Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến trung quốc là gì

 - Nho giáo, còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống quan điểm về đạo đức, triết học, chính do Khổng Tử và các học trò của mình đề xướng, phát triển, hoàn thiện.

- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc suốt hai nghìn năm vì: nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến là tam cương (quan hệ vua- tôi, cha- con, chồng vợ) và ngũ thường (lễ, nhân, nghĩa, trí, tín)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Câu 1.5 trang 15 SBT Lịch sử 7 trong Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Với lời giải chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và biết cách làm bài tập trong Sách bài tập Lịch sử 7.

Bài tập 1: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.5 trang 15 SBT Lịch sử 7: Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là Nho giáo.

Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Từ thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phonng kiến, vì vậy Nho giáo trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Ở Trung Quốc tôn giáo trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến là Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc, Phật giáo thịnh hành, nhất là vào thời Đường.

Nội dung chính Show

  • Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A
  • Xã hội phong kiến ở Trung Quốc đã được hình thành như thế nào?
  • Đặc điểm của chế độ phong kiến Trung Quốc

Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?

A. Nho giáo

B. Đạo giáo

C. Phật giáo

D. Tôn giáo dân gian Trung Quốc

Đáp án đúng A. 

Ở Trung Quốc tôn giáo trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến là Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc, Phật giáo thịnh hành, nhất là vào thời Đường.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A

Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến đạt nhiều thành tựu rực rỡ, độc đáo.

– Tư tưởng: 

+ Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.

+ Phật giáo thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Bắc Tống cho xây chùa, tạc tượng, in kinh,…

– Sử học:

+ Đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Đến thời Đường, Sử quán được thành lập.

– Văn học:

+ Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Với nhiều tên tuổi như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…

+ Tiểu thuyết mới phát triển ở thời Minh, Thanh. Nhiều tác phẩm lớn, nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần…
* Toán học:

– Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau… Tổ Xung Chi (thời Nam – Bắc triều) đã tim ra số Pi đến 7 số lẻ.

* Thiên văn học:

– Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi…

* Y dược:

– Có nhiều thầy thuốc giỏi: Hoa Đà (thời Hán), người đấu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

* Kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đây là những cống hiến rất lớn đối với nền văn minh thế giới.

* Kiến trúc nghệ thuật đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động… còn được lưu giữ đến ngày nay.

Kiểu nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy. Ở Trung Quốc, chế độ phong kiến tồn tại rất lâu, trải qua biết bao triều đại, mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc có những đặc điểm, thành tựu riêng. Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ hơn về Đặc điểm nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?, Chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây:

Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là ở thời kỳ này chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao:

– Dưới thời Đường kinh tế phát triển tương đối toàn diện:

+ Nhà nước thực hiện chế độ quân điền, áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, định thời vụ, do đó sản lượng tăng nhiều hơn trước.

+ Thủ công nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt, xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

+ Hai “con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được hình thành.

– Về chính trị:

+ Nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh, cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.

=> Chế độ phong kiến tạo điều kiện cho quý tộc và địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đồng thời nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

+ Các hoàng đế nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam (lãnh thổ Việt Nam hồi đó), ép Tây Tạng phải thần phục.

Xã hội phong kiến ở Trung Quốc đã được hình thành như thế nào?

–  Thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc (khoảng thế kỉ V TCN) là thời kì có nhiều biến động lớn về kinh tế – xã hội, chính trị và văn hóa dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chiếm nô và từ đó hình thành chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

 – Về mặt kinh tế: công cụ bằng sắt xuất hiện làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. Quan lại và một số nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực, trở thành giai cấp địa chủ.

 – Nhiều nông dân nghèo bị mất ruộng, phải nhận ruộng của đại chủ để cày cấy gọi là nông dân canh hay tá điền, phải nộp địa tô cho địa chủ.

 Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân tá điền. Quan hệ phong kiến do đó mà xuất hiện.

Đặc điểm của chế độ phong kiến Trung Quốc

Chế độ phong kiến là một chế độ quân chủ chuyên chế đứng đầu là vua, vua nắm giữ mọi quyền hành, đặc trưng của nó là: thâu tóm mọi quyền lực của đất nước, luôn kìm hãm sự phát triển trong mọi tư tưởng tiến bộ của nhân dân, luôn đặt mọi quyền lợi của mình lên cao, xã hội thường phân chia ra nhiều giai cấp thống trị khác nhau, là nơi không có sự công bằng về công lí…

Hành đạo trong chế độ phong kiến là đặc trưng khác biệt so với các chế độ khác:

+ Hành xử Vua-tôi thì trung quân – ái quốc: Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung.

+ Hành xử gia đình đối với người phụ nữ thì tam tòng tứ đức: Xuất giá tòng phu, xuất gia tòng phụ, phu tử tòng tử. Công, dung, ngôn, hạnh…

Hình thái xã hội – kinh tế xuất hiện sau chế độ chiếm hữu nô lệ, trong đó giai cấp địa chủ, quý tộc chiếm hữu đất đai, bóc lột địa tô, chính quyền tập trung trong tay vua chúa, địa chủ.

Nhà nước phong kiến xây dựng dựa trên quan hệ tư hữu về ruộng đất, lực lượng sản xuất chính là nông dân. Xã hội có 2 tầng lớp chính là địa chủ và nông dân.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Đặc điểm nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Hệ tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc là gì?

Trung Quốc tôn giáo trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến là Nho giáo giữ vai trò quan trọng, cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc, Phật giáo thịnh hành, nhất vào thời Đường.

Hệ tư tưởng và đạo đức của phong kiến Trung Quốc là gì?

Tại Trung Quốc, Nho giáo độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Từ thế kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên Việt Nam.

Chế độ phong kiến Trung Quốc tồn tại bảo lâu?

Triều đại chính thống cai trị Trung Quốc trong khoảng thời gian lâu dài nhất là triều Chu, với tổng cộng 789 năm.

Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc?

- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc suốt hai nghìn năm vì: Tư tưởng của Nho giáo dựa trên mối quan hệ rường cột “Tam cương, Ngũ thường”, quy định mối kỉ cương của đạo đức phong kiến.