Hướng dẫn sử dụng tủ điều khiển bơm chữa cháy

Tủ điều khiển bơm chữa cháy là gì? Sơ đồ điều khiển máy bơm chữa cháy Diesel ra sao? Cùng PCCC Thái Hưng Phát tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

Tủ điều khiển bơm chữa cháy hoạt động dựa trên mạch điều khiển bơm diesel và sử dụng nguồn điện từ bình ắc quy, thường là 12V hoặc 24V. Tùy thuộc vào mô hình và thiết kế cụ thể, tủ điều khiển có thể được trang bị các thiết bị và cảm biến để giám sát và điều khiển hoạt động của bơm pccc.

Các loại tủ điều khiển bơm phòng cháy chữa cháy phổ biến nhất

Tủ bơm chữa cháy điện (tủ hoạt động chính)

Khi xảy ra đám cháy, tủ điều khiển bơm điện sẽ được kích hoạt. Vì lúc này nhu cầu sử dụng nước tăng cao, do đó công suất của máy bơm trong tủ điều khiển này thường được tăng lên. Vì vậy, tủ điều khiển cho loại máy bơm này thường sẽ ở chế độ khởi động tam giác. Đối với các hệ thống bơm lớn, thường sẽ có máy bơm dự phòng và bơm mồi cho máy chính. Bạn cần thiết kế tủ điện điều khiển bơm để đảm bảo sự tuần tự khi khởi động các máy bơm này.

Tủ điều khiển máy bơm chữa cháy Diesel

Tủ này đòi hỏi việc điều khiển phức tạp hơn vì có mạch điều khiển bơm diesel. Động cơ hiện đại thường được trang bị bộ điều tốc điện tử để khởi động và điều chỉnh áp lực, và nó có thể được điều khiển thông qua tủ điều khiển.

Đối với loại máy bơm chữa cháy này, không cần sử dụng mạch cung cấp nguồn điện vì máy bơm hoạt động dựa trên nhiên liệu diesel. Trong trường hợp này, nguồn cung cấp chính là ắc quy. Trong phòng cháy chữa cháy, bạn nên tắt nguồn điện hoặc nguyên nhân cháy nổ do hệ thống điện gây ra để tránh tình huống hệ thống điện ngừng hoạt động đồng loạt.

Tủ điều khiển bơm chữa cháy

Lưu ý: Khi thiết kế tủ và mạch điều khiển bơm diesel cần trang bị chế độ chạy động cơ định kỳ; tủ điều khiển của máy bơm cứu hỏa diesel cần có sạc nguồn cho ắc quy vì ắc quy sẽ mất điện áp nếu không được sạc, hoặc điện áp quá yếu không đủ điều kiện để khởi động động cơ diesel.

Tủ và mạch điều khiển bơm diesel sẽ cung cấp tín hiệu cho khu vực điều khiển động cơ dựa trên chu kỳ sau:

Thử khởi động trong khoảng từ 10 đến 15 giây. Nếu không khởi động được, quá trình khởi động sẽ dừng lại và chờ khoảng 10 giây để ắc quy hồi điện. Nếu sau một số lần thử khởi động không thành công, thì tắt máy và thông báo cho bộ phận kỹ thuật để khắc phục sự cố động cơ không khởi động được.

Đối với các động cơ có bảng điều khiển điện tử, tủ điều khiển bơm chữa cháy sẽ không cần quá trình khởi động như trên, mà động cơ sẽ tự động khởi động dựa trên chương trình lập trình của nhà sản xuất. Tủ điều khiển bơm chỉ cần cung cấp tín hiệu để chạy hoặc sử dụng động cơ.

Tủ điều khiển bơm bù áp pccc

Tủ điều khiển bơm bù áp có chức năng duy trì áp lực trong đường ống và thường được sử dụng để điều khiển bơm bù áp có công suất nhỏ, nhỏ hơn máy bơm chính. Có hai hình thức khởi động chính cho tủ điều khiển bơm bù áp là khởi động tam giác và khởi động trực tiếp.

Lựa chọn hình thức khởi động phù hợp phụ thuộc vào công suất của máy bơm. Tuy nhiên, thông thường người ta thường lựa chọn khởi động trực tiếp.

Khi khởi động tủ điều khiển, cần chú ý đến áp suất của đường ống và độ sụt áp đường ống. Áp suất hệ thống thường được thiết kế trong khoảng từ 8 bar đến 10 bar.

Sơ đồ mạch điều khiển bơm chữa cháy Diesel chi tiết

Sơ đồ điều khiển bơm chữa cháy diesel chi tiết

Đối với các động cơ có công suất trung bình, ta sử dụng tủ điều khiển sao tam giác cho động cơ 3 pha. Tuy nhiên, với các động cơ có công suất nhỏ, chúng ta cần khởi động trực tiếp, trong khi động cơ có công suất lớn sẽ sử dụng biến tần.

Phương pháp khởi động bằng cách chuyển từ đấu sao sang tam giác có ưu điểm là dòng điện khởi động giảm 3 lần so với khởi động mạch đấu tam giác. Điều này rất phù hợp cho việc khởi động các động cơ có công suất lớn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là ngẫu lực giảm đi 1/3 so với khởi động trực tiếp. Nguyên tắc hoạt động của nó là cho động cơ chạy ở chế độ đấu sao ban đầu, sau một thời gian nhất định, chúng ta chuyển sang chế độ đấu tam giác.

Các thiết bị cơ bản cần có để hoàn thiện tủ điều khiển điện dựa vào sơ đồ mạch điện sao tam giác là: 1 relay thời gian, 2 công tắc cơ, 1 relay nhiệt nút nhấn on, off, cb, 1 cái aptomat tổng và 1 contactor tổng.

Chắc hẳn, thông qua bài viết này các bạn đã nắm được khái niệm của tủ điều khiển bơm chữa cháy cũng như sơ đồ điều khiển bơm chữa cháy diesel. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn.

Nếu Quý khách có nhu cầu báo giá tủ điều khiển máy bơm chữa cháy các loại hãy liên hệ ngay với Thái Hưng Phát theo thông tin sau để được hỗ trợ tốt nhất.

Chủ đề