Hàng hóa không được gửi kho ngoại quan năm 2024

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định về danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục quy định tại Điều 3 Quyết định này.

2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan và lực lượng chức năng liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục quy định tại Điều 3 Quyết định này.

Điều 3. Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan

Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan (sau đây gọi tắt là Danh mục):

TT

Mô tả hàng hóa

Mã hàng

1

Thuốc lá điếu, từ lá thuốc lá hoặc từ các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá Thuốc lá điếu có chứa lá thuốc lá có nhãn hiệu 555, Esse không có xuất xứ Việt Nam

24.02.20

2

Rượu Rượu whisky có dung tích trên 50 ml không có xuất xứ Việt Nam

22.08.30.00

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Đối với các lô hàng đã được đưa vào kho ngoại quan trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về thời hạn gửi kho ngoại quan. Sau khi hết thời hạn lưu giữ tại kho ngoại quan theo quy định tại Điều 61 Luật Hải quan mà không thực xuất được thì buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập ban đầu.

2. Căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành theo dõi, rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đối tượng quy định tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Kho ngoại quan là loại hình kho khá phổ biển trong cộng đồng các cá nhân/doanh nghiệp làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Có rất nhiều mặt hàng có thể lưu trữ tại kho ngoại quan, tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng đủ tiêu chuẩn và phù hợp đưa vào bảo quản, xử lý tại kho này.

Vậy hàng gửi kho ngoại quan có yêu cầu gì?

Những loại hàng nào thì không được gửi trong kho ngoại quan?

Cùng ALS tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thế nào là kho ngoại quan

Trước khi tìm hiểu về những hàng hóa gửi kho ngoại quan, chúng ta cần nắm rõ kho ngoại quan là gì? thế nào là kho ngoại quan?

Theo định nghĩa, kho ngoại quan là hệ thống kho bãi tách rời, được hải quan quy định cụ thể về địa điểm làm thủ tục cho các hàng hóa chờ xuất khẩu hoặc những loại hàng hóa từ nước ngoài đưa vào để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc nhập khẩu vào nước ta.

2. Hàng hóa gửi kho ngoại quan cần đảm bảo điều kiện gì?

Theo điều 85 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định rất rõ về các loại hàng hóa gửi kho ngoại quan cụ thể như sau.

  1. Hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan quy định tại Khoản 1 Điều 84 Nghị định này được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan.
  1. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan bao gồm:

- Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;

- Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;

- Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.

3. Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm:

- Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;

- Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.

Hàng hóa như thế nào thì không được gửi tại kho ngoại quan?

Trong khoản 4, điều 85 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP cũng quy định rất rõ về danh mục hàng hóa không được gửi về kho ngoại quan bao gồm:

- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;

- Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;

- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Ngoài những loại hàng hóa được quy định nói trên, căn cứ vào tình hình xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong từng thời ký, Thủ tướng chính phủ có quyết định về những loại hàng hóa nhập khẩu không được phép gửi vào kho ngoại quan nói riêng.

4. Địa điểm kho ngoại quan cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ?

Để phục vụ nhu cầu tập kết hàng hóa, đóng ghép Cont/ULD chuyên dụng cũng như xử lý các thủ tục hải quan hàng nhập xuất, ALS cung cấp các địa điểm kho ngoại quan tại Hà Nội và Bắc Ninh để hỗ trợ đảm bảo luồng hàng vận chuyển thông suốt.

Kho ngoại quan tại Bắc Ninh (tập trung tại 2 khu công nghiệp lớn nhất ở Yên Phong và VSIP)

- Lô CN05, đường YP6, KCN Yên Phong, Xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

- Số 10, Đường 5, KCN VSIP Bắc Ninh, xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Kho ngoại quan tại Hà Nội:

- ICD, Số 17 đường Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

Nếu bạn có thêm những thắc mắc cần tư vấn về hàng hóa gửi kho ngoại quan, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Hàng hóa nằm trong kho ngoại quan được bao lâu?

Thời hạn thuê kho ngoại quan và hợp đồng Trong Luật Hải quan điều 61 quy định, thời hạn tối đa để hàng hóa lưu trữ trong kho ngoại quan không được quá 12 tháng. Tính từ thời điểm hàng bắt đầu gửi vào kho. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu có lý do chính đáng sẽ được gia hạn 1 lần không quá 12 tháng.nullKho ngoại quan là gì ? Thông tin cần biết về kho ngoại quandhslogistic.com › kho-ngoai-quan-la-gi-thong-tin-can-biet-ve-kho-ngoai-q...null

Hàng gửi kho ngoại quan là gì?

Theo quy định tại Khoản 10, Điều 4 Luật Hải quan năm 2014 thì Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.nullKho ngoại quan là gì? Những quy định về kho ngoại quanxuatnhapkhauleanh.edu.vn › kho-ngoai-quan-la-gi-nhung-quy-dinh-ve-kh...null

Tại sao lại đưa hàng vào kho ngoại quan?

Việc gửi hàng vào kho ngoại quan giúp chủ hàng không phải đóng thuế nhập khẩu. Việc này có thể mang lại lợi ích quan trọng đối với loại hàng hóa cần tái xuất sang nước thứ ba. Đối với những đơn hàng nhập từ nước ngoài, nếu chưa tìm được chủ hàng trong nước, có thể lưu kho ngoại quan để giảm thiểu chi phí lưu cont.nullKho ngoại quan là gì? Kho ngoại quan có phải khu phi thuế quan?luatvietnam.vn › linh-vuc-khac › kho-ngoai-quan-la-gi-883-95098-articlenull

Đâu không phải là đối tượng hàng hóa của kho ngoại quan?

Như vậy, hàng hóa không được gửi kho ngoại quan bao gồm: - Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam; - Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường; - Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.nullHàng hóa nào không được gửi kho ngoại quan? - Thư Viện Pháp Luậtthuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luat › 83A1513-hd-hanghoanao-khon...null

Chủ đề