3331): Thuế GTGT đầu ra

Có TK 531: Doanh thu không có thuế GTGT

2- Khi phát sinh thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc diện chịu thuế GTGT

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 333 (3331):

Có TK 511 (5118)

3- Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hànghóa

Nợ TK 152, 155, 531: Giá chưa có thuế GTGT

Có TK 333 (3337): chi tiết thuế nhập khẩu

Có TK 111, 112, 331

Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu

+ Trường hợp nhập khẩuhànghóadùng cho hoạt động SXKD hànghóa, dịch vụ chịu thuế GTGT khấu trừ

Nợ TK 311 (3113)

Có TK 333 (33312)

+ Trường hợp nhập khẩu vật tư, hànghóa, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD hànghóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc hoạt động HCSN

Nợ TK 152, 155, 211, 531, 661, 662

Có TK 333 (33312)

4- Xuất quỹ hoặc rút TGNH nộp thuế vào NSNN

Nợ TK 333 (33312)

Có TK 111, 112

5- Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT phải nộp

*Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ < số thuế GTGT đầu ra phát sinh

Nợ TK 333 (3331)

Có TK 311 (3113): Số thuế được khấu trừ

Có TK 111, 112: Số tiền nộp thuế

*Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ> số thuế GTGT đầu ra phát sinh thì số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế.

-Đơn vị nhận tiền NSNN hoàn lại thuế GTGT đầu vào

Nợ TK 111, 112

Có TK 311 (3113)

-Đơn vị được giảm thuế GTGT

+ Nếu được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp

Nợ TK 333 (3331)

Có TK 531, 511 (5118)

+ Nếu thuế GTGT được NSNN trả lại bằng tiền

Nợ TK 111, 112

Có TK 531, 511 (5118)

6- Hàng bán bị trả lại. Phản ánh số tiền trả lại cho người mua, với số hàng bán bị trả lại

Nợ TK 531: Giá bán chưa có thuế GTGT

Nợ TK 333 (3331): Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại

Có TK 111, 112, 311

  1. Theo phương pháp trực tiếp

1- Khi mua vật tư, hànghóa, dịch vụ về nhập kho hoặc dùng ngay vào sản xuất kinh doanh

Nợ TK 152, 155, 211, 631: Bao gồm cả thuế GTGT

Có TK 111, 112, 3311 Tổng giá thanh toán

2- Khi bán hànghóa, dịch vụ

Nợ TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán cả thuế GTGT

Có TK 531: Doanh thu bán hàng

3- Cuối kỳ tính, xác định thuế GTGT phải nộp tính trên phần GTGT do cơ quan thuế xác định

Nợ TK 531: Các khoản thu

Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp

4- Khi nộp thuế GTGT vào NSNN

Nợ TK 333 (3331)

Có TK 111, 112

5- Khi mua hànghóa, vật tư nhập khẩu

- Khi mua hànghóa, vật tư, TSCĐ

Nợ TK 152, 155, 211

Có TK 333 (3331): Thuế GTGT

Có TK 333 (3337) :Thuế nhập khẩu

Có TK 111, 112, 331

- Khi nộp thuế GTGT và thuế nhập khẩu cho NSNN

Nợ TK 333 (3337) :Thuế nhập khẩu

Nợ TK 333 (3331): Thuế GTGT

Có TK 111, 112: Số thuế phải nộp

-Khi được giảm thuế

+ Nếu giảm trừ vào thuế số thuế GTGT phải nộp trong kỳ

Nợ TK 333 (3331): Thuế GTGT

Có TK 511 (5118)

+ Nếu số thuế GTGT được giảm, đơn vị nhận được tiền

Nợ TK 111, 112

Có TK 511 (5118)

5- Đối với hànghóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu

- Khi tiêu thụ hànghóa, dịch vụ

Nợ TK 111, 112, 311: Tổng giá bán

Có TK 531: Các khoản thu

- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp

Nợ TK 531: Các khoản thu

Có TK 333 (3337): Số thuế phải nộp

- Xuất quỹ tiền mặt hoặc TGNH nộp thuế cho NSNN

Nợ TK 333 (3337)

Có TK 111, 112.