Hướng dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh ở nơron não

Có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thán kinh ử nơron hướng tâm và nơron li tâm?

Chức năng của nơron li tâm là: * 1 điểm A. Truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh tới cơ quan thụ cảm. B. Truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh C. Truyền xung thần kinh từ cơ quan phản ứng về trung ương thần kinh. D. Truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng. Câu 2: Một cung phản xạ gồm những thành phần nào? * 1 điểm A. Nơron hướng tâm, trung ương thần kinh, nơron liên lạc, nơron li tâm, cơ quan cảm giác B. Cơ quan cảm giác, nơron hướng tâm, nơron liên lạc, nơron li tâm, cơ quan phản ứng. C. Nơron hướng tâm, nơron liên lạc, nơron li tâm. D. Cơ quan cảm giác, trung ương thần kinh, cơ quan vận động. Câu 3: Chức năng của nơron hướng tâm là: * 1 điểm A. Truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh tới cơ quan thụ cảm. B. Truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh C. Truyền xung thần kinh từ cơ quan phản ứng về trung ương thần kinh. D. Truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng. Câu 4: Ribôxôm trong tế bào có vai trò: * 1 điểm A. Tham gia hô hấp, giải phóng năng lượng. B. Tổng hợp và vận chuyển các chất. C. Tham gia quá trình phần chia tế bào. D. Nơi tổng hợp prôtêin. Câu 5: Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất là vai trò của: * 1 điểm A. Màng sinh chất B. Lưới nội chất. C. Nhiễm sắc thể. D. Bộ máy gôngi Câu 6: Phủ ngoài cơ thể và lót trong các cơ quan rỗng là chức năng của: * 1 điểm A. Mô biểu bì. B. Mô cơ trơn. C. Mô cơ vân D. Mô sợi Câu 7: Nhiễm sắc thể có chức năng gì trong tế bào? * 1 điểm A. Tổng hợp và vận chuyển các chất trong tế bào B. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối sản phẩm C. Quy định sự hình thành prôtêin D. Tổng hợp ARN ribôxôm Câu 8: Tạo nên bộ khung cho cơ thể là vai trò của loại mô nào? * 1 điểm A. Mô biểu bì. B. Mô liên kết. C. Mô cơ vân D. Mô cơ trơn Câu 9: Ti thể trong tế bào có chức năng gì? * 1 điểm A. Hô hấp giải phóng năng lượng cho tế bào. B. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối sản phẩm C. Quy định sự hình thành prôtêin D. Tham gia quá trình phân chia tế bào. Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng? * 1 điểm A. Trên thân nơron có chứa nhân và các sợi trục. B. Cảm ứng là khả năng nơron tiếp nhận kích thích từ môi trường. C. Dẫn truyền là khả năng lan truyền xung thần kinh từ thân nơron về sợi trục. D. Cung phản xạ gồm 3 thành phần: nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm.

Vai trò của Nơron thần kinh hướng tâm là:

A. Truyền xung thần kinh về trung ương.

B. Truyền xung thần kinh đến cơ quan phản ứng.

C. Liên hệ giữa các nơron.

D. Nối các vùng khác nhau trong trung ương.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Em có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron hướng tâm và nơron li tâm?

Các câu hỏi tương tự

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 6: Phản xạ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

  • Giải Sinh Học Lớp 8 (Ngắn Gọn)

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

Bài tập 1 (trang 15 VBT Sinh học 8):

1. Hãy nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh.

2. Hãy mô tả cấu tạo của một nơron điển hình.

Trả lời:

1. Mô thần kinh được cấu tạo từ các tế bào thần kinh (nơron) và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao cảm).

2. Cấu tạo của một nơron điển hình gồm:

– Phần thân chứa nhân.

– Từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh (sợi nhánh) và một sợi trục dài, có thể được bao bởi bao miêlin.

Có 3 loại nơron: nơron hướng tâm (nơron cảm giác), nơron li tâm (nơron vận động), nơron trung gian (nơron liên lạc).

Bài tập 2 (trang 15 VBT Sinh học 8): Em có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron hướng tâm và nơron li tâm?

Trả lời:

– Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) dẫn xung thần kinh về trung ương thần kinh.

– Nơron li tâm (nơron vận động) dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.

⇒Chiều dẫn truyền của 2 nơron này ngược nhau.

Bài tập 3 (trang 15 VBT Sinh học 8):

1. Phản xạ là gì?

2. Sự khác biệt giữa các phản xạ ở động vật và hiện tượng cảm ứng ở thực vật?

Trả lời:

1. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

2. Sự khác biệt:

– Phản xạ là phản ứng của cơ thể có sự tham gia của hệ thần kinh.

– Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường. Ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.

Bài tập 4 (trang 16 VBT Sinh học 8):

1. Hãy xác định các loại nơron tạo nên một cung phản xạ.

2. Các thành phần của một cung phản xạ là gì?

Trả lời:

1. Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ: nơron hướng tâm (nơron cảm giác), nơron li tâm (nơron vận động), nơron trung gian (nơron liên lạc).

2. Các thành phần của một cung phản xạ:

– Cơ quan thụ cảm (da).

– Trung ương thần kinh (nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian).

– Cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…).

Bài tập 5 (trang 16 VBT Sinh học 8): Nêu một số ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó.

Trả lời:

– Khi ngứa, ta đưa tay lên gãi. Đường dẫn truyền gồm:

     + Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích (ngứa), phát sinh xung thần kinh.

     + Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

     + Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

     + Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng).

     + Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện đưa tay lên gãi).

– Có thể động tác gãi lần đầu chưa đúng chỗ ngứa. Thông tin ngược báo về trung ương tình trạng vẫn ngứa. Trung ương phát lệnh thành xung thần kinh theo dây li tâm tới các cơ tay để điều chỉnh (về cường độ, tần số co cơ…) giúp tay gãi đúng chỗ ngứa. Như vậy, các xung thần kinh ở phản xạ gãi đúng chỗ ngứa đã dẫn truyển theo các nơron tạo nên một vòng khép kín là vòng phản xạ.

Bài tập (trang 16-17 VBT Sinh học 8): Chọn các cụm từ: đường phản hồi, điều chỉnh phản ứng, dẫn truyền, trả lời các kích thích, cảm ứng, nơron li tâm, trung ưng thần kinh, cung phản xạ, phản ứng, phản xạ, nơron hướng tâm, thông tin ngược, điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứngdẫn truyền. Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ. Một cung phản xạ gồm có 5 yếu tố là: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng. Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho thích hợp. Luồng thần kinh bao gồm cung phản xạđường liên hệ ngược tạo nên vòng phản xạ.

Bài tập 1 (trang 17 VBT Sinh học 8): Phản xạ là gì? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ.

Trả lời:

– Phản xạ: Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.

– Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi, bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ…

Bài tập 2 (trang 17 VBT Sinh học 8): Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh của phản xạ đó.

Trả lời:

Chạm tay vào vật nóng thì co tay lại. Cung phản xạ này là:

– Cơ quan thụ cảm (da) tiếp nhận kích thích (hơi nóng), phát sinh xung thần kinh.

– Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

– Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

– Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).

– Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phản ứng tiết và phản ứng vận động là co tay lại).

Bài tập 3 (trang 17 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.

Trả lời:

5 yếu tố của một cung phản xạ là:

x a) Nơron hướng tâm, nơron li tâm.
x b) Nơron trung gian.
x c) Cơ quan thụ cảm.
d) Kích thích của môi trường.
x e) Cơ quan phản ứng.