Hướng dẫn tối ưu hóa chuỗi cung ứng waka

Quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm / dịch vụ diễn ra hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố về máy móc, con người, công nghệ,… Trong đó yếu tố cốt lõi quyết định đến chất lượng sản phẩm / dịch vụ, đảm bảo vận chuyển đúng thời hạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đó là chuỗi cung ứng. Vậy chuỗi cung ứng được ứng dụng trong quy trình sản xuất như thế nào? Cách quản lý ra sao? Làm sao để tối ưu nó tốt nhất? Hãy cùng 3DS theo dõi bài viết sau để tìm giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp.

1. Đôi nét về chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là hệ thống liên kết các đơn vị kinh doanh để sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và phân phối sản phẩm / dịch vụ đến khách hàng cuối cùng. Nó bao gồm tất cả các bước từ giai đoạn đầu tiên của sản xuất như là đặt hàng nguyên vật liệu, đến giai đoạn cuối cùng là phân phối sản phẩm tới khách hàng.

Chuỗi cung ứng gồm nhiều đối tượng tham gia như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và khách hàng. Mỗi đối tượng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng. Các hoạt động chính của chuỗi cung ứng cụ thể như sau:

  • Mua hàng: Quá trình tìm kiếm và chọn lựa nhà cung cấp phù hợp để mua nguyên vật liệu, phụ tùng và các sản phẩm / dịch vụ khác
  • Logistics: Quá trình vận chuyển hàng hóa từ nguồn cung cấp đến đích cuối cùng bằng các phương tiện vận tải phù hợp
  • Vận hành: Quá trình điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động chuỗi cung ứng để đảm bảo sản phẩm / dịch vụ được sản xuất và phân phối đến khách hàng cuối cùng một cách hiệu quả và chính xác. Hoạt động vận hành bao gồm quản lý các quy trình sản xuất và lưu trữ, giám sát quá trình vận chuyển, quản lý thông tin và tương tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng
    Hướng dẫn tối ưu hóa chuỗi cung ứng waka
    Lợi ích của chuỗi cung ứng

Mục đích của chuỗi cung ứng là đảm bảo sản phẩm / dịch vụ được sản xuất, vận chuyển và phân phối một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tối đa.

2. Quản lý quy trình hoạt động chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)

Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là quá trình quản lý các hoạt động trong chuỗi cung ứng để đảm bảo sản phẩm / dịch vụ được sản xuất, vận chuyển và phân phối một cách hiệu quả nhất. Mục tiêu của SCM là tối ưu hóa hoạt động trong chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, với chi phí thấp nhất và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Quy trình hoạt động chuỗi cung ứng bao gồm các bước:

2.1. Lập kế hoạch chuỗi cung ứng

Kế hoạch là bước quan trọng đầu tiên trong quản lý chuỗi cung ứng. Việc lập kế hoạch đòi hỏi cân bằng giữa cung và cầu, tài nguyên và yêu cầu khách hàng. Các hoạt động chính bao gồm:

  • Cân bằng giữa cung và cầu: Điều chỉnh số lượng hàng hoá, dịch vụ và tài nguyên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tránh tình trạng thiếu hụt hoặc thừa thãi
  • Tài nguyên và yêu cầu: Quản lý tài nguyên và yêu cầu của các nhà cung cấp, đối tác và khách hàng để đảm bảo rằng tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu
  • Phân tích khách hàng: Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu và mong muốn của khách hàng để xác định các yêu cầu cụ thể và đưa ra giải pháp tốt nhất
  • Kế hoạch sản phẩm: Lập kế hoạch sản phẩm dựa trên nhu cầu khách hàng, khả năng sản xuất và các ràng buộc khác
  • Kế hoạch sản xuất: Điều chỉnh quá trình sản xuất để đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đúng số lượng, chất lượng và thời gian
  • Vận chuyển: Quản lý quá trình vận chuyển hàng hóa và dịch vụ đến địa điểm khách hàng một cách an toàn và kịp thời
  • Trả hàng: Xử lý các trường hợp khách hàng trả lại hàng hóa, tìm ra lý do và cách cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ

2.2. Mua hàng (Sourcing, Purchasing and Procurement)

Hoạt động mua hàng là hoạt động quan trọng trong chuỗi cung ứng. Nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định, giá cả hợp lý và chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Một số công việc chính của hoạt động mua hàng trong chuỗi cung ứng bao gồm:

  • Tìm nguồn hàng: Nghiên cứu và lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp để đảm bảo nguồn hàng chất lượng và đáp ứng nhu cầu sản xuất
  • Phân đoạn chuỗi cung ứng (Segmenting Your Supply Chain): Chia nhỏ chuỗi cung ứng để quản lý và kiểm soát hiệu quả hơn
  • Quản lý chi phí vòng đời sản phẩm (Managing Life Cycle Costs): Quản lý chi phí trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ giai đoạn phát triển đến khi sản phẩm không còn sử dụng được
  • Quản lý nhà cung cấp (Managing Supplier Relationships): Xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn hàng ổn định và giá cả hợp lý
  • Quản lý quy trình mua hàng (Managing Procurement Processes): Điều phối và quản lý các hoạt động liên quan đến mua hàng, bao gồm lập kế hoạch mua hàng, lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán
  • Xây dựng hợp đồng mua hàng (Establishing Supply Contracts): Lập hợp đồng mua bán với các nhà cung cấp để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên
  • Phương thức thanh toán: Xác định phương thức thanh toán và điều kiện thanh toán phù hợp để đảm bảo tính bảo mật và minh bạch trong giao dịch

2.3. Sản xuất sản phẩm / dịch vụ (Making Your Products or Services)

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần lập kế hoạch sản xuất, xác định quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và giảm thiểu lãng phí sản xuất. Cụ thể, các hoạt động chính bao gồm:

  • Planning and Scheduling Production: Lên kế hoạch sản xuất để đảm bảo sản xuất đúng số lượng, đúng thời gian, đúng chất lượng sản phẩm, giảm thiểu thời gian chờ đợi và tối ưu hóa tài nguyên
  • Xác định quy trình sản xuất: Xác định các công đoạn, thiết kế quy trình và tối ưu hóa quy trình để sản xuất đạt hiệu quả cao nhất
  • Thực hiện kiểm soát chất lượng – Đảm bảo chất lượng: Thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn và đáp ứng yêu cầu của khách hàng
  • Giảm thiểu lãng phí sản xuất: Áp dụng các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả như Lean, Six Sigma để giảm thiểu lãng phí sản xuất, tối ưu hóa tài nguyên và giảm chi phí sản xuất

2.4. Vận chuyển hàng hóa / dịch vụ

Vận chuyển hàng hóa / dịch vụ sẽ giúp đảm bảo rằng sản phẩm / dịch vụ được giao đến đúng địa điểm và thời gian, với chi phí vận chuyển hợp lý. Các hoạt động chính trong quản lý vận chuyển bao gồm:

  • Hiểu về cơ chế vận chuyển (Understanding Modes of Transportation): Nắm rõ các phương tiện vận chuyển khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và đánh giá các ưu điểm, hạn chế của từng loại phương tiện
  • Chọn loại vận chuyển (Selecting Modes of Transportation): Chọn phương tiện vận chuyển phù hợp với tính chất sản phẩm, khoảng cách vận chuyển, chi phí để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của chuỗi cung ứng
  • Quản lý tồn kho (Managing Warehousing and Inventory): Quản lý số lượng hàng tồn kho và sử dụng các công cụ quản lý tồn kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giảm thiểu lãng phí
  • Establishing Inventory Ordering Policies: Thiết lập chính sách đặt hàng tồn kho để tối ưu hóa tồn kho và đảm bảo tiêu thụ sản phẩm
  • Selecting Material Handling Equipment: Chọn và sử dụng các thiết bị xử lý vật liệu để cải thiện hiệu suất và giảm thiểu thời gian chuyển đổi của sản phẩm
    Hướng dẫn tối ưu hóa chuỗi cung ứng waka
    Quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng cơ bản

2.5. Managing Product Returns and Reverse Supply Chains

Quản lý sản phẩm trả lại và chuỗi cung ứng ngược là một phần quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng. Điều này cho phép các doanh nghiệp xử lý hiệu quả sản phẩm trả lại và tái sử dụng tài nguyên.

Các hoạt động chính của quản lý sản phẩm trả lại và chuỗi cung ứng ngược bao gồm định vị sản phẩm trả lại, kiểm tra và đánh giá sản phẩm, quyết định xử lý sản phẩm (điều chỉnh, sửa chữa, tái sử dụng hoặc tiêu hủy) và xử lý các thủ tục pháp lý cần thiết. Ngoài ra, quản lý chuỗi cung ứng ngược cũng đòi hỏi quản lý tốt quy trình vận chuyển ngược và tồn kho trả lại để đảm bảo quy trình vận hành suôn sẻ.

3. Tối ưu hoạt động chuỗi cung ứng

Tối ưu hoạt động chuỗi cung ứng sẽ tập trung vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa quá trình từ cung cấp đến sản xuất và giao hàng. Bằng cách áp dụng các phương pháp và công cụ quản lý, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro và tăng cường cạnh tranh trên thị trường.

3.1. Ưu tiên mục tiêu hoạt động của chuỗi cung ứng

Để tối ưu hoạt động của chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần có mục tiêu cụ thể bao gồm: Giảm chi phí, tăng cường chất lượng sản phẩm / dịch vụ, tăng tốc độ sản xuất hoặc nâng cao hiệu quả vận hành. Sau đây là các bước để tối ưu hoạt động của chuỗi cung ứng:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu cụ thể trong việc tối ưu hoạt động chuỗi cung ứng. Nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến chi phí, chất lượng, tốc độ hoặc hiệu quả vận hành.

Bước 2: Đánh giá hiện trạng

Sau khi xác định được mục tiêu, doanh nghiệp cần đánh giá hiện trạng của chuỗi cung ứng. Bao gồm các vấn đề liên quan đến cung cấp, sản xuất, vận chuyển và bảo trì.

Bước 3: Tìm kiếm giải pháp

Dựa trên mục tiêu và đánh giá hiện trạng, doanh nghiệp cần tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các vấn đề trong chuỗi cung ứng. Các giải pháp này có thể liên quan đến cải thiện quy trình sản xuất, tối ưu hóa quy trình vận chuyển hoặc tăng cường quản lý kho.

Bước 4: Thực hiện và kiểm soát

Sau khi chọn được giải pháp phù hợp, doanh nghiệp cần triển khai và thực hiện những thay đổi cần thiết. Đồng thời, cần đánh giá và kiểm soát kết quả để đảm bảo rằng mục tiêu đề ra đã được đạt được.

3.2. Cân bằng các hoạt động

Trong quản lý chuỗi cung ứng, việc cân bằng các hoạt động là một yếu tố cốt lõi để đạt được hiệu quả cao. Cân bằng hoạt động giúp đảm bảo rằng mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng đều có giải pháp tối ưu. Sau đây là một số chỉ số cân bằng các hoạt động:

  • Cost Drivers: Chi phí là yếu tố quan trọng cần được cân nhắc. Việc đưa ra các quyết định liên quan đến việc cung cấp sản phẩm / dịch vụ trong chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và lợi nhuận. Bao gồm các khoản chi phí: Chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển, chi phí Tồn kho, chi phí chất lượng
  • Trade-Offs: Cân bằng hoạt động chuỗi cung ứng còn đòi hỏi sự đánh đổi hoạt động, đôi khi phải hy sinh một yếu tố nào đó để tăng cường hoạt động khác. Ví dụ: đánh đổi giữa giá thành và chất lượng, thời gian và chi phí, hoặc mức độ linh hoạt và lượng tồn kho. Các loại mối quan hệ: Bán hàng so với vận hành sản xuất, khách hàng so với nhà cung cấp, kỹ thuật so với mua hàng, tồn kho so với dịch vụ khách hàng, tồn kho so với thời gian ngưng hoạt động (Downtime), nua hàng (Procurement) so với vận chuyển (Logistics)

Việc cân bằng các hoạt động là cần thiết để đảm bảo rằng chi phí, chất lượng và thời gian đều được quan tâm và tối ưu. Các chỉ số cân bằng như Cost Drivers và Trade-Offs giúp quản lý chuỗi cung ứng đưa ra quyết định đúng đắn và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

3.3. Triển khai mô hình

Để tối ưu hoạt động của chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần triển khai các mô hình quản lý hiệu quả. Trong phần này, ATALINK sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu về ba mô hình quản lý phổ biến trong việc tối ưu chuỗi cung ứng trong bảng so sánh dưới đây.

Thuật ngữ Lean Six Sigma Theory of ConstraintsĐịnh nghĩa Tập trung vào loại bỏ lãng phí và tối đa hóa giá trị cho khách hàng Tập trung vào giảm sự biến động và cải thiện chất lượng sản phẩm / dịch vụ Tập trung vào tìm kiếm và giải quyết các rào cản, hạn chế trong quy trình sản xuất, tối ưu hóa sự đồng bộ trong chuỗi cung ứng Mục đích sử dụng Cải thiện hiệu quả sản xuất, tối đa hóa giá trị khách hàng, giảm chi phí sản xuất Giảm sai số sản phẩm, tối ưu hóa chất lượng sản phẩm và dịch vụ Tìm kiếm và giải quyết các rào cản trong chuỗi cung ứng, tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và cải thiện khả năng cung cấp Khi nào dùng Thích hợp cho các công ty muốn cải thiện quá trình sản xuất, quản lý tài nguyên và tối ưu hóa quy trình sản xuất Thích hợp cho các công ty muốn cải thiện chất lượng sản phẩm / dịch vụ, giảm thiểu sai số và tối ưu hóa quy trình sản xuất Thích hợp cho các công ty muốn tìm kiếm và giải quyết các rào cản, hạn chế trong quy trình sản xuất và tối ưu hóa sự đồng bộ trong chuỗi cung ứng

Ứng dụng mô hình Six Sigma trong để tối ưu hoạt động chuỗi cung ứng

3.4. Nắm vững các chỉ số vận hành chuỗi cung ứng

Việc theo dõi và đánh giá các chỉ số vận hành chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược đúng đắn, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hoạt động chuỗi cung ứng. Các chỉ số này còn giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của quy trình hoạt động và có thể điều chỉnh chúng để nâng cao chất lượng sản phẩm / dịch vụ, giảm thiểu chi phí và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Dưới đây là mô tả chi tiết về các chỉ số vận hành của chuỗi cung ứng:

  • SCOR (Supply Chain Operations Reference) Metrics: Bộ tiêu chuẩn đo lường hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Chúng được sử dụng để đánh giá hiệu suất của toàn bộ chuỗi cung ứng và các yếu tố con bên trong nó
  • Operational Metrics: Các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất và vận hành của chuỗi cung ứng. Các chỉ số này bao gồm tốc độ sản xuất, thời gian hoàn thành, khối lượng hàng hoá và độ chính xác. Mục đích của nó là đảm bảo các hoạt động sản xuất và vận hành của chuỗi cung ứng được thực hiện một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
  • Financial Metrics: Các chỉ số đo lường hiệu quả về tài chính của chuỗi cung ứng, bao gồm chi phí sản xuất, lợi nhuận, thu nhập và lợi nhuận ròng. Mục đích của nó là giúp các doanh nghiệp quản lý tài chính của chuỗi cung ứng và đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện một cách hiệu quả từ mặt tài chính
  • People Metrics: Các chỉ số đo lường hiệu quả của các nhân viên và nhóm làm việc trong chuỗi cung ứng. Các chỉ số này bao gồm năng lực lao động, chất lượng và hiệu suất công việc của nhân viên. Mục đích của nó là giúp các doanh nghiệp quản lý và phát triển nhân viên trong chuỗi cung ứng
  • Sustainability Metrics: Các chỉ số đo lường hiệu quả của các hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến môi trường và xã hội. Các chỉ số này bao gồm tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải, giảm lãng phí và tôn trọng quyền con người. Mục đích của nó là đảm bảo các hoạt động chuỗi cung ứng được thực hiện một cách bền vững và có lợi cho môi trường và xã hội

3.5. Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng

Rủi ro là một phần không thể thiếu trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng. Việc quản trị rủi ro hiệu quả giúp tăng cường khả năng phòng ngừa, đối phó và giảm thiểu thiệt hại khi sự cố xảy ra. Các rủi ro thường gặp trong quản lý chuỗi cung ứng có thể được chia thành hai loại chính:

  • Rủi ro bên trong: Xuất phát từ các hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, chẳng hạn như thiếu hụt nhân lực, vật tư, không đủ năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm không đảm bảo,… Điều này có thể ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và làm giảm hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng
  • Rủi ro bên ngoài: Xuất phát từ các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, chẳng hạn như thay đổi thị trường, thay đổi chính sách của chính phủ, khủng hoảng kinh tế, thiên tai,… Rủi ro này ảnh hưởng đến mọi phần trong chuỗi cung ứng và có thể làm gián đoạn toàn bộ hoạt động sản xuất và cung ứng

Để quản trị rủi ro chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch đối phó với rủi ro, đồng thời xác định các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.

4. Ứng dụng công nghệ trong hoạt động

Ứng dụng công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng giúp cải thiện hiệu quả và năng suất của các hoạt động của quy trình sản xuất. Một số phần mềm hỗ trợ như quản lý vận chuyển, tồn kho, lập kế hoạch nhu cầu, ERP… đã được phát triển và áp dụng rộng rãi trong quản lý chuỗi cung ứng. Những công nghệ này giúp tối ưu hóa các hoạt động trong chuỗi cung ứng, tăng cường khả năng quản lý và cải thiện năng suất.

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hoạt động sản xuất, tăng năng suất, giảm chi phí và cải thiện chất lượng sản phẩm. Một số công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất như:

  • Công nghệ in 3D: Có khả năng sản xuất nhanh chóng các chi tiết vật lý và tùy chỉnh chúng theo cách tốt nhất. Công nghệ này cung cấp lợi ích cho doanh nghiệp bao gồm giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng tốc độ sản xuất, tùy chỉnh sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thời gian, tiết kiệm chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Các sản phẩm của công nghệ in 3D bao gồm máy in 3D, máy scan 3D
  • Công nghệ CAD/CAM: Phương pháp sử dụng máy tính để thiết kế và sản xuất sản phẩm. Điều này giúp cải thiện tốc độ, độ chính xác và hiệu quả của hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp sử dụng CAD/CAM có thể tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh
  • Sản xuất tự động: Quá trình sử dụng các hệ thống máy móc và phần mềm để sản xuất sản phẩm một cách tự động hoàn toàn, giảm sự phụ thuộc vào con người. Công nghệ này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm tăng năng suất sản xuất, giảm chi phí lao động, tối ưu hóa quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm
    Hướng dẫn tối ưu hóa chuỗi cung ứng waka
    Ứng dụng công nghệ in 3D trong sản xuất dụng cụ nha khoa

5. Tóm lược về chuỗi cung ứng

Qua bài viết trên, chắc hẳn doanh nghiệp đã hiểu được lợi ích, cách vận hành và tối ưu chuỗi cung ứng để sản xuất, vận chuyển và phân phối sản phẩm / dịch vụ đến tay khách hàng cuối cùng. Để áp dụng chuỗi cung ứng hiệu quả doanh nghiệp cần ứng dụng thêm công nghệ in 3D, công nghệ CAD/CAM để quá trình sản xuất diễn ra tự động. Nhằm tối ưu chi phí thuê nhân công, tiết kiệm vật liệu, rút ngắn thời gian sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một trong những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm và tạo độ uy tín nhất định trong lĩnh vực 3D đó là 3D Smart Solutions. 3DS cung cấp thiết bị công nghệ 3D như máy in 3D, máy quét 3D của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Formlabs, Cubicon, BigRep,… Chúng tôi sinh ra với sứ mệnh cung cấp giải pháp công nghệ 3D trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, kiến trúc, y tế, điêu khắc,… Nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và đột phá trong doanh số. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0345 699 777 để được tư vấn cụ thể về giải pháp.