Hóa 9 bà tập luyện tập chuuwong 1

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Giải Hóa 9 Bài 13: Luyện tập chương 1 Các hợp chất vô cơ với lời giải chi tiết rõ ràng giúp các bạn học sinh nắm chắc được những kiến thức căn bản của bài học để hiểu rõ hơn về các kiến thức được tổng hợp ở chương 1 trong chương trình SGK môn Hóa. Sau đây mời các em cùng tham khảo. Mời các bạn tải về tham khảo

Giải bài tập SGK Hóa 9 bài 13

  • A. Tóm tắt hóa 9 bài 13: Luyện tập chương 1
    • 1. Tính chất hóa học của Oxit
    • 2. Tính chất hóa học của Bazơ
    • 3. Tính chất hóa học của Axit
    • 4. Tính chất hóa học của Muối
  • B. Giải bài tập Hóa 9 bài 13 Luyện tập chương 1
    • Bài 1 Trang 43 SGK Hóa 9
    • Bài 2 Trang 43 SGK Hóa 9
    • Bài 3 Trang 43 SGK Hóa 9
  • C. Trắc nghiệm hóa 9 bài 13

A. Tóm tắt hóa 9 bài 13: Luyện tập chương 1

Tóm tắt nội dung tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ

1. Tính chất hóa học của Oxit

a) Oxit bazơ + nước → Bazơ;

b) Oxit bazơ + axit → muối + nước

c) Oxit axit + nước → axit;

d) Oxit axit + bazơ → muối + nước;

e) Oxit axit +oxit bazơ → muối

2. Tính chất hóa học của Bazơ

a) Bazơ + axit → muối + nước;

b) Bazơ + oxit axit → muối + nước;

c) Bazơ + muối → muối + bazơ;

d) Bazơ oxit bazơ + nước;

3. Tính chất hóa học của Axit

a) Axit + kim loại → Muối + hiđro;

b) Axit + bazơ → muối + nước;

c) Axit + oxit bazơ → muối + nước;

d) Axit + muối → muối + axit;

4. Tính chất hóa học của Muối

a) Muối + axit → axit + Muối;

b) Muối + bazơ → Muối + bazơ;

c) Muối + muối → Muối + Muối;

d) Muối + kim loại → Muối + kim loại;

e) Muối nhiều chất mới;

B. Giải bài tập Hóa 9 bài 13 Luyện tập chương 1

Bài 1 Trang 43 SGK Hóa 9

Căn cứ vào sơ đồ biểu thị những tính chất hóa học của các chất vô cơ, các em hãy chọn những chất thích hợp để viết vào các phương trình hóa học cho mỗi loại hợp chất.

1. Oxit

a) Oxit bazơ +  → Bazơ;

b) Oxit bazơ + .... → muối + nước

c) Oxit axit + .... → axit;

d) Oxit axit + .... → muối + nước;

e) Oxit axit + oxit bazơ → ....

2. Bazơ

a) Bazơ + .... → muối + nước;

b) Bazơ + ....→ muối + nước;

c) Bazơ + ....→ muối + bazơ;

d) Bazơ

Hóa 9 bà tập luyện tập chuuwong 1
  oxit bazơ + nước;

3. Axit

a) Axit + .... → Muối + hiđro;

b) Axit + .... → muối + nước;

c) Axit + .... → muối + nước;

d) Axit + .... → muối + axit;

4. Muối

a) Muối + .... → axit + Muối;

b) Muối + .... → Muối + bazơ;

c) Muối + .... → Muối + Muối;

d) Muối + .... → Muối + kim loại;

e) Muối   .... + ....;

Đáp án hướng dẫn giải

1. Oxit

a) Oxit bazơ + nước → Bazơ;

b) Oxit bazơ + axit → muối + nước

c) Oxit axit + nước → axit;

d) Oxit axit + bazơ → muối + nước;

e) Oxit axit +oxit bazơ → muối

2. Bazơ

a) Bazơ + axit → muối + nước;

b) Bazơ + oxit axit → muối + nước;

c) Bazơ + muối → muối + bazơ;

d) Bazơ   oxit bazơ + nước;

3. Axit

a) Axit + kim loại → Muối + hiđro;

b) Axit + bazơ → muối + nước;

c) Axit + oxit bazơ → muối + nước;

d) Axit + muối → muối + axit;

4. Muối

a) Muối + axit → axit + Muối;

b) Muối + bazơ → Muối + bazơ;

c) Muối + muối → Muối + Muối;

d) Muối + kim loại → Muối + kim loại;

e) Muối   nhiều chất mới;

Bài 2 Trang 43 SGK Hóa 9

Để một mẩu natri hiđroxit trên tấm kính trong không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn thấy có khí thoát ra, khí này làm đục nước vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của natri hiđroxit với:

a) Oxi của không khí

b) Hơi nuớc trong không khí

c) Cácbon đioxit và oxi trong không khí

d) Cácbon đioxit và hơi nuớc trong không khí

e) Cácbon đioxit trong không khí

Hãy chọn câu đúng. Giải thích và viết phương trình hoá học minh hoạ

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

(e) NaOH tác dụng với dd HCl nhưng không giải phóng khí. Để có khí bay ra làm đục nước vôi, thì NaOH đã tác dụng với chất nào đó trong không khí tạo ra hợp chất X. Hợp chất này tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí CO2. Hợp chất X phải là muối Cácbonnát Na2CO3, muối này được tạo thành do NaOH đã tác dụng với cacbon đioxít CO2 trong không khí.

Phương trình hóa học

2 NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + 2HCl → NaCl + H2O + CO2

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Bài 3 Trang 43 SGK Hóa 9

Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20 gam NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đén khi khối lượng không đổi

a. Viết các pương trình hóa học

b. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung

c. Tính khối lượng các chất tan có trong nước lọc

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Các phương trình hóa học

CuCl2 (dd) + 2NaOH (dd) → Cu(OH)2 (r) + 2NaCl (dd) (1)

Cu(OH)2 (r) → CuO (r) + H2O (h) (2)

b) Khối lượng CuO thu được sau khi nung:

Số mol NaOH đã dùng: nNaOH = 20/40 = 0,5 (mol).

Số mol NaOH đã tham gia phản ứng: nNaOH = 2nCuCl2 =0,2.2 = 0,4 (mol).

Vậy NaOH đã dùng là dư.

Số mol CuO sinh ra sau khi nung:

Theo (1) và (2) nCuO = nCu(OH)2 = nCuCl2 = 0,2 moL

Khối lượng CuO thu được: mCuO = 80.0,2 = 16 (g)

c) Khối lượng các chất tan trong nước lọc:

Khối lượng NaOH dư:

Số mol NaOH trong dúng dịch:

nNaOH = 0,5 - 0,4 =0,1 (mol)

Có khối lượng là:

mNaOH = 40.0,1 = 4 (g).

Khối lượng NaCl trong nước lọc:

Theo (1), số mol NaCl sinh ra là:

nNaCl = 2nCuCl2 = 20.0,2 = 0,4 (mol).

Có khối lượng là: mNaCl = 58,5.0,4 = 23,4 (g).

C. Trắc nghiệm hóa 9 bài 13

Câu 1. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4loãng là:

A. Ag, Fe, Zn

B. Cu, Fe, Al

C. Ba, Cu, Zn

D. Zn, Al, Fe

Câu 2. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

X + H2O NaOH + H2 + Cl2 (có màng ngăn)

X ở đây là chất nào?

A. Na

B. NaCl

C. Na2O

D. NaClO

Câu 3. Nếu dẫn 0,04 mol CO2 vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thì sau phản ứng thu được sản phẩm là:

A. BaCO3

B. Ba(HCO3)2

C. BaCO3 và Ba(HCO3)2

D. BaCO3 và Ba(OH)2

Câu 4. Dãy gồm các bazơ đều bị nhiệt phân là

A. NaOH, KOH, Mg(OH)2

B. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2

C. Ca(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2

D. LiOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2

Câu 5. Cho các chất: CO2, NO, CaO, Al2O3, FeO, ZnO, SO3. Số chất vừa có phản ứng với dung dịch axit, vừa có phản ứng với dung dịch bazơ là

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 6. Chỉ dùng dung dịch HCl có thể phân biệt được các dung dịch?

A. KOH, KHCO3

B. KOH, AgNO3, Na2CO3

C. KOH, Na2CO3

D. Na2SO4, NaNO3, AgNO3

Câu 7. Cho các chất: SO2, K2O, BaCO3, Ca(OH)2, HCl và H2O. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 6

B. 4

C. 7

D. 5

Ngoài các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa 9 bài 13, để củng cố nâng cao kiến thức bài học cũng như rèn luyện các thao tác kĩ năng làm bài tập. Các bạn học sinh cần bổ sung làm thêm các câu hỏi bài tập sách bài tập. Để hỗ trợ bạn đọc trong quá trình học tập cũng như làm bài tập. VnDoc đã biên soạn phần trắc nghiệm cũng toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm tại:

  • Trắc nghiệm hóa học 9 bài 13

Trên đây VnDoc đã biên soạn hết sức kĩ càng các nội dung câu hỏi bài tập SGK Hóa 9 trang 43. Mỗi câu hỏi tương ứng với các lời giải, được trình bày dễ hiểu. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi bài tập SGK Hóa 9 bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo học tốt môn Hóa học 9 hơn. 

Giải bài tập trang 43 SGK Hóa lớp 9: Luyện tập chương 1 - Các hợp chất vô cơ. Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi nằm trong SGK môn lớp 9, nắm chắc về các hợp chất vô cơ từ đó vận dụng vào giải các các bài tập Hóa học lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới

  • Giải bài tập SGK Hóa học lớp 9 bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối
  • Bài tập Hóa học lớp 9 - Kim loại
  • Giải bài tập trang 48 SGK Hóa lớp 9: Tính chất vật lý của kim loại
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học phần bài tập lớp 9

.............................................

Ngoài Giải Hóa 9 Bài 13: Luyện tập chương 1 Các hợp chất vô cơ. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.