Hút mũi cho bé có tốt không

Trẻ nhỏ hay gặp các vấn đề về hô hấp gây cản trở đường thở. Do đó dụng cụ hút mũi là một trong những đồ dùng cho bé giúp mẹ bỉm đỡ vất vả hơn khi bé bị cảm, sổ mũi. Nhưng bé tuổi nào thì mẹ có thể hút mũi và việc hút mũi cho bé có tốt không? Hãy cùng AVAKids tìm hiểu ngay nhé!

1Khi nào nên hút mũi cho bé?

Trẻ nhỏ hay mắc các vấn đề về hô hấp gây ngạt mũi, sổ mũi khó thở do chất nhầy và đờm chứa đầy trong các khoang miệng, mũi. Ở những trẻ nhỏ không biết cách để khạc ra đờm nên hút mũi là việc cần thiết để đảm bảo sự thở cho trẻ.

Hút mũi cho bé có tốt không

Dụng cụ hút mũi PIYOPIYO PY830113 dạng dây

2Bé tuổi nào có thể hút mũi?

Hút mũi có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Khi trẻ không thể tự hỉ mũi, tự khạc đờm nên cần được hỗ trợ bởi các dụng cụ để lấy đờm ra ngoài.

Nên hút mũi cho trẻ trong các trường hợp sau:

  • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị nghẹt mũi, khó thở nhưng không có khả năng tự xì mũi ra ngoài.
  • Trẻ có các vấn đề về đường hô hấp như ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy, viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm, ngạt mũi, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
  • Trẻ bị sốt cao 38 - 39 độ, khó thở.
  • Trẻ được bác sĩ chỉ định hút đờm và chất nhầy từ trong mũi ra.

Hút mũi cho bé có tốt không

Dụng cụ hút mũi KuKu KU5373A dạng bóp

3Vì sao cần hút mũi cho bé?

Các chứng bệnh hô hấp đa phần đều có sự xuất hiện của đờm. Đờm có thể ở cuống phổi, ở phế quản, ở các xoang mũi, trong khoang miệng,... gây nên sự tắc nghẽn, đường thở bị cản trở, trẻ khò khè, khó thở.

Một số trường hợp nặng, đờm quá nhiều khiến trẻ bị rơi vào tình trạng suy hô hấp, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ở thời điểm này, việc hút mũi cho trẻ là điều quan trọng để tạo sự thông thoáng đường thở cho trẻ.

Hút mũi cho bé có tốt không

Dụng cụ hút mũi Pigeon có vòi hút K559

4Hút mũi cho bé có tốt không?

Hút mũi là một phương pháp hiệu quả giúp lấy hết đờm, chất nhầy của trẻ ra bên ngoài, khiến cho đường thở được thông thoáng và dễ thở hơn. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều có thể sẽ gây những tổn thương niêm mạc mũi và ảnh hưởng đến chức năng của vùng mũi - miệng. Vì thế, cần có biện pháp an toàn.

Hút mũi cho bé có tốt không

Hút mũi là phương pháp hiệu quả giúp lấy hết đờm nhưng không nên lạm dụng

5Lưu ý khi hút mũi cho bé

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành hút đờm cho trẻ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, dụng cụ hút cũng phải được tiệt trùng.
  • Thực hiện các thao tác vệ sinh mũi cho bé thật nhẹ nhàng để tránh tình trạng gây tổn thương các cấu trúc của mũi gây chảy máu, sưng nề mũi dẫn đến làm tăng tình trạng ngạt mũi ở trẻ.
  • Không nên hút quá 2 lần/ngày vì rất có thể sẽ làm mỏng thành mũi, tạo những tổn thương không đáng có cho trẻ. 
  • Sau khi hút đờm cần vệ sinh lại mũi miệng họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
  • Không cần lo lắng khi trẻ hắt hơi lúc vệ sinh bằng nước muối vì rất có thể các dung dịch vệ sinh đi vào lỗ mũi của bé.
  • Cho bé uống đủ nước, tăng cường bú mẹ.
  • Vệ sinh đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ và các nhân viên y tế. 
  • Sau khi hút cần vệ sinh các dụng cụ bằng xà phòng, nước ấm hoặc có dung dịch sát khuẩn thì càng tốt.

Hút mũi cho bé có tốt không

Dụng cụ hút mũi Pigeon có vòi hút có hộp đựng tiện lợi khi đem đi xa

Xem thêm:

  • Top 6 dụng cụ hút mũi tốt, an toàn cho bé cha mẹ nên mua
  • Top 5 loại bấm móng tay cho trẻ sơ sinh tốt và an toàn
  • Kinh nghiệm mua đồ sơ sinh tiết kiệm nhưng vẫn đầy đủ cho bé yêu

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các mẹ có được những thông tin cần thiết về phương pháp hút mũi cho bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 - 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!

Trẻ bị nghẹt mũi có nhiều nguyên nhân như: cảm lạnh, dị ứng, dị vật mũi, polyp mũi… Những trường hợp nghẹt mũi do cảm hay dị ứng thì có thể xịt mũi cho trẻ được nhưng cũng không nên lạm dụng xịt và hút mũi thường quy mỗi ngày vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi mà chỉ nên làm khi có chỉ định của bác sĩ. Cách làm thông mũi tốt nhất tránh tổn thương mũi là dùng khăn giấy sạch xếp nhỏ lại thành cái bấc sâu kèn rồi đưa vào mũi để giấy thấm nước mũi thì lấy ra, làm đến khi nào thấy khô thì thôi, trước đó có thể xịt mũi với nước muối rồi để khoảng 30 phút cho nước mũi loãng ra thì sẽ dễ làm thông mũi bằng bấc sâu kèn hơn.

Nếu trẻ bị nghẹt mũi kéo dài và không cải thiện sau xịt mũi nhất là nghẹt 1 bên mũi, thì phải đi khám bác sĩ tai mũi họng kiểm tra để loại trừ nguyên nhân do polyp hay dị vật… Những nguyên nhân này cần phải can thiệp thì trẻ mới hết nghẹt mũi được. Nếu trẻ nghẹt mũi có kèm theo sốt, ho, khó thở… thì cũng nên đưa trẻ đi bệnh viện để khám bệnh.

Hút mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm.
Đưa nước muối vào mũi. Để giúp làm loãng chất nhầy, hãy sử dụng nước muối nhỏ vào đường mũi của con. ... .
Đợi một vài phút. ... .
Đặt ống bơm trước mũi bé ... .
Làm sạch ống bơm sau khi hút xong một bên mũi. ... .
Lặp lại các bước hút mũi cho trẻ sơ sinh..

Trẻ bao nhiêu tháng thì hút mũi được?

Khi trẻ gặp các vấn đề về hô hấp gây khó khăn đồng thời về sự thở và ăn uống như: Ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy ra, cúm ngạt mũi, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm... Trẻ sốt cao, từng có biểu hiện co giật, hay bị khó thở. Lưu ý chỉ được hút hút cho trẻ khi đã có chỉ định của bác sĩ.

Nên hút mũi cho trẻ bao nhiêu lần một ngày?

Theo các chuyên gia thì mẹ chỉ nên hút mũi cho trẻ từ 2 – 3 lần/ngày và không nên lạm dụng, nhất là nước rửa mũi, vì khi dùng quá thường xuyên có thể làm mỏng niêm mạc mũi sẽ ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác của bé.

Khi nào nên hút mũi cho con?

Không nên thực hiện việc hút đờm dãi ở mũi, miệng, họng quá 2 - 3 lần/ngày. Vì rất có thể sẽ làm mỏng thành mũi, tạo những tổn thương không đáng có cho trẻ. Nên tiến hành hút rửa mũi cho trẻ trước khi ăn và khi trẻ còn thức. Sau khi hút đờm cho trẻ, vệ sinh lại mũi miệng họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.