Hệ thống lấy mẫu cơ học mss là gì

Chọn mẫu là nội dung rất quan trọng trong nghiên cứu vì liên quan trực tiếp đến tính đại diện cho nhóm. Mẫu mang tính đại diện cho nhóm càng cao thì số liệu khảo sát càng có giá trị và độ tin cậy của nghiên cứu càng cao. Bài viết này giới thiệu khái quát một số khái niệm liên quan đến mẫu và các phương pháp chọn mẫu.

Chọn mẫu (sampling)

Theo Giáo trình Phân tích số liệu thống kê (Đỗ Anh Tài, 2008), mẫu là một phần trong danh sách hay nhóm các thành viên đại diện cho một tổng thể, có được từ các phương pháp lựa chọn khác nhau cho việc thu thập thông tin nghiên cứu.

Mẫu cần phải đảm bảo tính đại diện cho tổng thể. Tổng thể có thể là một nhóm người, chi tiết hoặc đơn vị đối tượng của nghiên cứu sẽ được điều tra. Tổng thể được phân chia thành 2 nhóm: tổng thể lý thuyết và tổng thể có thể tiếp cận được. Trong đó:

  • Tổng thể lý thuyết: là những nhóm đối tượng phù hợp trong nghiên cứu (có thể rộng hơn, bao trùm tổng thể có thể tiếp cận được). Ví dụ: Khi nghiên cứu liên quan đến sinh viên, thì tất cả sinh viên là tổng thể lý thuyết.
  • Tổng thể có thể tiếp cận được: là nhóm đối tượng có thể cho phép tiếp cận trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn mẫu. Với ví dụ trên, chúng ta không thể tiếp cận được tất cả sinh viên do việc phân bố rất rộng. Do vậy, chỉ những sinh viên ở khu vực nghiên cứu ta mới có thể tiếp cận được. Đây là nhóm tổng thể có thể tiếp cận được.

Tổng thể và mẫu (Nguồn: TS. Đỗ Anh Tài. Giáo trình Phân tích số liệu thống kê)

Khung chọn mẫu là danh sách từ “Tổng thể có thể tiếp cận được”, được dùng để chọn mẫu điều tra. Danh sách này nên toàn diện, hoàn chỉnh và được cập nhật. Ví dụ: danh sách đăng ký cử tri, danh sách địa chỉ theo mã bưu điện, niên giám điện thoại, tổng điều tra công nghiệp, tổng điều tra dân số…

Phương pháp chọn mẫu xác suất (probability sampling)

Phương pháp lấy mẫu xác suất đảm bảo rằng mẫu được chọn sẽ đại diện chính xác cho tổng thể và khảo sát được tiến hành có thể có kết quả thống kê hợp lý. Có nhiều dạng lấy mẫu xác suất:

  • Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling)
  • Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (systematic random sampling)
  • Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (stratified random sampling)
  • Chọn mẫu ngẫu nhiên cụm (cluster sampling)
  • Chọn mẫu nhiều bậc (Multistage sampling)

Phương pháp chọn mẫu phi xác xuất (non-probability sampling)

Phương pháp lấy mẫu phi sát xuất tiến hành chọn mẫu theo đặc tính tổng thể và nhu cầu điều tra. Với phương pháp này, một vài cá thể trong tổng thể có cơ hội cao hơn được lựa chọn làm mẫu khảo sát.

Các dạng lấy mẫu phi xác xuất bao gồm:

  • Chọn mẫu tiện lợi (convenience sampling)
  • Chọn mẫu theo định mức quota (quota sampling)
  • Chọn mẫu có mục đích (purposes sampling/judgement sampling)
  • Mạng lưới hoặc “ném tuyết” (snowball sampling)
  • Lấy mẫu tự lựa chọn ( Self-selection (volunteer) sampling)
  • Chọn mẫu chuyên gia
  • Nhóm quan tâm

Lợi ích của việc chọn mẫu trong điều tra, khảo sát

Chọn mẫu điều tra, khảo sát giúp thực hiện nhanh chóng hơn trường hợp phải tiến hành điều tra tổng thể và tiết kiệm được kinh phí. Các ưu điểm của việc chọn mẫu bao gồm:

Nguồn: Tổng hợp

Quân Đồng

Quân Đồng

Published Nov 6, 2020

Định nghĩa về Chọn mẫu

  • Tổng thể là tập hợp tất cả đối tượng khảo sát, trong đó, mỗi đối tượng được xem là đơn vị cấu thành nên tổng thể.
  • Mẫu là tập hợp nhỏ/tập hợp con các đơn vị của tổng thể.
  • Cách thức mà các nhà nghiên cứu chọn ra tập hợp con các đơn vị của tổng thể chính là chọn mẫu.
    Chọn mẫu là việc lấy một số đơn vị/phần tử của tổng thể để nghiên cứu và từ đó rút ra kết luận về tổng thể.

Lý do phải chọn mẫu

  • Tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực so với việc khảo sát/nghiên cứu trên toàn bộ đối tượng
  • Chọn mẫu đúng cách để đạt được mức chính xác cần có của kết quả
  • Tốc độ thu thập dữ liệu nhanh hơn, đảm bảo tính kịp thời của số liệu thống kê.
  • Tính sẵn có của các đơn vị tổng thể
  • Thu thập được nhiều chỉ tiêu thống kê, đặc biệt các chỉ tiêu có nội dung phức tạp, không có điều kiện điều tra ở diện rộng.
  • Chọn mẫu trong nghiên cứu giúp giảm sai số khi chọn mẫu sai (do sai số cân, đo, đếm, khai báo, ghi chép,..)
  • Khuyết điểm của việc chọn mẫu: tồn tại “sai số”

Quy trình chọn mẫu

Hình 1: Quy trình chọn mẫu trong khảo sát

Phương pháp chọn mẫu

Có 2 phương pháp:

  1. Chọn mẫu xác suất: biết được xác suất lượng đối tượng tham gia khảo sát, quá trình chọn mẫu sử dụng các phương pháp dựa trên lý thuyết xác suất. Khả năng được chọn thành mẫu của tất cả đơn vị trong tổng thể đều như nhau.
  2. Chọn mẫu phi xác suất: quá trình lựa chọn không cố định hoặc được xác định từ trước mà thường dựa trên khả năng chọn mẫu của nhà nghiên cứu. Khả năng được chọn thành mẫu của tất cả đơn vị trong tổng thể không ngang nhau.

Chọn mẫu xác suất

  1. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: mọi đơn vị của tổng thể được chọn một cách ngẫu nhiên, tình cờ. Xác suất được chọn đều như nhau giữa các đối tượng nghiên cứu.
  2. Chọn mẫu theo cụm: chia nhỏ tổng thể thành từng cụm để đại diện cho tổng thể. Các cụm được chia dựa trên thông số nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, địa chỉ hoặc khối, đoàn (VD phường, làng, xã, huyện,…). Nhà nghiên cứu lựa chọn một số cụm đã chia và tiến hành nghiên cứu/khảo sát trên các cụm đã chọn đó. Phương pháp được sử dụng khi không có sẵn danh sách đầy đủ của các đơn vị trong tổng thể.
  3. Chọn mẫu theo hệ thống: Đánh số/điểm bắt đầu của tổng thể theo thứ tự và chọn các mẫu với kích cỡ như nhau, với khoảng cách giữa các mẫu được chọn trong tổng thể ngang nhau. Phương pháp sử dụng khi đã có phạm vị xác định từ trước, kĩ thuật lấy mẫu tốn ít thời gian nhất.
  4. Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: chia tổng thể thành từng nhóm nhỏ không trùng nhau theo 1 hoặc 1 vài tiêu thức liên quan đến mục đích nghiên cứu (mỗi nhóm đều có đủ tính cách đại diện cho tổng thể). Khi chọn mẫu, các nhóm nhỏ được sắp xếp lại và nhà nghiên cứu sẽ chọn một mẫu từ mỗi nhóm một cách riêng biệt.

Tác dụng của chọn mẫu xác suất

  • Giảm độ lệch mẫu: độ lệch mẫu không đáng kể hoặc không tồn tại. Việc lựa chọn chủ yếu dựa trên hiểu biết và suy luận của người nghiên cứu. Dữ liệu thu được chất lượng cao hơn vì mẫu đại diện cho tổng thể thích hợp hơn.
  • Tổng thể đa dạng: Khi các đơn vị trong tổng thể quá rộng lớn và đa dạng, điều cần thiết là phải có sự đại diện đầy đủ để dữ liệu không bị lệch về một nhân khẩu học, hoặc một khía cạnh nhất định trong tổng thể.
  • Tạo mẫu chính xác: Lấy mẫu theo xác suất giúp các nhà nghiên cứu lập kế hoạch và tạo ra mẫu chính xác. Điều này giúp thu được dữ liệu xác định rõ ràng.

Chọn mẫu phi xác suất

  • Chọn mẫu thuận tiện: dựa trên khả năng tiếp cận đối tượng khảo sát: tính dễ dàng, thuận tiện trong quá trình thực hiện, tiếp cận và liên hệ tới các đối tượng của nhà nghiên cứu mà không có bất kì thẩm quyền lựa chọn nào và không có tính đại diện. Phương pháp này thường được thực hiện khi thời gian, chi phí hoặc nhân lực bị giới hạn.
  • Chọn mẫu theo phán đoán hoặc có mục đích: dựa trên quyết định của người nghiên cứu. Những người này sẽ xem xét, cân nhắc mục đích của nghiên cứu cùng với sự hiểu biết của chính các đơn vị của tổng thể để thực hiện chọn mẫu. Do tính chất có phần phụ thuộc vào sự hiểu biết của mẫu, phương pháp chỉ áp dụng khi các đặc tính của đơn vị trong tổng thể được chọn đã khá rõ rang.
  • Chọn mẫu theo lí thuyết quả cầu tuyết: phương pháp cần các nhà nghiên cứu tham gia thực hiện cộng tác khi chủ đề hoặc đối tượng cần nghiên cứu quá khó, quá nhạy cảm để tiến hành theo cách thông thường. Chẳng hạn như đối tượng là những người nhập cư, di dân hoặc những người bị nhiễm HIV Aids. Khi đó, các nhà nghiên cứu sẽ liên hê với những người thuộc đối tượng khảo sát mà họ quen biết, hoặc liên hệ với các tình nguyện viên, những người quen biết, có liên hệ tới đối tượng khảo sát đê thu thập thông tin.
  • Chọn mẫu theo hạn ngạch: các đối tượng được chọn dựa trên một số tiêu chuẩn cố định. Các đơn vị được lựa chọn trên tiểu chuẩn đã xác định trước đó sao cho tổng mẫu có cùng phân phối, tỉ lệ và các đặc điểm giả định tồn tại trong chính tổng thể.

Tác dụng của chọn mẫu phi xác suất

  • Tạo giả thuyết: Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất để tạo ra một giả định khi bị giới hạn thông tin, thông tin không sẵn có. Phương pháp này giúp trả về dữ liệu ngay lập tức và xây dựng cơ sở để nghiên cứu thêm.
  • Nghiên cứu thăm dò: Các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi kỹ thuật lấy mẫu này khi thực hiện nghiên cứu định tính, nghiên cứu thử nghiệm hoặc nghiên cứu thăm dò.
  • Ràng buộc về ngân sách và thời gian: khi có những ràng buộc về ngân sách và thời gian, đồng thời phải thu thập một số dữ liệu sơ bộ. Vì thiết kế khảo sát không cứng nhắc, nên việc chọn ngẫu nhiên người trả lời và yêu cầu họ thực hiện khảo sát hoặc bảng câu hỏi sẽ dễ dàng hơn.

Quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu

Các bước xác định phương pháp chọn mẫu:

  • Nắm rõ mục tiêu nghiên cứu, thường sẽ là sự kết hợp giữa chi phí, độ chính xác, rõ rang.
  • Xác định các kĩ thuật chọn mẫu hiệu quả có khả năng giúp đạt được mục tiêu nghiên cứu
  • Thử nghiệm các phương pháp và kiểm tra xem chúng có giúp đạt được mục tiêu.
  • Lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với nghiên cứu.

So sánh giữa 2 phương pháp: chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất

Explore topics

Lấy mẫu hệ thống là gì?

Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (tiếng Anh: Systematic Sampling) là phương pháp chọn mẫu mà mỗi đơn vị mẫu được chọn căn cứ vào từng khoảng cách nhất định từ danh sách đã được sắp xếp sẵn của tổng thể chung.

Lấy mẫu định mức là gì?

Lấy mẫu định mức là cách lấy mẫu được thực hiện cho đến khi chọn được một số lượng cần thiết nào đó (hạn ngạch) cho các quần thể con khác nhau.

Phương pháp chọn mẫu xác suất là gì?

Chọn mẫu theo xác suất là phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào tổng thể của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau. Chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu.

Kích thước của mẫu là gì?

Kích thước mẫu (Sample size) là gì? Kích thước mẫu là một thuật ngữ thường dùng trong thống kê và nghiên cứu thị trường, xuất hiện mỗi khi bạn cần khảo sát một tập đáp viên (người trả lời khảo sát) lớn. Thuật ngữ này liên hệ tới phương thức nghiên cứu thực hiện trên tổng thể (population) lớn.

Chủ đề