Hóa đơn k đóng dấu treo có hợp lệ không

Đóng dấu treo là gì? Quy định về đóng dấu treo? Tính pháp lý về dấu treo? Nếu bạn đọc chưa rõ về chủ đề này thì hãy cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu ngay nha.

Đóng dấu treo là việc đóng dấu đỏ của cơ quan, đơn vị lên trên góc trái trang đầu của văn bản giấy và do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

Theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP, dấu treo thường được sử dụng trong các văn bản hành chính, văn bản lưu hành nội bộ, hợp đồng giao kết giữa các bên. Hoặc trong phụ lục đính kèm của các loại văn bản, hợp đồng, các loại hóa đơn, giấy tờ và chứng từ kế toán.

Đóng dấu treo là dùng con dấu cơ quan, tổ chức đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.

Thông thường, tên cơ quan tổ chức thường được viết bên phía trái, trên đầu của văn bản, phụ lục nên khi đóng dấu treo, người có thẩm quyền sẽ đóng dấu lên phía trái, dấu sẽ được đóng trùm lên tên cơ quan, tổ chức, tên phụ lục đó.

\>>>>> Hướng dẫn: Xác định doanh thu cho hộ kinh doanh theo Thông tư 88

Quy định về đóng dấu treo

Theo Nghị định 30/2020 nêu rõ:

“Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan tổ chức quy định” “Các văn bản ban hành theo văn bản chính thức hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục”

Theo đó, ta có thể hiểu rằng, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể nào về việc đóng dấu treo. Cách thức đóng dấu treo hoàn toàn sẽ do người đứng đầu đơn vị quy định. Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo dấu treo được đóng lên trang đầu, trùm 1 phần tên cơ quan như quy định trên.

\>>>>>Có thể bạn quan tâm: Quyết toán thuế TNCN cho người làm nhiều công ty online

Tính pháp lý của đóng dấu treo

Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, ví dụ như đóng dấu treo vào phụ lục văn bản.

Một số quy định về các con dấu khác

Đóng dấu chữ ký

Dấu chữ ký là con dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản. Nếu như việc đóng dấu treo không có giá trị pháp lý thì đóng dấu chữ ký lại khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.

Căn cứ theo Nghị định 30/2020 quy định những lưu ý khi đóng đóng dấu chữ ký:

  • Dấu chữ ký chỉ được đóng khi có chữ ký của người có thẩm quyền.
  • Dấu chữ ký phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
  • Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

Đóng dấu giáp lai

Dấu giáp lai là con dấu được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy. Tại nghị định 30/2020/NĐ-CP đã quy định: mỗi con dấu giáp lai được đóng tối đa 5 tờ văn bản.

\>>>>>> Bài viết có liên quan: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 2022

Trên đây, EasyBooks đã chia sẻ thông tin về các loại con dấu dùng trong văn bản hành chính cũng như quy định về đóng dấu treo. Hy vọng thông tin trên hữu ích cho Quý bạn đọc. Chúc doanh nghiệp ngày càng thành công rực rỡ trên con đường kinh doanh.

Để được nhận tư vấn MIỄN PHÍ về Phần mềm kế toán EasyBooks, anh/chị liên hệ ngay tới số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên SoftDreams chuyên nghiệp luôn sẵn sàng phục vụ Quý khách hàng.

Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không luôn là câu hỏi của các doanh nghiệp kể từ khi hóa đơn điện tử được triển khai sử dụng. Có thể nói, thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử là giải pháp tối ưu và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong thời đại số. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giao dịch các doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều vướng mắc về các quy định. Để giải đáp vấn đề đó hãy cùng Phần mềm kế toán AccNet tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

1. Các quy định về hóa đơn điện tử cần nắm

Một hóa đơn điện tử đúng chuẩn theo quy định của pháp luật thì cần lưu ý những điều gì? Tham khảo bài viết dưới đây của AccNet để tránh những rắc rối không đáng có liên quan đến thủ tục hành chính.

  • Vậy thì Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không? Theo thông tư 119/2014/ TT-BTC khoản 2 điều 5, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thể phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết có con dấu người bán và chữ ký người mua. Trong trường hợp: hóa đơn điện nước, viễn thông, ngân hàng đủ điều kiện tự in theo quy định của pháp luật.
  • Nghị định số 04/2014/NĐ-CP tại Khoản 2 Điều 1 sửa đổi và bổ sung cho Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP thì tổ chức kinh doanh có thể cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (Nhưng hóa đơn điện tử vẫn được nhà nước khuyến khích hơn hết).
  • Thông tư số 32/2011/TT-BTC theo Khoản 1, Khoản 2 trong Điều 6 thì có quy định một trong những nội dung cần có của hóa đơn điện tử là chữ ký điện tử. Trong trường hợp không có đầy đủ nội dung bắt buộc thì thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài Chính.
  • Thông tư 39/2014/TT-BTC theo khoản 3 điều 4 thì không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc. Trừ trường hợp người mua là đơn vị kế toán và người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng theo quy định của pháp luật.
  • Đối với các tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại thì hóa đơn tự in được lập theo quy định của pháp luật. Không nhất thiết phải có các thông tin: mã số thuế, địa chỉ, chữ ký của người mua, dấu của người bán.
  • Tem, vé: Đối với những tem, vé có mệnh giá in sẵn thì không nhất thiết có chữ ký, dấu người bán hay những thông tin về mã số thuế, chữ ký người mua,…
  • Đối với những Doanh nghiệp sử dụng số lượng lớn hóa đơn, chấp hành tốt các vấn đề liên quan về luật thuế, căn cứ vào đặc thù hoạt động kinh doanh, phương thức bán hàng, cách thức lập hóa đơn và đề nghị của doanh nghiệp, cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết có dấu của người bán. Hay một số trường hợp khác sẽ thực hiện theo hướng dẫn của BTC.

\>>> Xem ngay: Kiểm tra hóa đơn điện tử hợp lệ nhanh chóng chính xác

2. Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không?

Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không là còn tùy thuộc vào từng trường hợp theo quy định của pháp luật. Vậy khi nào hóa đơn điện từ cần đóng dấu? Làm rõ vấn đề ngay sau đây cùng AccNet nhé!

  • Doanh nghiệp bán hàng đủ điều kiện tự in hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn thì không cần chữ ký. Và cũng không cần phải đóng dấu của bên bán hay chữ ký của bên mua.
  • Doanh nghiệp thông báo phát hành hóa đơn mà có chữ ký thì bắt buộc hóa đơn điện tử phải có chữ ký.
  • Trường hợp bên mua không phải là đơn vị kế toán, hoặc là đơn vị kế toán thì các hồ sơ, chứng từ phải chứng minh được việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ như: hợp đồng, biên bản giao nhận, phiếu xuất kho…thì người bán phải lập hóa đơn điện tử theo quy định và không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.

Như vậy, hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không còn phụ thuộc vào tình trạng kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện tự in hóa đơn thì không nhất thiết phải có con dấu. Trong một số trường hợp bên mua là đơn vị kế toán không có hồ sơ chứng minh việc cung cấp hàng hóa hoặc thỏa thuận giữa hai bên thì bắt buộc có chữ ký điện tử hoặc con dấu. Tuy nhiên cục thuế sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể và điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp mà có những hướng dẫn miễn tiêu thức chữ ký điện tử.

Hy vọng bài viết này giúp Doanh nghiệp biết được rõ ràng câu trả lời về hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không. Để biết thêm các thông tin chi tiết và nhân tin mới liên quan đến các vấn đề hóa đơn đừng ngần ngại liên hệ lại với AccNetERP theo thông tin sau:

Chủ đề