Hướng dẫn xử lý xác thai nhi tại bệnh viện

Bác sĩ Võ Thành Lợi cho biết: "Mỗi năm bệnh viện tiếp nhận trung bình khoảng 10 ngàn sản phụ đến sanh, chiếm gần 50% số sanh của toàn tỉnh. Trong đó, có những trường hợp thai lưu, trẻ sơ sinh tử vong bị bỏ rơi tại bệnh viện, chúng tôi đều phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện theo quy trình cụ thể, chặt chẽ, mang tính nhân văn".

Với trường hợp thai lưu được sanh tại bệnh viện, sau khi lập hồ sơ bệnh án, hội chẩn, bệnh viện sẽ giải thích để sản phụ, người nhà hiểu tình trạng của mẹ và bé. Cuộc tiếp xúc này có biên bản và được lưu trữ cùng với hồ sơ của mẹ. Nếu người nhà có nguyện vọng nhận thi thể bé về chôn cất, bệnh viện sẽ bàn giao và có biên bản xác nhận. Đối với những gia đình sản phụ không có điều kiện nhận xác thai nhi về chôn cất và đề nghị bệnh viện hỗ trợ chôn cất theo đúng quy trình.  

Hướng dẫn xử lý xác thai nhi tại bệnh viện
Người nhà sản phụ ký nhận xác thai nhi về chôn cất, biên bản được lưu vào hồ sơ bệnh án của sản phụ đầu năm 2019 tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau.

Khi có trẻ sơ sinh tử vong và bị bỏ rơi tại các khoa, bệnh viện sẽ liên hệ với Công an Phường 6 và lập biên bản xác minh vụ việc. Sau đó, bộ phận nhà xác của bệnh viện sẽ phối hợp với các đơn vị từ thiện chôn cất theo đúng quy trình, thể hiện sự nhân văn sâu sắc.

Ngoài ra, những trường hợp nạo, hút thai dưới 10 tuần tuổi, bệnh viện tiến hành đốt, kể cả những bánh nhau sau sanh cũng được bệnh viện xử lý theo đúng quy trình xử lý rác thải y tế.  

3 tháng đầu năm 2019, Bệnh viện Sản - Nhi chỉ xảy ra 2 trường hợp thai lưu. Tuy nhiên, cả 2 trường hợp này đều được người nhà nhận xác về chôn.

Theo Bác sĩ Võ Thành Lợi, khoảng 10 năm trở lại đây, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận, xử lý không đến 10 trường hợp trẻ sơ sinh tử vong bị bỏ rơi tại bệnh viện, thai lưu mà người nhà không có điều kiện chôn cất phải nhờ đến sự can thiệp của bệnh viện.     

Như vậy, thông tin xác thai nhi bị bỏ theo lượng rác thải được tập kết về Nhà máy Xử lý rác TP. Cà Mau, đại diện Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau khẳng định là không có. Như vậy, 300 xác thai nhi được ông Lê Minh Cảnh, Tổ trưởng Tổ công nhân phụ trách khu sản xuất Nhà máy Xử lý rác TP. Cà Mau chôn cất hơn 6 năm qua phải chăng được thu gom từ các phòng khám tư nhân? Vấn đề này, cơ quan chức năng đang xác minh làm rõ./.

Thanh Phương

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Công văn số 2851/UBND-CV ngày 25/4/2019 chỉ đạo tăng cường quản lý rác thải y tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, TP. Cà Mau khẩn trương kiểm tra, rà soát tất cả các bệnh viện, cơ sở y tế (kể cả y tế tư nhân) trên địa bàn tỉnh trong việc quản lý, phân loại, xử lý chất thải y tế có đảm bảo theo quy định không; thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các bệnh viện, cơ sở y tế (nhất là các phòng khám sản khoa), khi phát hiện sai phạm trong quản lý, xử lý chất thải y tế, vật phẩm y tế... kiên quyết xử lý theo quy định. Đồng thời, hướng dẫn các bệnh viện, cơ sở y tế phân loại, xử lý rác thải, chất thải theo đúng quy trình, không để xảy ra trường hợp thai nhi lẫn vào rác thải đưa vào Nhà máy Xử lý rác thải TP. Cà Mau.

Yêu cầu Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý khi phát hiện thai nhi phải báo cáo ngay chính quyền địa phương (UBND phường Tân Xuyên) để xử lý đúng quy định. Đồng thời, kiểm tra, rà soát phương tiện vận chuyển rác có thai nhi, kịp thời báo cáo chính quyền địa phương để khoanh vùng điều tra, xử lý theo quy định.

UBND phường Tân Xuyên khi nhận được thông tin của Nhà máy Xử lý rác thải về việc phát hiện thai nhi lẫn trong rác phải cử cán bộ trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, lập biên bản, xử lý đúng quy định và kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND TP. Cà Mau.   

                                                                                                    Hồng Phượng 

Ngày 8-6, Sở Y tế Cà Mau cho biết, đơn vị đã có văn bản trả lời cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau về xác định quy trình xử lý thai nhi chết tại các cơ sở y tế.

  • Cơ quan điều tra vào cuộc vụ 300 xác thai nhi ở nhà máy xử lý rác thải
  • Cuộc đời lận đận của người đàn bà chuyên đi nhặt xác thai nhi
  • Bê bối động trời của Y tế Anh: Đốt xác thai nhi làm "năng lượng tái tạo"

Trước đó,  Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau thụ lý giải quyết tin báo của Công ty Công Lý (chủ đầu tư Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau), về việc phát hiện xác thai nhi ở nhà máy rác.

Để phục vụ công tác điều tra, cơ quan CSĐT đề nghị Sở Y tế Cà Mau cung cấp những thông tin, như: thế nào gọi là thai nhi; từng giai đoạn hình thành và phát triển của bào thai; cung cấp danh sách các cơ sở y tế có chức năng xử lý các trường hợp thai nhi chết lưu; quy trình xử lý thai nhi chết tại cơ sở y tế như thế nào...

Hướng dẫn xử lý xác thai nhi tại bệnh viện
Khu vực chôn xác thai nhi trong Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau.

Theo văn bản của Sở Y tế Cà Mau nêu theo giáo trình sản khoa của Trường Đại học Y dược Huế (NXB Y học, xuất bản năm 2016) thì thai nhi là 1 trạng thái của con người sau phôi thai và trước khi sinh ra. Giai đoạn phát triển của bào thai được tính bắt đầu vào 9 tuần sau khi thụ thai. Sở Y tế cũng nêu rõ các giai đoạn phát triển của thai nhi từ 9 tuần tuổi đến 40 tuần tuổi cho cơ quan điều tra. 

Còn quy trình xử lý thai nhi chết thì tất cả các trường hợp xác thai chết trước khi sinh đều được quản lý riêng biệt. 

Đối với những trường hợp tuổi thai dưới 20 tuần, xác thai nhi rất bé, chưa có hình hài rõ ràng, cơ sở y tế tiến hành bàn giao cho người nhà chôn cất hoặc xử lý đốt bởi lò đốt nhiệt tại chỗ (nếu gia đình không đồng ý mang về - PV). 

Còn đối với trường hợp thai nhi trên 20 tuần tuổi, cơ sở y tế bàn giai cho người nhà hoặc kêu gọi các tổ chức nhân đạo tại địa phương tổ chức chôn cất. 

Nếu hai trường hợp trên không giải quyết được thì cơ sở y tế báo chính quyền địa phương, cùng phối hợp tìm giải pháp xử lý phù hợp. Đối với trường hợp trẻ sơ sinh chết sau sinh đều được xử lý giống như thai nhi trên 20 tuần tuổi. 

Văn bản của Sở Y tế cũng nêu, các cơ sở khám chữa bệnh có lĩnh vực chuyên ngành sản, phụ khoa trong tỉnh đều có chức năng xử lý thai nhi chết trước khi sinh với tuổi thai tùy theo phạm vi chuyên môn và phân tuyến kỹ thuật cho phép.

Như Báo CAND đã đưa tin, giữa tháng 4-1019, Công ty Công Lý có tờ trình UBND tỉnh Cà Mau xem xét hỗ trợ chi phí chôn cất cho thai nhi, đồng thời kiểm tra, kiểm soát rác từ đầu nguồn để giảm thiểu việc xác thai nhi theo xe rác vào nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau. 

Theo nội dung tờ trình, Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau phát hiện hàng trăm xác thai nhi khi xử lý rác thải kể từ ki vào hoạt động (năm 2012) đến nay. 

Công ty Công Lý cho biết nhà máy đã phải thực hiện chôn cất các thai nhi trong khuôn viên nhà máy, đến nay quỹ đất đầy, không còn chỗ chôn cất; mà hỏa thiêu thì đơn vị không có kinh phí. Sau đó, UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu một số cơ quan vào cuộc xác minh… nhưng đến nay chưa có kết luận cụ thể vụ việc này.