Hướng dẫn cách chơi trò chơi rồng rắn lên mây

Trò chơi dân gian rồng rắn lên mây giúp rèn luyện tính nhanh nhẹn khéo léo trong di chuyển, trong đối đáp ứng xử, nâng cao tinh thần tập thể, tôn trọng kỉ luật… cho người chơi, tạo không khí vui chơi hào hứng, sôi nổi, đoàn kết.

Mục lục

Cách chơi trò chơi rồng rắn lên mây

– Số lượng:

+ Người chơi họp thành nhóm từ 6 người trở lên, nếu đông chia thành nhiều nhóm.

+ Đội hình chơi xếp thành một hàng dọc làm rồng rắn, cử 1 bạn đóng vai “thầy thuốc”.

– Chuẩn bị chơi:

+ Người chơi phải thuộc bài đồng dao sau:

  • Rồng rắn lên mây
  • Có cây núc nắc
  • Có nhà điểm binh
  • Có thầy thuốc ở nhà hay không

+ Người chơi đóng vai thầy thuốc ngồi hoặc đứng ở một chỗ thích hợp trên sân. Các người chơi còn lại sắp xếp thành một hàng dọc, ôm ngang bụng nhau hoặc túm lấy áo nhau thành hình rồng rắn, đứng đối diện với thấy thuốc.

– Bắt đầu chơi:

+ Rồng rắn đi lượn vòng vèo trước mặt thầy thuốc, vừa đi vừa hát bài đồng dao trên. Đến câu cuối dừng trước mặt thầy thuốc hỏi:

  • Rồng rắn: Có thầy thuốc ở nhà hay không?
  • Thầy thuốc: Thầy thuốc không có nhà (đang ăn cơm, đi ăn giỗ, đi xem phim… người chơi làm thầy thuốc phải nhanh trí tự nghĩ ra để trả lời ngay).

Rồng rắn lại đi lượn vòng vèo vừa đi vừa hát lại đoạn trên, đến câu cuối dừng trước mặt thầy thuốc hỏi:

  • Rồng rắn: Có thầy thuốc ở nhà hay không?
  • Thầy thuốc: Thầy thuốc có nhà, mẹ con rồng rắn đi đâu thế?
  • Rồng răng: Đi lấy thuốc cho con.
  • Thầy thuốc: Con lên mấy?
  • Rồng rắn: Con lên một.
  • Thầy thuốc: Thuốc chẳng hay.
  • Rồng rắn: Con lên hai.
  • Thầy thuốc: Thuốc chẳng hay.
  • Rồng rắn: Con lên ba.
  • Thầy thuốc: Thuốc hay vậy, cho xin khúc đầu.
  • Rồng rắn: Nhưng xương cùng xẩu.
  • Thầy thuốc: Xin khúc giữa.
  • Rồng rắn: Nhưng máu cung me.
  • Thầy thuốc: Xin khúc đuôi.
  • Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.

+ Nghe “rồng rắn” trả lời câu “Tha hồ mà đuổi” xong, ngay lập tức “thầy thuốc” đứng dậy tìm mọi cách để đuổi bắt cho bằng được “đuôi rồng” (tức là người đứng cuối hàng). Rồng rắn chạy, người đứng đầu cố cản “thầy thuốc”, các người chơi trong hàng thì tìm mọi cách bảo vệ “đuôi rồng” (bạn cuối cùng).

+ Người chơi hò reo tạo không khí vui vẻ, náo động cho đến khi “thầy thuốc” bắt được “đuôi rồng” thì trò chơi kết thúc, người bị bắt ra thay làm thầy thuốc, trò chơi lại được chơi lại từ đầu.

Luật trò chơi rồng rắn lên mây

– “Rồng rắn” chỉ dừng vừa đi vừa hát cho đến khi nào “thầy thuốc” trả lời có nhà thì mới thôi.

– Khi hai bên đang chờ trả lời nhau, “thầy thuốc” ngồi im còn “rồng rắn” thì đi lại vòng vèo, đến khi trả lời thì “rồng rắn” đứng lại trước mặt “thầy thuốc”.

– “Thầy thuốc” chỉ được đuổi bắt “đuôi rồng” sau khi nghe “rồng rắn” trả lời “Tha hồ mà đuổi”.

– Nếu đang chơi “rồng rắn” bị đứt ngang (do ngã…) thì phải nối lại ngay lại để trò chơi tiếp tục.

– Chỉ có bạn đầu hàng (đầu rồng) mới được quyền dùng hai tay cản thầy thuốc.

– Bạn cuối hàng (đuôi rồng) chỉ bị thầy thuốc dùng tay đập trúng người là coi như bị bắt.

Hy vọng, qua bài viết “Cách chơi trò chơi dân gian rồng rắn lên mây” bạn sẽ có phút giây thư giãn. Chúc bạn thành công.

Rồng rắn lên mây là trò chơi giúp trẻ rèn luyện khả năng giao tiếp trôi chảy và di chuyển linh hoạt. Cách chơi rồng rắn lên mây được trình bày trong bài viết sau đây.

Nội dung trong bài này

1. Trò chơi rồng rắn lên mây ra đời khi nào?

Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia. Trò chơi này mang đến nhiều niềm vui cho trẻ nhỏ, giúp các em có tuổi thơ đáng nhớ với những kỷ niệm đẹp. Không rõ trò chơi này được bắt nguồn khi nào, do ai nghĩ ra, chỉ biết rằng trẻ con nông thôn không ai là không biết trò này.

2. Những trẻ nào phù hợp chơi rồng rắn lên mây?

Đây là trò chơi dành cho tất cả các bé, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, do yêu cầu trò chơi phải chạy và di chuyển linh hoạt nên những trẻ từ 4-5 tuổi trở lên sẽ phù hợp, những bé đi lại chưa cứng cáp thì không nên cho chơi, dễ bị ngã.

3. Số lượng người chơi rồng rắn lên mây là bao nhiêu?

Rồng rắn lên mây là trò chơi tập thể có tác dụng khuấy động không khí rất tốt, giúp trẻ vui vẻ, thư giãn. Người lớn nên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi này trong các buổi sinh hoạt thôn, xóm, xã, phường,… hay trong giờ học (mẫu giáo).

Rồng rắn lên mây là trò chơi thân thuộc với biết bao thế hệ trẻ em Việt Nam. Trò chơi rồng rắn lên mây góp phần rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo trong di chuyển, phát huy khả năng ngôn từ, ứng xử cho trẻ.

Đồng dao rồng rắn lên mây 

Hướng dẫn cách chơi trò chơi rồng rắn lên mây

                                           Đồng dao trò chơi rồng rắn lên mây 

Các bạn cùng đọc bài đồng dao sau nhé:

“Rồng rắn lên mây 

Có cây lúc lắc

Có nhà hiển vinh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không ?”

 

Xem thêm sản phẩm bổ sung vitamin, tăng cường đề kháng cho bé

 

Cách chơi rồng rắn lên mây 

Hướng dẫn cách chơi trò chơi rồng rắn lên mây

                                                     Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây 

Trò chơi rồng rắn lên mây càng đông bạn tham gia sẽ càng sôi động và vui hơn. Một bạn sẽ đóng vai thầy thuốc, các bạn còn lại xếp thành một hàng dọc đứng nối với nhau và đối diện người thầy thuốc. 

Rồng rắn lên mây đi lượn vòng vèo trước mặt thầy thuốc vừa đi vừa hát bài đồng dao rồng rắn lên mây : 

“Rồng rắn lên mây 

Có cây lúc lắc

Có nhà hiển vinh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không ?”

Đến câu cuối dừng trước mặt thầy thuốc và hỏi “Có thầy thuốc ở nhà không?”

Thầy thuốc: Thầy không có nhà, thầy đang ngủ, đang đi chơi, đi xem phim

 Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca

Thầy thuốc : Thầy thuốc đang đánh răng

 Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca

 Thầy thuốc : Có nhà. Mẹ con con rắn đi đâu ?

 Rắn : Mẹ con rồng rắn đi xin thuốc

Thầy thuốc : Xin khúc đầu

Rắn : Cùng xương cùng xẩu

 Thầy thuốc : Xin khúc giữa

Rắn : Cùng máu cùng mẹ

Thầy thuốc : Xin khúc đuôi

Rắn: Tha hồ mà đuổi. 

 

Xem thêm sản phẩm tăng chiều cao cho trẻ

 

Nghe rồng rắn trả lời tha hồ mà đuổi, thầy thuốc đứng dậy đuổi cho bằng được khúc đuôi (tức là người đứng cuối cùng trong hàng). Rồng rắn chạy, người đứng đầu cố cản thầy thuốc không cho thầy thuốc chạm vào đuôi của mình. 

Các bạn cùng chạy nhảy, reo hò cho đến khi nào thầy thuốc chạm được vào đuôi của mình thì trò chơi kết thúc và bắt đầu lại từ đầu.