Học sinh trình bày lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

​Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. Tập luyện thể dục thể thao (TDTT) thường xuyên sẽ giúp chúng ta có được sức khỏe tốt; từ đó, có thể làm việc, học tập tốt và tham gia các hoạt động xã hội đạt hiệu quả cao hơn.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của TDTT ngày càng được nâng cao. Đối với các nước phát triển, việc tập luyện TDTT diễn ra hàng ngày một cách khoa học và trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống. Ở nước ta, ngay từ khi mới giành được độc lập, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập luyện TDTT. Trong đó, Người dạy: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ…”.

Tập thể dục thực tế mang đến cho cơ thể vô vàn lợi ích thiết thực, chẳng hạn như kiểm soát cân nặng phòng ngừa tăng cân, hạn chế các bệnh liên quan tới béo phì và cải thiện tình trạng chức năng của não, trí nhớ. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên không những làm tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường mà còn đem lại tác dụng bất ngờ hơn là phòng ngừa ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư gan và giúp cải thiện đời sống chăn gối. Hơn nữa, việc tập luyện thể dục đúng cách còn giúp giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn, đặc biệt là với những người hay thức giấc ban đêm.

Học sinh trình bày lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
Gần 1000 người dân TP Kon Tum tham gia Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2019. Ảnh: C.C

Bên cạnh các lợi ích trên, việc dành thời gian vận động mỗi ngày sẽ giúp chúng ta tăng cường các mối quan hệ trong xã hội, giảm stress, giúp cuộc sống trở nên lạc quan và tự tin hơn.

Vì vậy, việc dành thời gian tập luyện TDTT đều đặn hàng ngày theo một chế độ và phương pháp phù hợp với sức khỏe và tuổi tác là việc làm hết sức cần thiết.

Thời gian qua, phong trào rèn luyện TDTT trên địa bàn tỉnh ta diễn ra khá sôi nổi. Bà Trần Thị Lan (60 tuổi) ở thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei) chia sẻ: Sáng nào vợ chồng tôi cũng đi bộ khoảng 5-7km quanh các con đường chính ở thị trấn. Thói quen này được hai vợ chồng duy trì thường xuyên gần 10 năm nay. Qua tập thể TDTT, tôi thấy sức khỏe được nâng lên, bệnh đau xương khớp cũng giảm hẳn.

Ông Nguyễn Thanh Sơn (62 tuổi, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum) – thành viên câu lạc bộ xe đạp thể thao bộc bạch: Đều đặn mỗi ngày 2 buổi, các thành viên trong câu lạc bộ chúng tôi đều dành hơn 2 tiếng đồng hồ để đạp xe quanh các con đường chính ở thành phố để rèn luyện sức khỏe.

Tâm sự với chúng tôi, một bác sĩ công tác lâu năm trong ngành Y chia sẻ: Vận động và rèn luyện là để ngày càng hoàn thiện về thể chất, nâng cao thể lực, tinh thần thoải mái. Rèn luyện thân thể kết hợp với giữ gìn vệ sinh càng có tác dụng trong việc phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ con người. Cơ thể tốt, thần kinh tốt, tinh thần tốt sẽ tránh được mọi bệnh tật. Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con người, TDTT có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khoẻ toàn diện cho con người. Khi con người có sức khoẻ toàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Năng lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập. Có năng lực thể chất hay sức khỏe tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc.

Phát động Chương trình Sức khỏe Việt Nam do Bộ Y tế tổ chức ngày 27/2/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi mỗi người hãy bắt đầu từ việc thực hiện và duy trì những hành vi, lối sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe như ăn nhiều rau xanh, không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và điều quan trọng là thường xuyên vận động thể lực, rèn luyện thể dục… Nhắc lại "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh: Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân cũng như của toàn xã hội. Muốn giữ gìn, nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc thì phải đồng thời thực hiện tốt cả 3 yêu cầu cốt lõi là: vệ sinh phòng bệnh, ăn uống điều độ, bảo đảm dinh dưỡng và rèn luyện thể lực thường xuyên. Việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là trách nhiệm của mỗi người dân và cả hệ thống chính trị....

                                                                                                                                                                                                                                                                         Tin bài: Lê Viết Vinh - Tổ GDTC & QPAN

Người xưa thường bảo: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, câu đó luôn luôn đúng qua các thời kỳ và giai đoạn lịch sử

Trong khuôn khổ của bài viết Trung tâm dạy bóng đá trẻ em Nam Việt, trung tâm dạy bóng đá người lớn Nam Việt xin giới thiệu một số tác dụng của tập luyện thể dục thể thao noi chung và tác dụng của môn bóng đá nói riêng.

Hằng ngày chúng ta nạp vào cơ thể một lượng chất độc rất lớn “từ chất tăng trọng trong chăn nuôi, thuốc trừ sâu phun lên rau củ quả cho tới chất bảo quản thực phẩm, gia vị chế biến, nguồn khí thải…vv.

Để phòng bệnh hiệu quả, ngoài việc ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, thì việc tập luyện thể dục thể thao luôn là một vấn đề quan trọng cần thiết và cấp bách trong xã hội ngày nay.

Từ lâu người ta đã biết đến lợi ích của việc tập thể dục thể thao: Nó sẽ giúp cơ thể chúng ta bài tiết chất độc, cơ bắp mạnh khõe hơn, trẻ hơn và thon thả hơn, yêu đời hơn. Đó không chỉ ghóp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, việc tập thường xuyên còn góp phần phòng tránh được một số bệnh về: sơ mỡ động mạch, cao huyết áp, giảm stress….Đó chính là nguyên nhân giúp chúng ta nâng cao nhận thức ý nghĩa giá trị của việc tham gia tập luyện thể dục thể thao hang ngày.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, sẽ không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp cải thiện não bộ, tăng cường khả năng hoạt động các chức phận cơ thể giúp giảm stess, giảm nhẹ sự giao thông bất thường của hormone và sự lão hóa của các tế bào. Rất nhiều người trong chúng ta phải có gắng hết sức để tuân thủ khuyến nghị tối thiểu 30 phút tập aerobic, 5 lần/tuần mặc dù luôn biết rằng các bài tập sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư và đột quỵ. Nhưng, chúng ta sẽ thấy thôi thúc chăm chỉ tập luyện hơn, nếu biết rằng mỗi phút tập luyện sẽ kích thích một loạt các phản ứng có tính chất trẻ hóa và kích thích các tế bào não làm cho con người minh mẫn, thông minh hơn, hạnh phúc hơn và trẻ trung hơn, bão vệ não bộ khỏi những tác hại của stress và lão hóa. Điều này không gì thay thế được.

Các nhà khoa học cho biết rằng có ít nhất 35% những trường hợp ung thư là do thừa cân và thiếu hoạt động. Những người béo thường có xu hướng chứa nhiều insulin – gây ra sự hình thành các khối u. Để giảm tình trạng căn bệnh quái ác ngày càng nguy kịch và phổ biến, mọi người cần nên tập thể dục thể thao đều đặn để giảm năng lượng dự trử quá nhiều và để có niềm vui trong cuộc sống. Ngoài ra, tập thể dục thể thao rất có lợi cho tim mạch, theo tiến sĩ William Kraus – Giáo sư của Đại học Y Duke nói: “ Thậm chí bạn chỉ tập ít, nhưng điều độ mỗi ngày, cũng sẽ tốt cho tim. Bên cạch đó, các nhà nghiên cứu cho biết, nếu muốn giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng, thì mỗi ngày nên tập thể dục thể thao ít nhất 20-30 phút, hãy kiên nhẫn và tập thường xuyên, sẽ có được vong dáng như mình mong muốn.

Tập luyện kết hợp với bổ sung đủ canxi sẽ giúp cho xương rắn chắc có những môn như bóng đá, chạy, nâng tạ… đều có thể giúp phòng tránh loãng xương.

Không ai có thể nghi ngờ tác dụng nổi bật của tập thể thao là giảm stress hiệu quả. Những thay đổi về tâm lý có thể xẩy ra do sự thay đổi của norepinephrine, dopamine hay serotonin – là những hormone cóa ảnh hưởng đến tâm trạng và mức độ buồn phiền. Khi gặp stress nặng, không thể chỉ đơn thuần uống thuốc, vì hầu như không có loại thuốc nào có thể làm giảm hay làm dứt hẳn triệu chứng này. Stress là một sự suy sụp tinh thần, mà chỉ có tinh thần mới có thể đánh bật được nó. Chính vì thế, tập luyện thể dục thể thao như một liều thuốc hữu hiệu, chỉ cần vài động tác và hít thở đúng cách, tập đều đặn hằng ngày, dần dần giảm đi sự căng thẳng mà trở thành trạng thái bình thường.

Ở mỗi lứa tuổi, cần một mức vận động thích hợp, nếu không đạt được mức độ vận động này, có nghĩa là thiếu hụt vận động sẽ dẫn đến chậm lớn, chậm phát triển, phát triển không đúng, củng như khả năng thích nghi của cơ thể. Ngày nay trẻ ở thành phố, phần lớn bị thiếu hụt vận động hay vận động không đủ mức thích hợp cho lứa tuổi của mình. Sự thiếu hụt vận động ở trẻ nhỏ trước hết ảnh hưởng đến hệ cơ – xương, kém sức bền, khả năng làm việc thấp, cơ thể phát triển không cân xứng dễ cong vẹo cột sống, bàn chân bẹt, giảm sự kéo dài, khéo léo linh hoạt. Trẻ ở trong tư thế tĩnh tại lâu (ngồi xem vô tuyến, chơi điện tử…) sẽ gây căng thẳng cho hệ thần kinh. Nếu sự sự thiếu hụt vận động kéo dài, sẽ xuất hiện sự giảm sút rõ rệt khả năng chống lại các yếu tố thời tiết, khí hậu, vi khuẩn, vi rút. Do vậy, thiếu hụt vận động của trẻ dễ tạo nên các chứng bệnh truyền nhiềm tang gấp 3 lần so với trẻ thường xuyên vận động. Sự thiếu hụt vận động gây ra rối loạn trao đổi chất và dư thừa mở trong cơ thể – trẻ mắc bệnh béo phì. Những trẻ này rất dễ bị tổn thương về mặt tâm lý.

Thực tế chứng minh rằng, TDTT có thể thay thế thuốc nhưng thuốc không thể thay thế được TDTT. TDTT rất đơn giản và hầu như không mất nhiều tiền, hay thậm chí không mất tiền nhưng mang lại giá trị vô cùng to lớn cho con người đó là sức khõa và tinh tần.