Hóc môn có vai trò gì đối với cơ thể

Trong cơ thể con người có rất nhiều loại hormone khác nhau. Mỗi loại sẽ có chức năng riêng và chịu trách nhiệm điều tiết hoạt động sinh lý của một cơ quan nào đó. Việc thiếu hụt hay dư thừa dù chỉ với một lượng nhỏ cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì vậy chúng ta cần chú ý đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm thường xuyên để nắm rõ tình trạng của cơ thể.

1. Hormone là gì?

Hormone (hay còn gọi là nội tiết tố) là một chất được tiết ra bởi một hoặc nhiều cơ quan, đặc biệt là các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến giáp, buồng trứng, tinh hoàn, vùng hạ đồi,... Chúng được sản xuất trực tiếp vào máu hoặc qua các ống dẫn và được vận chuyển đến các cơ quan để điều hòa hoạt động.

Khi cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố, các hoạt động sinh lý bình thường sẽ bị rối loạn, giảm chức năng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan và bộ phận khác.

Hình 1: Hormone có vai trò lớn trong các hoạt động của cơ thể.

2. Hormone có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Hormone liên quan đến hầu hết các hoạt động chuyển hóa, trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Chúng gửi các tín hiệu đến cơ quan thông qua đường máu, các cơ quan bộ phận sau khi tiếp nhận sẽ có phản ứng đáp lại. Qua đó đảm bảo hoạt động nhịp nhàng và ổn định các quá trình sinh lý của cơ thể.

Một số vai trò chính của nội tiết tố được biết đến như:

- Tham gia thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của các tế bào, mô cơ quan.

- Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

- Tham gia điều hòa sự cân bằng nội mô của cơ thể, giữa các dịch nội bào và ngoại bào.

- Điều hòa các hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục và chức năng sinh sản.

- Giúp cho cơ thể thích nghi được với những điều kiện của môi trường như duy trì nhiệt độ,...

- Ngoài ra chúng còn ảnh hưởng đến tâm trạng và quyết định những thay đổi sinh lý cơ thể trong tuổi dậy thì.

Hình 2: Mụn là một dấu hiệu của tuổi dậy thì

3. Một số xét nghiệm hormone sinh dục phổ biến hiện nay

Như phía trên đã đề cập, bất kỳ sự thiếu hụt hay dư thừa các hormon nào đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của cơ thể. Tình trạng rối loạn nội tiết tố xảy ra khá phổ biến và có nhiều nguyên nhân gây ra. Để chẩn đoán bác sĩ sẽ dựa vào lâm sàng và đặc biệt là các xét nghiệm hormone nội tiết tố. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số xét nghiệm hormone sinh dục quan trọng.

Xét nghiệm FSH

FSH có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sinh sản của con người. Ở nữ giới, nó có tác dụng kích thích trứng phát triển và rụng. Khi nồng độ nội tiết tố này quá cao, khả năng dự trữ buồng trứng giảm, tỷ lệ thụ thai thấp và có nguy cơ mắc buồng trứng đa nang.

Ở nam giới, FSH là cơ sở giúp bác sĩ phân biệt các tình trạng cường hạ đồi và suy sinh dục. Nồng độ FSH cao khả năng tinh hoàn có vấn đề và không thể sản xuất ra tinh trùng. Nồng độ thấp là dấu hiệu cảnh báo nam giới bị suy hạ đồi tuyến yên.

Xét nghiệm LH

Nội tiết tố này cùng với FSH có vai trò quan trọng trong việc kích thích trứng rụng và sự chuyển dạ của nang trứng ở nữ. Xét nghiệm thường được tiến hành vào ngày 2 - 3 của chu kỳ kinh. Nồng độ LH bất thường sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và tăng nguy cơ buồng trứng đa nang.

Ở nam, LH có vai trò tương tự như FSH, giúp chẩn đoán tình trạng rối loạn sinh dục, vô sinh, suy giảm vùng hạ đồi,...

Xét nghiệm Prolactin

Hình 3: Prolactin kích thích tuyến vú tiết ra sữa

Ở nữ, chất này có tác dụng kích thích tuyến vú tiết ra sữa, ức chế sản sinh ra nang FSH và GnRH. Khi nồng độ Prolactin tăng cao sẽ dẫn đến các rối loạn sinh sản và có ý nghĩa trong bệnh ung thư vú, u tuyến yên.

Ở nam, đây cũng là một xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán các tình trạng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, tinh trùng yếu, suy giảm chức năng tình dục,...

Xét nghiệm AMH

AMH là nội tiết tố nữ có vai trò quyết định khả năng dự trữ và cung cấp của buồng trứng. Chỉ số này giúp đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng, sự đáp ứng với các biện pháp kích trứng thụ tinh. Ngoài ra nó còn được ứng dụng để chẩn đoán buồng trứng đa nang và theo dõi ung thư buồng trứng.

Xét nghiệm Testosterone

Đây là một nội tiết tố rất quan trọng giúp tăng khoái cảm và kích thích ham muốn tình dục ở nam giới. Nếu chỉ số này thấp, người nam sẽ gặp các vấn đề về khả năng sinh sản như giảm ham muốn, giảm năng lượng trong quan hệ tình dục, không có khả năng cương cứng và thậm chí có thể vô sinh.

Hình 4: Testosterone thấp gây giảm ham muốn tình dục

Ở nữ, nội tiết tố này cũng gây những ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, giảm ham muốn tình dục, rối loạn kinh nguyệt và xuất hiện các đặc điểm nam tính bất thường.

Xét nghiệm Estradiol ( E2) hoặc Estrogen

Nội tiết tố này có vai trò kích thích buồng trứng sản xuất ra nang trứng, từ đó giúp kích hoạt chu kỳ sinh sản ở phụ nữ. Còn ở nam giới, đây là nội tiết tố được sản xuất từ tinh hoàn và là chỉ số để đánh giá những vấn đề bất thường trong tuổi dậy thì ở các bé trai và bé gái.

Xét nghiệm Progesterone

Ở những phụ nữ mang thai hoặc bị rối loạn kinh nguyệt, thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm Progesterone. Mục đích để kiểm tra những bất thường về khả năng rụng trứng hoặc nguyên nhân mang thai. Ngoài ra, chỉ số này còn có giá trị trong việc chẩn đoán những thai phụ nghi ngờ chửa ngoài tử cung, thai nhi không phát triển bình thường hoặc nguy cơ sảy thai.

Ngoài những nội tiết tố kể trên, thực tế còn rất nhiều các hormone khác của cơ thể như insulin, amylin, glucagon, oxytocin, androgen, GnRH, T3, T4,... tất cả chúng đều có những vai trò quan trọng và trực tiếp điều hòa hoạt động của các cơ quan riêng biệt.

Hiện nay tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai rất nhiều xét nghiệm các hormone của cơ thể. Nếu có nhu cầu hoặc thấy những dấu hiệu bất thường, bạn đọc hoàn toàn có thể đến thăm khám và thực hiện các xét nghiệm.

Tại đây, chúng tôi có một hệ thống các máy móc, trang thiết bị xét nghiệm hiện đại được nhập khẩu từ các nước có nền y học tiên tiến nhất hiện nay như Mỹ, Đức, Thụy Sỹ,... Tất cả các xét nghiệm sẽ được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt, trên hệ thống máy hiện đại và tự động, giúp đảm bảo tốt nhất về chất lượng kết quả.

Ngoài ra, các bác sĩ và chuyên gia của MEDLATEC sẽ luôn bên bạn để tư vấn, hỗ trợ và điều trị bệnh. Đảm bảo mang đến sự hài lòng nhất cho khách hàng khi sử dụng bất kỳ một dịch vụ y tế nào.

Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ quý khách mọi lúc mọi nơi.

Hooc môn có những tính chất và vai trò gì ? Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và ở nữ là gì? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý?


Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì ?

Đặc điểm của tuyến nội tiết là gì?

Trong các tuyến sau, tuyến nào là tuyến nội tiết:

Tuyến nào dưới đây vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết?

Dịch tiết của tuyến nào dưới đây không đi theo hệ thống ống dẫn?

Tuyến nội tiết nào dưới đây nằm ở vùng đầu?

Ở người, vùng cổ có mấy tuyến nội tiết?

Hormone testosterone quyết định sự tăng trưởng và duy trì cơ bắp ở nam giới

Hormone có nhiệm vụ giống như "người đưa thư". Chúng gửi các tín hiệu đến các cơ quan, các mô và các tế bào nhất định thông qua đường máu để thực hiện chức năng vốn có tại khu vực nhận.

Một số vai trò quan trọng của hormone là:

Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của tế bào hoặc các mô.

Giúp chuyển hóa thức ăn.

Duy trì sự phát triển bình thường của cơ quan sinh sản, chức năng tình dục.

Duy trì nhiệt độ cơ thể.

Điều chỉnh tâm trạng và chức năng nhận thức.

Rối loạn hormone (cả tăng hoặc giảm) đều có thể tác động tiêu cực tới cơ thể, ảnh hưởng đến các chức năng, bộ phận khác. 

Các cơ quan sản xuất hormone

Tuyến tùng: Nằm gần phía sau của hộp sọ, tuyến này sản xuất hormone melatonin giúp não bộ phản ứng khi có bóng tối, nhằm kích thích cơn thèm ngủ.

Tuyến tụy: Cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng đường trong máu bằng cách sản xuất insulin, amylin và glucagon.

Tuyến yên: Còn được gọi là "tuyến tổng thể", có kích thước bằng hạt đậu, nằm ở đáy não. Hormone được sản xuất bởi tuyến yên là:

- Hormone tăng trưởng (GH), quyết định đến sự phát triển của cơ thể.

- Prolactin kích thích sản xuất sữa ở phụ nữ cho con bú, có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hệ thống miễn dịch.

- Hormone FSH, quy định tới việc sản xuất trứng trong buồng trứng và tinh hoàn tạo ra tinh trùng.

- Hormone Luteinizing (LH), có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ và cùng với FSH để sản xuất tinh trùng ở nam giới.

Tuyến yên là bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất nhiều hormone với các chức năng khác nhau

Tinh hoàn: Sản sinh testosterone (hormone nam) và estrogen (hormone nữ). Testosterone chịu trách nhiệm cho ham muốn tình dục ở nam giới và phụ nữ, kích thích sản xuất dầu trên da, tăng khối lượng xương và biểu hiện các đặc tính nam như lông mặt, phát triển tông giọng trầm...

Buồng trứng: Sản xuất ra estrogen, giúp điều tiết sinh sản và chịu trách nhiệm đối với đặc tính phái nữ như phát triển vú và gia tăng trữ mỡ. Buồng trứng cũng sản xuất progesterone (hormone mang thai), quy định tới chu kỳ kinh nguyệt và các giai đoạn của thai kỳ.

Gan: Gan sản xuất hormone tăng trưởng insulin-like 1 (IGF-1), một hormone liên quan đến sự tăng trưởng của tế bào. Hiện, các nhà khoa học đang nghiên cứu làm thế nào IGF-1 có thể liên quan đến ung thư và quá trình lão hóa ở người. 

Mất cân bằng hormone là vấn đề nguy hiểm

Tuổi tác, rối loạn di truyền, bệnh tật, tiếp xúc với chất độc hại bên ngoài môi trường và thậm chí là phá vỡ nhịp điệu tự nhiên của cơ thể (nhịp sinh học) đều có thể ảnh hưởng tới khả năng sản xuất hormone với liều lượng chính xác mà cơ thể cần. Rối loạn hormone, dù thiếu hụt hay dư thừa, kể cả một lượng rất nhỏ cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là phụ nữ.

Trong những trường hợp này, các bác sỹ có thể kê toa hormone hoặc các thuốc khác khôi phục lại sự cân bằng lượng hormone trong cơ thể của bạn.

- Liệu pháp thay thế hormone (HRT) giúp điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

- Thuốc thay thế tuyến giáp như Levoxyl hoặc Synthroid (levothyroxine) để điều trị suy giảm chức năng tuyến giáp.

- Cytomel (liothyronine) có tác dụng làm teo mô trong trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức.

- Tiêm testosterone đàn ông để tăng cường ham muốn tình dục, hoặc các rối loạn tình dục di truyền như hội chứng Klinefelter.

- Bổ sung Melatonin để duy trì nhịp sinh học của cơ thể, hay như sử dụng Zemplar (paricalcitol) để quản lý các tuyến cận giáp hoạt động quá mức do suy thận...

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Video liên quan

Chủ đề