Hôn nhân thực tế quy định ở đâu

Hôn nhân thực tế là gì? Hôn nhân thực tế tiếng Anh là gì? Hôn nhân thực tế trước ngày 3/1/1987? Các cơ sở pháp lý của hôn nhân thực tế?

Hôn nhân thực tế là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Tính thực tế được đánh giá trong ý nghĩa cũng như kết quả của cuộc hôn nhân. Trong khi hôn nhân đó chưa được thực hiện đăng ký theo thủ tục pháp luật. Để đảm bảo quyền và lợi ích phát sinh đối với các hôn nhân thực tế, pháp luật cũng điều chỉnh đối với các cuộc hôn nhân này. Hôn nhân thực tế trước ngày 3/1/1987 được quy định như thế nào? Theo quy định của pháp luật hiện hành, cần đảm bảo điều kiện gì để được công nhận của một cuộc hôn nhân.

Căn cứ pháp lý:

– Luật hôn nhân gia đình năm 2014.

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Hôn nhân thực tế là gì?

Hôn nhân thực tế là một thuật ngữ pháp lý trong các trường hợp hôn nhân đặc biệt. Để chỉ những trường hợp hai bên nam nữ chung sống trong quan hệ vợ chồng, đã được gia đình, xã hội thừa nhận nhưng chưa được đăng ký tại cơ quan hộ tịch, chưa được cấp giấy chứng nhận kết hôn.

Hôn nhân đảm bảo các yếu tố thực tế, nhưng lại chưa ràng buộc theo các thủ tục pháp lý. Theo quy định pháp luật hiện hành, hôn nhân được công nhận khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Tuy nhiên vẫn được pháp luật công nhận đã kết hôn.

Hôn nhân thực tế có các đặc điểm sau:

– Hôn nhân thực tế là việc hai người trong mối quan hệ đó được pháp luật công nhận là vợ chồng. Nhưng giữa họ không có giấy đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Phải có chứng cứ là hai người đã và đang chung sống như vợ chồng về mặt thực tế và thực sự coi nhau như vợ chồng. Xác định thời điểm kết hôn cũng như khoảng thời gian sống chung theo quy định.

Hôn nhân thực tế được dùng để chỉ các hôn nhân thực tế trước ngày 3/1/1987. Trong khi việc sống chung như vợ chồng sau ngày này phải được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật ràng buộc. Bạn đọc có thể tham khảo thêm đối với các khoảng thời gian sau đó theo quy định tại mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 hướng dẫn Luật Hôn nhân gia đình năm 2000.

Như vậy, có thể nhìn nhận một hôn nhân thực tế qua:

– Về hình thức: Hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà không đăng ký kết hôn. Trong đó, các bên đảm bảo điều kiện độ tuổi, tình trạng độc thân và các yêu cầu khác.

– Về nội dung: Hai bên nam, nữ phải tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình. Cũng như được sự công nhận của gia đình, họ hàng, làng xóm.

Các điều kiện được xác định chặt chẽ để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Còn trong hiện tại, các bên phải thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định liên quan.

2. Hôn nhân thực tế tiếng Anh là gì?

Hôn nhân thực tế tiếng Anh là Actual marriage.

3. Hôn nhân thực tế trước ngày 3/1/1987?

3.1. Công nhận hôn nhân thực tế trước ngày 3/1/1987:

Liên quan đến việc xác nhận tình trạng hôn nhân đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 nhưng không đăng ký kết hôn. Tại khoản 2 điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp

“2. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch.”

Việc sống chung như vợ chồng được thực hiện trước ngày quy định sẽ được pháp luật công nhận hôn nhân diễn ra. Tại thời điểm luật mới có hiệu lực, không bắt buộc các bên thực hiện đăng ký kết hôn. Mà chỉ khuyến khích và tạo điều kiện để các bên đăng ký kết hôn. Khi đó, sẽ có thêm Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Đồng thời, khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.

Như vậy, để giải quyết đối với các hôn nhân thực tế trước ngày 3/1/1987, phải xem các quy định của Luật Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 và các văn bản có liên quan.

3.2. Các quy định liên quan đối với hôn nhân thực tế trước ngày 3/1/1987:

Tại mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 hướng dẫn Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định rõ việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:

“a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì đượcTòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;

b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến ngày 01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;

c) Kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.”

Các quy định này giúp công nhận hôn nhân thực tế được xác lập trước ngày 3/1/1987. Điều này mang đến ý nghĩa đảm bảo quyền và lợi ích, cũng như nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ hôn nhân. Cũng như có hướng giải quyết hiệu quả trong trường hợp ly hôn, chia thừa kế,…

Các khoảng thời gian được quy định cụ thể đối với hôn nhân diễn ra ở giai đoạn nào. Qua đó xác lập giá trị pháp lý tương ứng, công nhận hoặc không công nhận đối với hoạt động “nam nữ sống chung như vợ chồng”.

Các đặc điểm về tính thực tế cần được xác định chính xác. Qua đó để đánh giá các tiêu chí đối với hôn nhân thực tế.

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội thì:

“Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”.

Như vậy, đối với những trường hợp nam nữ chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987, hiện họ chưa đăng ký kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng (hôn nhân thực tế). Khi đó, họ hoàn toàn ràng buộc bởi các quy định về quyền, nghĩa vụ trong hôn nhân theo luật. Từ các công nhận giá trị pháp lý đó, giúp giải quyết các quyền và nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hôn nhân.

Điều kiện để được xác định là hôn nhân thực tế theo luật:

Tuy các Văn bản này đã hết hiệu lực, tuy nhiên vẫn được sử dụng để giải quyết đối với các hôn nhân thực tế. Đây là nội dung quy định trong khoản 1 Điều 131 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.

Theo hướng dẫn tại điểm c mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 thì:

“Được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

–   Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;

–   Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;

–   Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;

–   Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình”.

Các quy định cung cấp đặc điểm để xét có phải là hôn nhân thực tế hay không. Qua đó để trả lời về các ràng buộc, công nhận của pháp luật đối với cuộc hôn nhân. Khi tham gia vào các mối quan hệ, mọi người cần tìm hiểu các quy định liên quan. Để đảm bảo các quyền lợi cũng như được pháp luật bảo vệ.

Để được công nhận là hôn nhân thực tế, phải đảm bảo các đặc điểm được quy định như trên.

Do đó, trường hợp hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước thời điểm ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn, do vậy sẽ áp dụng quy định của Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Thông tư số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 để xem xét tính hợp pháp của quan hệ chung sống giữa hai bên.

Từ đó có câu trả lời cho các tính chất pháp lý cũng như công nhận của pháp luật. Đây là điều kiện để đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào các quan hệ pháp luật tương ứng.

Được đăng bởi:

Chuyên mục:

Chấm dứt hôn nhân thực tế? Có phải làm thủ tục ly hôn không? Địa điểm nộp đơn ly hôn? Thẩm quyền chấm dứt hôn nhân thực tế?

Những trường hợp nào không đăng ký kết hôn vẫn là vợ chồng hợp pháp? Việc vợ chồng chung sống với nhau không đăng ký có được pháp luật công nhận không?

Hôn nhân thực tế là gì? Trường hợp nào được công nhận hôn nhân thực tế? Trường hợp nào chung sống không đăng ký kết hôn vẫn được công nhận là vợ chồng theo quy định mới nhất năm 2021.

Khu vực mậu dịch tự do là gì? Lịch sử hình thành của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN? Nhiệm vụ và vai trò của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN?

Chính sách mậu dịch tự do là gì? Đặc điểm của chính sách mậu dịch tự do? Vai trò của chính sách mậu dịch tự do?

Khu vực mậu dịch tự do? Khu vực mậu dịch tự do ASEAN? Đặc điểm của khu mậu dịch tự do? Ví dụ về khu mậu dịch tự do?

Chọn mẫu theo thuộc tính là gì? Các thuật ngữ có liên quan? Cách sử dụng phương pháp chọn mẫu theo thuộc tính?

Chọn mẫu phi xác suất trong kiểm toán là gì? Phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong kiểm toán?

Kiến trúc phần mềm là gì? Vai trò của kiến trúc phần mềm? Các mẫu kiến trúc phần mềm phổ biến bao gồm những loại nào?

Chảy máu chất xám là gì? Nguyên nhân của chảy máu chất xám là gì? Hậu quả của chảy máu chất xám?

Lấy mẫu kiểm toán là gì? Rủi ro của phương pháp kiểm toán chọn mẫu? Những điều cần biết về phương pháp kiểm toán chọn mẫu?

Ý nghĩa các màu trong chứng khoán? Tìm hiểu về chứng khoán màu tím? Các chỉ số thị trường cần biết trên bảng giá chứng khoán?

Yêu cầu phản tố là gì? Mẫu đơn yêu cầu phản tố mới nhất? Điều kiện chấp nhận đơn phản tố? Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu phản tố? Nộp đơn yêu cầu phản tố?

Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) là gì? CO form E là gì? Quy định và các tiêu chí mẫu CO form E hợp lệ? Các quy định về CO form E?

Quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự? Quyền của bị đơn đối với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn? Mẫu đơn trình bày ý kiến của bị đơn và hướng dẫn cách viết?

Thông báo chương trình khuyến mại đến khách hàng là gì? Mẫu thông báo chương trình khuyến mại đến khách hàng? Hướng dẫn mẫu thông báo chương trình khuyến mại đến khách hàng?

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân và hướng dẫn cách soạn thảo? Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân?

Điều lệ công ty được áp dụng với mô hình công ty nào? Một số nguyên tắc xây dựng điều lệ công ty? Một số lưu ý khi xây dựng điều lệ công ty? Một số hướng dẫn soạn thảo điều lệ công ty?

Hoạt động thông báo chương trình khuyến mại? Việc sử dụng thông báo chương trình khuyến mại bằng tiếng Anh? Một số thông báo chương trình khuyến mại bằng tiếng Anh thường dùng?

Mẫu hợp đồng dịch vụ khuyến mại là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ khuyến mại mới nhất năm 2022? Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng dịch vụ khuyến mại?

Mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa quá cảnh là gì? Mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa quá cảnh mới nhất năm 2022? Hướng dẫn sử dụng mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa quá cảnh? Hợp đồng vận tải hàng hóa?

Khái quát về thủ tục sang tên xe máy? Thủ tục sang tên xe không chính chủ khi không liên hệ được với chủ cũ?

Lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên THCS hạng 2 là gì? Lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên THCS hạng 2 có tên tiếng Anh là gì? Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên THCS hạng 2?

Video liên quan

Chủ đề