Hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư công trung hạn

CentOS is an Enterprise-class Linux Distribution derived from sources freely provided to the public by Red Hat, Inc. for Red Hat Enterprise Linux. CentOS conforms fully with the upstream vendors redistribution policy and aims to be functionally compatible. (CentOS mainly changes packages to remove upstream vendor branding and artwork.)

CentOS is developed by a small but growing team of core developers.  In turn the core developers are supported by an active user community including system administrators, network administrators, enterprise users, managers, core Linux contributors and Linux enthusiasts from around the world.

CentOS has numerous advantages including: an active and growing user community, quickly rebuilt, tested, and QA'ed errata packages, an extensive mirror network, developers who are contactable and responsive, Special Interest Groups (SIGs) to add functionality to the core CentOS distribution, and multiple community support avenues including a wiki, IRC Chat, Email Lists, Forums, Bugs Database, and an FAQ.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (các bộ, cơ quan Trung ương) và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các địa phương) kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Giao danh mục, mức vốn ngân sách Trung ương bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho từng dự án, nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, cấp vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách và các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách.

Về triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương căn cứ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025, danh mục dự án và mức vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 được giao tại Điều 1 Quyết định này; thông báo hoặc quyết định giao kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công chi tiết danh mục dự án và mức vốn ngân sách Trung ương bố trí cho từng dự án, nhiệm vụ theo quy định bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật về đầu tư công.

Các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương sử dụng, huy động các nguồn vốn khác để đầu tư hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án chưa bố trí đủ vốn ngân sách Trung ương trong tổng mức đầu tư được duyệt, chưa rõ cơ cấu nguồn vốn trong chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các dự án trọng điểm, có tính kết nối, liên vùng chưa bố trí vốn ngân sách địa phương; không đề xuất bổ sung thêm vốn ngân sách Trung ương ngoài số vốn ngân sách Trung ương đã được giao cho bộ, cơ quan Trung ương, địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư cho các dự án này.

Chủ động đề xuất sử dụng vốn ngân sách Trung ương đã được giao kế hoạch (không bao gồm số vốn ngân sách Trung ương đã bố trí để thu hồi vốn ứng trước cho danh mục dự án kèm theo Quyết định này, dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án có tính kết nối, liên vùng, đường ven biển) và nguồn vốn hợp pháp để bố trí thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước của danh mục dự án chưa được tổng hợp, báo cáo trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và không được cấp có thẩm quyền cho phép hoãn ứng trước (nếu có).

Căn cứ khả năng cân đối vốn hằng năm, ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp; chỉ bố trí vốn cho các dự án khởi công mới sau khi đã bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp đã quá thời hạn bố trí vốn theo quy định nhằm hoàn thành sớm các dự án này, phát huy hiệu quả đầu tư, giảm tối đa thời gian bố trí vốn của dự án.

Các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương khẩn trương thực hiện giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2021 trước ngày 30/9/2021 cho các dự án khởi công mới, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch đã hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định; điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2021 đối với các dự án chưa được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo quy định, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến theo quy định tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo đúng quy định Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.

Đồng thời, thông báo cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương các dự án cần hoàn thiện trước khi giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương hằng năm, gồm: danh mục dự án cần phải điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, trong đó vốn ngân sách trung ương phải phù hợp với mức vốn được giao trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025; danh mục dự án khởi công mới có tính kết nối, liên vùng phải bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ đền bù, giải phóng mặt bằng và phần còn thiếu so với tổng mức đầu tư được duyệt của dự án để hoàn thành, phát huy hiệu quả đầu tư của dự án.

Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện cam kết của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đối với việc triển khai, hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và phát huy hiệu quả đầu tư, không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản. Kiến nghị thu hồi vốn ngân sách trung ương đã bố trí đối với các dự án không thực hiện rà soát, điều chỉnh theo yêu cầu. Kiểm soát chặt chẽ dự án khởi công mới.

Về giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo HĐND cùng cấp phân bổ và giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn cân đối ngân sách địa phương bảo đảm các nguyên tắc, tiêu chí sau: Việc phân bổ vốn phải phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030; Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 của quốc gia, ngành, lĩnh vực địa phương; quy hoạch tỉnh, vùng, ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc phân bổ vốn phải bảo đảm tuân thủ các quy định, nguyên tắc, thứ tự ưu tiên của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan.

Bám sát mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, huy động tối đa nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước, thực hiện hiệu quả Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; cơ cấu lại nền kinh tế, các đột phá chiến lược; bố trí vốn tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục triệt để tình trạng phân tán, dàn trải, kéo dài; giảm tối đa các dự án khởi công mới và kiểm soát chặt chẽ thời gian bố trí vốn hoàn thành dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.

Quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý đầu tư công, tập trung đầu tư các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc ngành, lĩnh vực ưu tiên; tuân thủ thứ tự bố trí vốn theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan; kiên quyết xóa bỏ “cơ chế xin cho”, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm và thực hiện phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”.

Các địa phương được bố trí vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 phải cam kết bố trí phần vốn còn thiếu từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn thành dự án đúng tiến độ. Trong trường hợp điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án so với tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư trung hạn, địa phương phải tự cân đối vốn để hoàn thành dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư công trung hạn

(Thành phố Kon Tum - Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Đối với tỉnh Kon Tum: Tổng số nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao là 12.088.220 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương là 6.245.500 triệu đồng, vốn ngân sách trung ương là 5.842.720 triệu đồng.

Quyết định nêu rõ thời hạn báo cáo kết quả thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; Kéo dài kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương./.

P.KHTH

Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn? Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn? Vai trò của đầu tư công ở Việt Nam?

Đầu tư công trug hạn là một dự án đầu tư với mục đích thực hiện mục tiêu và chiến lược nhằm phát triển nên kinh tế xã hội của đất nước. Đầu tư công trung hạn hiện nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguyên tắc chung cho lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn. Vậy cụ thể về vấn đề này như thế nào tại bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này. Hi vong những thông tin sau đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Cơ sở pháp lý: Luật đầu tư công 2019

Hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư công trung hạn

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn

Căn cứ theo quy định tại điều 55. Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn Luật đầu tư công 2019 quy định cụ thể:

– Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giađoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xâdựng, trình Thủ ng Chính phủ phê duyệt định hướng, tiêu chí phân bổ mức vốn đầu tư công trung hạn dự kiến cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

–  Trước ngày 31 tháng 7 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau với tổng mức vốn đầu tư công dự kiến bằng tổng mức vốn đầu tư công của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để làm căn cứ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án giai đoạn sau.

– Trước ngày 15 tháng 8 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời gian, tiến độ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức lập, thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau của cấp mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến và gửi Ủy ban nhân dân cấp trên theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.

–  Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan trung ương hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước.

Xem thêm: Quy định về tổ giám sát, đoàn giám sát, ban giám sát đầu tư cộng đồng

Như vậy có thể thông qua quy định này chúng ta thấy rằng trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn được thực hiện chặt chẽ để dảm bảo cho kế hoạch đầu tư công được thực hiện có hiệu quả và mang tính khả thi trên thực tế. Theo đó chúng ta có thể thấy việc Triển khai kế hoạch đầu tư công được thuc hiện theo quy định  trách nhiệm Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính và lưu ý các quy định của Chính phủ quy định chi tiết việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công như đã nêu trên. Và việc triển khai kế hoạch đầu tư công phải thực hiện dựa trên quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó theo như quy định của pháp luật thì có các loại đầu tư công khác nhau chúng ta nên lưu ý khi thực  hiện thủ tục dễ dàng thực hiện việc đầu tư trong các trường hợp khác nhau như Phân loại kế hoạch đầu tư công theo thời hạn kế hoạch, Phân loại kế hoạch đầu tư công theo cấp quản lý và Phân loại kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư. Việc phân loại đó mang lại các lợi ích như dễ dàng thực hiện và cũng dễ dàng quản lý các kế hoạch đầu tư công để mang lại kết quả cao hơn trong việc thực hiện

2. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 

Căn cứ theo quy định tại điều 48. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm Luật đầu tư công 2019 quy định cụ thể:

1. Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.

2. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.

3. Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ.

5. Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.

Xem thêm: Dự án nhóm B là gì? Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B?

6. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

7. Kế hoạch đầu tư công hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt.

Như vậy, căn cứ dựa trên quy định này chúng ta có thể thấy việc lập thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư công trung hạn phải thực hiện dưa trên quy định chung về nguyên tắc  để đảm bảo phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và kết hợp hài hòa với các yếu tố khác.

Có thể thấy hiện nay vốn đầu tư công tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, Việc đẩy mạnh các dự án còn có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền. Theo đó chúng ta cần tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng khó khăn khác. Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư.

Quán triệt nguyên tắc ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước như là vốn mồi để khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công – tư để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế; các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng dân sinh thuộc ngành y tế, giáo dục…

3. Vai trò của đầu tư công ở Việt Nam

Đã rất lâu, con người đã mặc định rằng thúc đẩy đầu tư công chính là  thúc đẩy để tạo ra động lực vô cùng to lớn để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam, nhằm mục đích cho nền kinh tế có được sự tăng trưởng tốt bảo đảm cuộc sống của người dân và cộng đồng sinh sống tại Việt Nam. Qua các khảo sát cũng như nghiên cứu qua lý thuyết và thực tế từ năm 1995 cho đến nay đã khẳng định rằng đầu tư công có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của Việt Nam.

Đầu tư công được coi là động lực chính thức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bản chất của mối quan hệ này đã được nghiên cứu trong nhiều nghiên cứu mang tính lý thuyết và thực nghiệm. Nhiều nghiên cứu ngoài nước phân biệt giữa đầu tư tư nhân và đầu tư công, theo đó đầu tư công thường được cho là đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Việc phân biệt như vậy rất có ý nghĩa vì đầu tư cho kết cấu hạ tầng có những điểm khác biệt với nguồn vốn được sử dụng trong các doanh nghiệp.

Ngoài ra thì đầu tư công còn có vai trò trong việc xây dựng nên kết cấu hạ tầng đây là vấn đề là vốn tồn tại bên ngoài doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp cũng như các hoạt động của các cá nhân. Nhưu vậy nên nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong một khu vực có hưởng lợi từ kết cấu hạ tầng đó mà không mất thêm chi phí hoặc ít nhất với chi phí thấp hơn nếu kết cấu hạ tầng đó phải được cung cấp cho người sử dụng thêm đó, nên kết cấu hạ tầng có thể coi như cung cấp những lợi ích ngoại lai cho những người sử dụng đó.

Xem thêm: Dự án nhóm C là gì? Các tiêu chí đối với dự án nhóm C quy mô nhỏ?

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.