Hướng dẫn ghi học bạ thcs năm 2024

Hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 22 là nội dung quan trọng mà các giáo viên cần cập nhật để việc ghi chép, nhận xét học bạ cho học sinh trong dịp cuối năm học được đầy đủ, chính xác theo quy định mới nhất của bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tư 22 mới ban hành đã đưa ra nội dung hướng dẫn ghi học bạ theo phương pháp mới thay cho hình thức ghi chép trước đây. Chính vì thế việc cập nhật các nội dung hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 22 là rất cần thiết đối với các thầy cô giáo, giúp các thầy cô chủ động hoàn thành việc đánh giá kết quả học sinh vào sổ học bạ.

Hướng dẫn ghi học bạ thcs năm 2024

Download hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 22

HƯỚNG DẪN GHI HỌC BẠ

Học bạ dùng để ghi kết quả tổng hợp đánh giá cuối năm học của học sinh. Khi ghi Học bạ, giáo viên cần

nghiên cứu kĩ Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một

số điều quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014

của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

1. Hướng dẫn ghi trang 1, thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh.

2. Hướng dẫn ghi mục "1. Các Môn học và hoạt động giáo dục"

- Trong cột "Nhận xét": Ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập đối với môn

học, hoạt động giáo dục của học sinh; nội dung, kĩ năng chưa hoàn thành trong môn học, hoạt động giáo dục cần

được khắc phục, giúp đỡ.

- Trong cột "Mức đạt được": học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt" ghi T; mức "Hoàn thành" ghi H; mức "Chưa hoàn

thành" ghi C.

- Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn có Bài kiểm tra định kì: ghi điểm số của bài kiểm tra; đối với

học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra cuối cùng và lưu ý đặc biệt nếu có.

3. Hướng dẫn ghi mục "2. Các năng lực, phẩm chất"

- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với cột "Năng lực": ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế,

góp ý và khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh. Một số biểu hiện đối

với từng năng lực, có thể là:

+) Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho bản thân (vệ sinh thân thể, ăn,

mặc,…); một số việc phục vụ cho học tập (chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà,…);….

+) Hợp tác: mạnh dạn giao tiếp trong hợp tác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao

đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng ;…

+) Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong

nhóm, tổ, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ;…

Ví dụ cách ghi vào cột “Nhận xét”: Biết vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng; mạnh dạn giao tiếp trong

hợp tác; có khả năng tự học;…

- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với cột "Phẩm chất": ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế,

góp ý và khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh. Một số biểu hiện

đối với từng phẩm chất, có thể là:

+) Chăm học, chăm làm: đi học đầy đủ, đúng giờ; thường xuyên trao đổi bài với bạn, thầy cô và người

lớn;…

+) Tự tin, trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân ; tự chịu

trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng;…

+) Trung thực, kỉ luật: không nói dối; không nói sai về bạn; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa;…

+) Đoàn kết, yêu thương: giúp đỡ, tôn trọng mọi người; nhường nhịn bạn; quan tâm chăm sóc ông bà,

cha mẹ, anh em, bạn bè; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo,…

Ví dụ cách ghi vào cột “Nhận xét”: đi học đầy đủ; mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập; biết giữ

lời hứa; biết giúp đỡ, tôn trọng mọi người;...

- Trong cột "Mức đạt được" tương ứng với từng nội dung của cột "Năng lực" và cột "Phẩm chất": ghi

kí hiệu T nếu học sinh đạt mức “Tốt”, Đ nếu học sinh đạt mức “Đạt” hoặc C nếu học sinh ở mức “Cần cố gắng”.

4. Hướng dẫn ghi mục "Khen thưởng"

Ghi lại những thành tích mà học sinh đạt được. Ví dụ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn

luyện; Có thành tích trong học tập môn Tiếng Việt; Có tiến bộ vượt bậc về tự phục vụ và tự quản; Đạt giải Nhì hội

giao lưu An toàn giao thông cấp huyện/tỉnh/quốc gia.

5. Hướng dẫn ghi mục "Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học"

Ghi Hoàn thành chương trình lớp….../chương trình tiểu học hoặc Chưa hoàn thành chương trình

lớp….../chương trình tiểu học; Được lên lớp hoặc Chưa được lên lớp. Ví dụ:

- Hoàn thành chương trình lớp 2; Được lên lớp 3.

- Chưa hoàn thành chương trình lớp 3; Được lên lớp 4.

- Chưa hoàn thành chương trình lớp 4; Ở lại lớp 4.

- Hoàn thành chương trình tiểu học.

\=> Học bạ được nhà trường bảo quản và trả lại cho học sinh khi học sinh chuyển trường, học xong chương trình tiểu học.

Một số mẫu nhận xét học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5

- Mẫu nhận xét học sinh Tiểu học

- Mẫu nhận xét học sinh lớp 1

- Mẫu nhận xét học sinh lớp 2

- Mẫu nhận xét học sinh lớp 3

- Mẫu nhận xét học sinh lớp 4

- Mẫu nhận xét học sinh lớp 5

Nội dung hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 22 được trình bày rõ ràng thành từng trang, từng mục một cách cụ thể, chi tiết. Các giáo viên sẽ đưa ra các nhận xét về tình hình học tập của học sinh, đưa ra đánh giá học sinh đã hoàn thành các môn học hay chưa, ghi rõ điểm số trung bình môn của học sinh vào mục tương ứng. Tiếp đó các giáo viên cần nhận xét về năng lực, phẩm chất. Ở mục khen thưởng phải ghi chi tiết thành tích mà học sinh đạt được. Cuối cùng đánh giá xem học sinh đó đã hoàn thành chương trình học hay chưa.

Ngoài việc tham khảo hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 22 thì việc tìm hiểu mẫu học bạ theo Thông tư 22/2016/BGDĐT cũng là nội dung rất cần thiết mà các giáo viên không nên bỏ qua. Việc cập nhật, tìm hiểu trước mẫu học bạ theo Thông tư 22/2016/BGDĐT sẽ giúp các giáo viên dễ dàng hình dung được cách ghi học bạ, hạn chế các sai sót trong quá trình ghi chép học bạ cho học sinh.