Hướng dẫn hạch toán hóa đơn tiếp khách

- Trong quá trình quyết toán thuế TNCN cho nhân viên làm việc tại Công ty khách hàng của chúng tôi (sau đây gọi là Công ty), chúng tôi có phát sinh trường hợp như sau: Trong năm 2013, để phục vụ cho việc quan hệ, tìm kiếm khách hàng giám đốc Công ty đã MƯỢN thẻ hội viên đánh golf của một người bạn của Giám đốc để tiếp khách. Thẻ hội viên này hoàn toàn không phải của Công ty, không phải của cá nhân giám đốc hay bất kỳ nhân viên nào khác trong Công ty. Sau khi tiếp khách giám đốc có thanh toán lại với Công ty phần chi phí phát sinh (chi phí thức ăn, nước uống, thuê gậy,...).

- Chúng tôi thay mặt Công ty xin hỏi Quý Bộ như sau: 1. Với trường hợp cụ thể nêu trên khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN cho giám đốc, Công ty có phải cộng phần chi phí phát sinh này vào thu nhập chịu thuế của giám đốc không? 2. Chi phí tiếp khách trong trường hợp trên Công ty có được tính vào chi phí được trừ (theo Thông tư 123/2012/TT-BTC) khi quyết toán thuế TNDN không? Ghi chú: Tính cả phần chi phí này vào vẫn chưa vượt mức 10% theo quy định tại Mục 2.19, Điều 6, Thông tư 123/2012/TT-BTC.

Trả lời:

- Trường hợp giám đốc công ty được cơ quan thanh toán tiền tiếp khách của công ty thì khoản tiền này không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của ông ta vì tiền thanh toán là trả lại chi phí mà người ta đã bỏ ra chứ không phải là thu nhập mà người ta có được.

- Đối với việc hạch toán vào chi phí của công ty: Bạn cần làm rõ Quý vị khách được giám đốc công ty đứng ra tiếp và chiêu đãi là ai, có đúng là khách hàng của công ty hay là bạn riêng của cá nhân ông giám đốc. Hệ thống quản trị của công ty cần làm rõ việc này với các chứng cứ kèm theo để kế toán giải trình với cơ quan thuế khi được thanh tra, kiểm tra về thuế.

- Đề nghị các Bạn vui lòng kiểm tra lại việc này, nếu làm rõ được vị Quý khách kia có liên quan đến hoạt động của DN, giám đốc cam kết, hệ thống quản trị đúng,… thì DN được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Nếu như với cơ quan Nhà nước, thông tư số 71/2018/TT-BTC đã quy định chế độ tiếp khách làm cơ sở để địa phương triển khai thì với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc xác định chi phí tiếp khách được trừ không có quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý, mặc dù đây là khoản chi thường xuyên phát sinh để duy trì quan hệ hoặc phát triển khách.

Trước năm 2014, theo thông tư 123/2012 về cơ bản quy định chi phí tiếp khách được trừ không vượt quá 10% tổng chi phí được trừ thì sau đó, thông tư 78/2014/TT-BTC đã nâng tỷ lệ này lên 15% và thông tư 96/2015/TT-BTC đã bỏ quy định này. Như vậy, chi phí tiếp khách được trừ nếu đáp ứng điều kiện cơ bản, đó là phục vụ sản xuất kinh doanh và có đủ hồ sơ chứng từ. Tuy nhiên, do hồ sơ không có quy định nên chúng tôi khuyến nghị doanh nghiệp cần chuẩn bị một số tài liệu sau (Tham khảo hướng dẫn của Bộ Tài chính)

No Nội dung Checklist

1

Hóa đơn: Lưu ý như sau

– Với hóa đơn giấy: Yêu cầu nhà cung cấp xuất hóa đơn chi tiết các món ăn hoặc phải kèm bảng kê theo quy định (Công văn 1229/CT-TTHT)

– Với hóa đơn điện tử: Do luật chưa có hướng dẫn rõ ràng, doanh nghiệp nên thận trọng kiểm tra hóa đơn cần có đầy đủ thông tin danh mục hàng hóa, dịch vụ theo hướng dẫn tại

  • Công văn 15176/CT-TTHT – Cục thuế TP Hà Nội
  • Công văn 431/CTQNI-TTHT – Cục thuế tỉnh Quảng Ninh

2

Chứng từ đi kèm:

– Quy định rõ hạn mức, trường hợp chi phí tiếp khách trong Quy chế tài chính (Tham khảo thông tư 71/2018/TT-BTC để triển khai)

– Các chứng từ liên quan như: chứng từ thanh toán, hóa đơn GTGT, ghi rõ số lượng và đơn giá các mặt hàng; bill tính tiền kèm theo…

Ngoài ra, đối với trường hợp cụ thể, doanh nghiệp có thể gửi công văn tới cơ quan thuế quản lý để hỏi.

(Cập nhật: Tổng Cục thuế hướng dẫn viết hóa đơn tiếp khách)

Hướng dẫn hạch toán hóa đơn tiếp khách

Ví dụ, cách viết hóa đơn phí tiếp khách:

Hướng dẫn hạch toán hóa đơn tiếp khách

Chi phí mua rượu tiếp khách có được trừ không?

Trích dẫn Luật

Thông tư 123/2012/TT-BTC:

“Phần chi vượt quá 10% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh”

Thông tư 78/2014/TT-BTC:

“m) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra”

Thông tư 96/2015/TT-BTC: Điều kiện để chi phí được trừ:

– Liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

– Có hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định. Với hóa đơn thanh toán từng lần từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt”

Thông tư 39/2014/TT-BTC: Khoản 2 Điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn thì:

“2. Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.

…Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…. năm…”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng. Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

  1. Nội dung trên bảng kê:…Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn…”

Trích dẫn công văn

Update: Hướng dẫn của Cục thuế TP Hà Nội: Phải ghi đầy đủ các món ăn

Hướng dẫn hạch toán hóa đơn tiếp khách

Hướng dẫn của Bộ Tài chính

Hướng dẫn hạch toán hóa đơn tiếp khách

Ngày 11/05/2021, Cục thuế TP.HN có công văn số 15176/CTHN-TTHT:

Hướng dẫn hạch toán hóa đơn tiếp khách

Công văn 1229/CT-TTHT:

Hướng dẫn hạch toán hóa đơn tiếp khách

English version

Before 2014, according to Circular 123/2012 basically stipulating that the deductible catering expenses should not exceed 10% of the total deductible expenses, Circular 96/2015/TT-BTC has removed this provision. Thus, the cost of catering fee is deducted if the basic conditions are met, that is to serve production and business and have sufficient documents. However, because the application is not regulated, we highly recommend that businesses should prepare the following documents (Refer to the guidance of the Ministry of Finance)

No Nội dung Checklist 1 Invoice: Note the following

– With paper invoices: Ask the supplier to issue a detailed invoice of the dishes or must include a list as prescribed (Documentary no 1229/CT-TTHT)

– With e-invoices: Because the law does not have clear instructions, businesses should carefully check invoices that need to have full information on the list of goods and services according to the instructions in Documentery no 15176/CT-TTHT – Hanoi Tax Department

2 Accompanying documents:

– Specify clearly the limit, in case the cost of catering fee in the Financial Regulations (Refer to Circular 71/2018/TT-BTC for implementation)

– Relevant documents such as payment vouchers, VAT invoices, specifying quantity and unit price of items; Bills included…

In addition, for each specific case, the enterprise can send an official dispatch to the tax authority to inquire.