Học phí có phải nộp thuế không

“Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động”

--------------------------------------------------------------------

Kết luận:
- Chi phí đào tạo nhân viên làm việc tại DN được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN (nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ).

Hồ sơ để đưa chi phí đào tạo nhân viên vào chi phí hợp lý:
  - Quyết định cử nhân viên đi học.
  - Hợp đồng lao động giữa DN và Nhân viên cử đi học.
  - Bản cam kết khi học xong nhân viên sẽ làm việc tại DN.
  - Hóa đơn tiền học phí và chứng từ thanh toán (Nếu hóa đơn trên 20tr phải chuyển khoản)
  - Trong Quy chế lương thưởng của DN cũng phải quy định rõ việc cử nhân viên đi học (Điều kiện được cử đi học, học phí hỗ trợ như nào ...)

----------------------------------------------------------------

2. Chi phí đào tạo nhân viên có được khấu trừ thuế GTGT.

Căn cứ theo điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:

"Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ."

Như vậy: Hóa đơn cho nhân viên đi học (nếu có thuế GTGT) thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Nhưng chú ý: Căn cứ khoản 13 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp."

Như vậy: Nếu dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật -> Thì không chịu thuế GTGT.
-> Có nghĩa là Đơn vị dạy học, dạy nghề khi xuất hóa đơn GTGT đầu ra sẽ không có thuế GTGT -> Bên mua sẽ Không có thuế GTGT để khấu trừ, mà chỉ hạch toán chi phí đào tạo vào chi phí hợp lý.

---------------------------------------------------------------------

3. Chi phí đào tạo nhân viên có tính thuế TNCN.

Theo khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
……
đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.”

Theo Công văn 5249/TCT-TNCN ngày 15/11/2017 của Tổng cục thuế:

"Căn cứ hướng dẫn nêu trên và trình bày của Cục Thuế TP. Hà Nội trường hợp Công ty TNHH kiểm toán HSK Việt Nam (Công ty) có hỗ trợ tiền học phí cho các nhân viên của mình phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên theo kế hoạch của Công ty các chương trình Kế toán/Kiểm toán quốc tế ACCA và chủ động trả tiền trước từ tài khoản ngân hàng của cá nhân. Công ty sẽ hoàn trả tiền học phí bằng cách chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của nhân viên, chứng từ chứng minh là các hóa đơn do tổ chức ACCA phát hành cho Công ty thì khoản hỗ trợ học phí này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên này. "

------------------------------------------------------------------

Như vậy:
- Chi phí đào tạo nhân viên không tính vào Thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên được cử đi học.


---------------------------------------------------------------------------------------

4. Cách hạch toán chi phí đào tạo nhân viên.

Theo khoản 3 điều 92 Thông tư 200/2014/TT-BTC:

3.11. Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế)
           Có các TK 111, 112, 331,...

Theo khoản 1 điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC:

“e) Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm.”

Thuế là khoản thu nộp mang tính chất bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia, chung hoặc thỏa thuận và các chức năng của chính phủ. Một số đánh thuế tỷ lệ phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân, nhưng hầu hết các loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm. Hầu hết các quốc gia đều đánh thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp. Các quốc gia hoặc tiểu đơn vị cũng thường áp thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế quà tặng, thuế bán hàng, thuế lương hoặc thuế quan.

Thuế suất là căn cứ mức thuế phải nộp trên một đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng đối với một loại đối tượng chịu thuế, thuế suất được thể hiện qua tỉ lệ %, tùy vào từng loại chủ thể và điều kiện liên quan, mức thuế suất áp dụng sẽ khác nhau.

2. Phân loại thuế suất

Thuế suất gồm hai loại: thuế suất tỉ lệ và thuế suất định mức.

- Thuế suất tỉ lệ xác định mức thuế phải thu theo tỉ lệ phần trăm của đối tượng tính thuế. Ví dụ: Mức thuế suất thuế GTGT 5%, 10%, 0% được tính trên thành tiền.

- Thuế suất cố định xác định mức thuế phải thu theo số thu cụ thể. Ví dụ: mức thu thuế của hộ kinh doanh cá thể, được áp dụng bằng 1 số cụ thể hàng năm,hàng tháng hay hàng Quý.

* 6 Loại thuế suất được sử dụng phổ biến hiện nay

- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế suất thuế giá trị gia tăng

- Thuế suất thuế bảo vệ môi trường

- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế suất thuế xuất nhập khẩu

3. Kinh doanh giáo dục là gì?

Kinh doanh giáo dục chính là quá trình đầu tư, phát triển để cung cấp các loại hình dịch vụ liên quan tới giáo dục. Kinh doanh giáo dục sẽ lấy người học làm trung tâm, sử dụng vốn đầu tư tư nhân thay vì nhà nước để phát triển. Các chương trình, các kiến thức, hay dụng cụ, cơ sở vật chất,… được hoàn thiện hoàn chỉnh, đảm bảo tạo môi trường học tập, giáo dục chất lượng nhất.

Kinh doanh giáo dục hiện nay được Nhà nước đặc biệt khuyến khích, tạo điều kiện để mở rộng nhiều hơn nữa. Không chỉ dừng lại ở việc chỉ dựa vào nguồn vốn của Nhà nước trong giáo dục mà tận dụng nguồn vốn tư nhân giúp giáo dục có điều kiện phát triển toàn diện, mạnh mẽ hơn nữa. Nhu cầu tăng cao trong học tập, nâng cao năng lực của mỗi người lúc đó được giải quyết hiệu quả, từ đó chất lượng nguồn lao động được cải thiện.

Để phục vụ nhu cầu học tập của các em học sinh, ngày càng xuất hiện nhiều dịch vụ giáo dục. Theo đó, các dịch vụ kinh doanh giáo dục ngày càng thu hút được nhiều người đầu tư vì đây là một lĩnh vực ít sự rủi ro mà tỷ suất lợi nhuận khá cao. Một tổ chức, cá nhân đứng ra thực hiện bất kỳ kinh doanh một dịch vụ giáo dục nào đó đều cần phải đáp ứng đúng và đủ mọi điều kiện về:

- Thủ tục cho phép thành lập: Để mở cơ sở kinh doanh dịch vụ giáo dục, người đứng đầu cần phải thực hiện và chuẩn bị đúng, đủ mọi thủ tục, giấy tờ hành chính để cơ sở đó được thành lập.

- Thủ tục cho phép hoạt động: Khi cơ sở kinh doanh dịch vụ giáo dục đó được thành lập, không phải cơ sở đó có quyền đi vào hoạt động ngay lập tức. Muốn cơ sở đó được hoạt động bình thường, ổn đúng, không phạm luật thì cần phải hoàn thành mọi thủ tục, giấy tờ cho phép hoạt động. Khi này cơ sở mới có thể hoạt động một cách doanh chính ngôn thuận theo pháp luật.

Cụ thể, pháp luật Việt Nam đã quy định như sau:

- Suất đầu tư:

+ Thành lập cơ sở giáo dục mầm non: ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm chi phí sử dụng đất).

+ Thành lập cơ sở giáo dục phổ thông: ít nhất 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm chi phí sử dụng đất). Tổng vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng.

+ Thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn: ít nhất 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm chi phí sử dụng đất).

+ Thành lập cơ sở giáo dục đại học: ít nhất là 150 triệu đồng/sinh viên (không bao gồm chi phí sử dụng đất). Tổng vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 300 tỷ đồng.

+ Xin mở phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có suất đầu tư và vốn đầu tư ít nhất tương đương mức quy định cho việc thành lập cơ sở giáo dục nêu trên.

+ Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư phải đạt 70% quy định.

- Hình thức đầu tư: liên doanh, 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

- Loại hình cơ sở giáo dục được cung cấp:

+ Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn;

+ Cơ sở giáo dục mầm non ;

+ Cơ sở giáo dục phổ thông  thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, cấp văn bằng của nước ngoài, dành cho học sinh là người nước ngoài và một bộ phận học sinh Việt Nam có nhu cầu ;

+ Cơ sở giáo dục đại học.

- Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép mở phân hiệu:

+ Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

+ Cơ sở giáo dục đại học.

- Cơ sở vật chất:

+ Cơ sở giáo dục đăng ký hoạt động từ 20 năm trở lên tại Việt Nam phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất và được UBND cấp tỉnh đồng ý về việc giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Giai đoạn đầu tư tối đa là 05 (năm) năm, cơ sở này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất cần thiết, ổn định để triển khai đào tạo, giảng dạy và phải đảm bảo việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo đúng tiến độ của dự án.

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đăng ký hoạt động dưới 20 năm không phải xây dựng cơ sở vật chất riêng, nhưng phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trường, lớp, nhà xưởng, các diện tích phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là 05 (năm) năm.

4. Các hình thức kinh doanh giáo dục

Có nhiều hình thức kinh doanh giáo dục hiện được áp dụng. Trong đó, một số hình thức tiêu biểu và phổ biến nhất chính là:

Nhượng quyền giáo dục

Nhượng quyền giáo dục bao gồm một bên tạo ra và phát triển thương hiệu cho một phương pháp giáo dục. Trong khi đó bên còn lại sẽ trả chi phí để có quyền sử dụng, hay kinh doanh hình thức, phương pháp giáo dục đó.Ở nước ta hiện nay nhượng quyền giáo dục phát triển với nhiều quy mô, nhận được sự quan tâm lớn với khả năng tạo nên những mô hình giáo dục chất lượng. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công ở hình thức này đòi hỏi cần bỏ ra nhiều thời gian, công sức mới có thể đạt được. Vì vậy, việc tìm kiếm, lựa chọn mô hình từ các nước tiên tiến, có nền giáo dục hàng đầu trở thành giải pháp lý tưởng, tối ưu nhất cho các cơ sở giáo dục, các trung tâm đào tạo.

Trung tâm giáo dục

Dựa trên nhu cầu thực tế của người học việc xây dựng, mở ra các trung tâm giáo dục có thể liên phương án sao cho phù hợp nhất. Khóa học ngoại ngữ, tin học, hay ở các lĩnh vực khác, kiến thức hữu ích khác đều có thể đưa ra cung cấp tới người học. Bất kỳ lĩnh vực kiến thức nào có người quan tâm chúng ta đều có thể cân nhắc để mở trung tâm đào tạo phù hợp.

Giáo dục mầm non

Trẻ ở lứa tuổi mầm non bắt đầu tiếp xúc, làm quen với môi trường mới, có bạn bè và thầy cô. Đây cũng là thời điểm mà chúng bắt đầu tiếp xúc với các kiến thức, tiếp nhận và học hỏi các kĩ năng, hình thành thói quen học tập. Bởi thế, dạy dỗ trẻ trong giai đoạn này hết sức cần thiết, có được phương pháp thích hợp mới đem lại hiệu quả cao.

Kinh doanh giáo dục thông qua mở trường mầm non trở thành mô hình được nhiều cá nhân, nhiều tổ chức cân nhắc. Cơ hội tiềm năng mở rộng với nhu cầu ngày càng cao của các bậc phụ huynh cho con cái ngay từ khi ở độ tuổi mầm non.

Dạy học trực tuyến

Công nghệ thông tin phát triển tạo điều kiện cho học tập online mở rộng. Học tập E-learning giúp giáo viên cũng như học sinh có được sự chủ động tối đa trong dạy và học. Đây là mô hình kinh doanh lý tưởng với khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu của nhiều đối tượng học sinh cũng như giáo viên. Xóa bỏ được giới hạn về không gian và thời gian giúp học tập tiện lợi, dễ dàng mọi lúc, mọi nơi khi có nhu cầu.

Khóa học ngắn hạn và workshop

Kinh doanh giáo dục thông qua các khóa học ngắn hạn, workshop là định hướng đáng để cân nhắc. Không phải xây dựng bài giảng với chương trình học tập kéo dài, mất nhiều thời gian và công sức thì nội dung được chia nhỏ tiện lợi cho người học, cũng dễ dàng cho người tạo nên nội dung đó. Với khóa học ngắn hạn, hay workshop được phát triển thì nhu cầu học tập chuyên sâu của từng người, trong mọi lĩnh vực đều được hỗ trợ tốt.

5. Thuế suất dịch vụ giáo dục?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Thuế của Công ty luật Minh Khuê

Luật sư tư vấn:

Theo khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

"13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp."

Theo quy định nêu trên thì đối với hoạt động dạy học là hoạt động đào tạo, giáo dục là đối tượng không chịu thuế GTGT. 

Vì vậy, khi thực hiện thu học phí của học sinh bằng phiếu thu và xuất hóa đơn trực tiếp thì theo kỳ kê khai thuế GTGT, đơn vị kê khai doanh thu từ học phí của học sinh vào mục không chịu thuế GTGT.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về Thuế suất dịch vụ giáo dục ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.