Huyết sắc tố hb là gì

Huyết sắc tố (thường được viết tắt là Hb hoặc Hgb) là một loại protein phức tạp của hồng cầu, chứa chất sắt có khả năng thu thập, lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể con người và các loài động vật có vú. Trong một vài trường hợp, huyết sắc tố trong

Huyết sắc tố hb là gì

Định nghĩa

Huyết sắc tố (thường được viết tắt là Hb hoặc Hgb) là một loại protein phức tạp của hồng cầu, chứa chất sắt có khả năng thu thập, lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể con người và các loài động vật có vú.
Trong một vài trường hợp, huyết sắc tố trong máu chỉ giảm nhẹ, thấp hơn bình thường không đáng kể, và không ảnh hưởng đến cảm giác của bạn. Tuy nhiên, nếu lượng huyết sắc tố giảm xuống nghiêm trọng và gây ra nhiều triệu chứng, thì khi đó bạn đang bị thiếu máu.
Hàm lượng huyết sắc tố được cho là thấp khi dưới mức 13,5 gram /dl (135 gram / lít) đối với nam và dưới 12 gram/dl (120 gram/lít) đối phụ nữ. Ở trẻ em, ngưỡng cao thấp của huyết sắc tố sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính.

Nguyên nhân

Lượng huyết sắc tố trong máu thấp không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng nào đó. Đối với thể trạng của một số người khỏe mạnh, lượng huyết sắc tố có thể ít hơn mức bình thường. Đối với phụ nữ đang mang thai, lượng huyết sắc tố cũng thường duy trì ở mức thấp.
Lượng huyết sắc tố thấp liên quan đến bệnh hoặc các vấn đề y khoa:

  • Cơ thể sản xuất ít hồng cầu hơn bình thường
  • Cơ thể phá hủy các tế bào hồng cầu nhiều hơn số lượng mà nó sản xuất
  • Cơ thể có tiền sử mất máu

Bệnh và các vấn để khiến cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu ít hơn mức bình thường:

  • Chứng thiếu máu không tái tạo
  • Ung thư
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như các loại thuốc kháng virus cho trường hợp nhiễm trùng do HIV, thuốc hóa trị cho bệnh ung thư...
  • Xơ gan
  • U lympho Hodgkin (bệnh Hodgkin)
  • Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
  • Thiếu máu, thiếu sắt
  • Bệnh thận mãn tính
  • Viêm bàng quang (viêm bàng quang)
  • Bệnh bạch cầu
  • Đa u xương tủy
  • Hội chứng rối loạn sinh tủy
  • Viêm dạ dày (viêm niêm mạc dạ dày)
  • Thiếu máu do thiếu vitamin.

Bệnh và vấn đề khiến cơ thể tiêu hủy các tế bào hồng cầu nhanh hơn mức mà nó có thể sản xuất:

  • Lách to
  • Porphyria (còn được gọi là căn bệnh Ma Cà Rồng)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
  • Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia)
  • Viêm mạch (vasculitis)
  • Chứng huyết tan (Hemolysis).

Lượng huyết sắc tố thấp cũng có thể là do mất máu:

  • Chảy máu từ vết thương
  • Xuất huyết trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như từ các vết loét, ung thư hoặc bệnh trĩ
  • Xuất huyết đường tiết niệu
  • Hiến máu thường xuyên
  • Chảy máu kinh nguyệt nặng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ giỏi trên kênh Khám từ xa Wellcare nếu bạn có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi
  • Cơ thể yếu đi
  • Da và nướu răng nhợt nhạt
  • Thở ngắn
  • Hơi thở nhanh và không đều.

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định một vài xét nghiệm lấy máu để kiểm tra xem có chính xác những triệu chứng này là do huyết sắc tố thấp hay do những bệnh lý khác.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ Huyết học, Nội Tổng Quát

Các bước khám từ xa

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ cào, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS Trần Thị Hồng An

Hiện bác sĩ Hồng An đang làm việc tại khoa Nội Tổng Quát, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare TP.HCM.
Bác sĩ có tham gia nhiều khóa học như lớp siêu âm Tim mạch và Mạch máu, khóa học với các chuyên khoa Nội khoa, Hô hấp, Khớp, cấp cứu, lớp siêu âm Tổng quát...

BS Võ Hữu Tín

Bác sĩ Tín hiện đang làm việc tại khoa Huyết học - Bệnh viện Chợ Rẫy. Chuyên khám và tư vấn: Chảy máu cam, xuất huyết dưới da, các triệu chứng của bệnh ung thư máu…; Xét nghiệm máu, ADN; Ý nghĩa các chỉ số huyết học; Các vấn đề tăng giảm hồng cầu máu, tăng giảm bạch cầu; Thiếu máu, suy tủy, viêm tủy...

Trước khi hiến máu, người hiến máu sẽ được xét nghiệm nồng độ huyết sắc tố trong máu. Đây là một trong những chỉ số quan trọng để khẳng định bạn đủ tiêu chuẩn tham gia hiến máu và máu đủ chất lượng truyền cho người bệnh.

Nhiều trường hợp được thông báo huyết sắc tố thấp và không thể hiến máu? Vậy huyết sắc tố là gì và làm thế nào để cải thiện nồng độ này?

Huyết sắc tố hb là gì

Huyết sắc tố là gì?

Huyết sắc tố hay hemoglobin (viết tắt: Hb) là một loại protein trong hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường. Hemoglobin được cấu tạo từ nhiều thành phần, trong đó có sắt.

Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu hoặc nồng độ hemoglobin trong máu thấp hơn bình thường so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống. Thiếu lượng Hb gây ra các biểu hiện thiếu oxy ở các mô và tổ chức của cơ thể.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu (huyết sắc tố thấp). Phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt, tập trung chủ yếu ở phụ nữ có thai, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi…

Trong trường hợp thiếu sắt, cần điều trị nhằm cung cấp bổ sung lượng sắt thiếu hụt.

Xét nghiệm huyết sắc tố trước hiến máu

Xét nghiệm kiểm tra Hb được thực hiện mỗi khi bạn tham gia hiến máu. Mục đích của việc kiểm tra nồng độ Hb nhằm đảm bảo bạn đủ máu để hiến và lượng Hb không giảm xuống dưới mức bình thường sau khi hiến máu.

Chỉ hiến máu hoặc hiến tiểu cầu khi nồng độ Hb ≥ 120 g/l. Nếu hiến máu thể tích trên 350 ml thì nồng độ Hb ≥ 125 g/l.

Tại hầu hết các điểm hiến máu, Viện Huyết học – Truyền máu TW thực hiện xét nghiệm này bằng dung dịch đồng sunfat, nhờ đó có thể biết nồng độ Hb đạt tối thiểu 120 g/l hoặc thấp hơn.

Khi được thông báo huyết sắc tố thấp nghĩa là thiếu máu, bạn sẽ không thể hiến máu. Khi đó bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để biết chính xác mức độ thiếu máu, nguyên nhân thiếu máu và được điều trị.

Tối thiểu sau 1 tháng xét nghiệm với kết quả huyết sắc tố thấp, bạn có thể quay trở lại đăng ký hiến máu. Nếu nồng độ huyết sắc tố đạt tiêu chuẩn, bạn sẽ có thể hiến máu.

Làm gì để cải thiện nồng độ Hb

Sắt rất quan trọng, là một thành phần để cấu tạo nên hemoglobin. Khi tham gia hiến máu, cơ thể sẽ mất đi một lượng sắt. Vì vậy, người hiến máu rất cần bổ sung sắt.

Bổ sung sắt như thế nào?

  • Sắt có trong nhiều loại thực phẩm. Đảm bảo sắt cho cơ thể trước hết nhờ chế độ ăn hợp lí, cân bằng và thường xuyên.
  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như: Trứng, thịt đỏ, cá, ngũ cốc, các loại rau xanh như cải xoong, bắp cải…
  • Hạn chế uống nước chè trước, trong và ngay sau bữa ăn vì làm giảm khả năng hấp thu sắt.
  • Vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn. Bạn cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như : Trái cây, rau quả hoặc đồ uống như nước cam tươi.
  • Bổ sung sắt với người ăn chay:
    • Sắt từ các nguồn thức ăn không phải thịt khó hấp thu hơn cho cơ thể. Nhưng nếu đảm bảo chế độ ăn cân bằng, đa dạng thì vẫn có thể đủ sắt.
    • Ăn thực phẩm nguồn gốc thực vật giàu sắt như:
      • Các loại rau lá màu xanh như rau đay, rau dền, cải xanh, cải xoong…
      • Quả chín : đu đủ, hồng xiêm, lê …
      • Các loại đậu đỗ: đỗ tương, đỗ đen, đỗ xanh…
  • Chỉ nên uống viên sắt khi có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin cần tư vấn, vui lòng liên hệ Tổng đài Chăm sóc người hiến máu, Viện Huyết học – Truyền máu TW: 0976 99 00 66.

Khoa Tiếp nhận máu và các thành phần máu

Tag : xét nghiệm máuthiếu máu thiếu sắthuyết sắc tốquy trình hiến máu

Ý kiến

Gửi bình luận


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan

    Huyết sắc tố hb là gì

    Tiêu chuẩn hiến máu

    11 Tháng Một, 2020

    Để có thể hiến máu cần các tiêu chuẩn như: Tiêu chuẩn về tuổi, cân nặng, huyết sắc tố của người hiến máu. Người hiến máu không bị nhiễm hoặc…

    Huyết sắc tố hb là gì

    Lưu ý trước và sau hiến máu

    13 Tháng Bảy, 2021

    Hiến máu là hành động cao đẹp, giúp mang đến món quà sức khỏe vô giá cho người bệnh. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn giữ sức khỏe…

    Huyết sắc tố hb là gì

    Quy trình hiến máu

    11 Tháng Một, 2020

    Bước 1: Đăng ký tham gia hiến máu Người hiến máu dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về hiến máu qua tài liệu tại điểm hiến máu hoặc…

    Huyết sắc tố hb là gì

    Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

    25 Tháng Hai, 2021

    Hầu hết chúng ta khi đi khám bệnh sẽ được thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Đây là một xét nghiệm cơ bản, thực…

    Huyết sắc tố hb là gì

    Thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

    29 Tháng Năm, 2020

    Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống. Thiếu máu gây ra…

    Huyết sắc tố hb là gì

    Các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe dành cho người hiến máu

    27 Tháng Một, 2021

    Mỗi lần hiến máu là một lần người hiến máu được kiểm tra sức khỏe. Bên cạnh các kiểm tra sơ bộ như: khám sức khỏe, đo huyết áp, nhịp…

    Lượng huyết sắc tố Hb là gì?

    Lượng huyết sắc tố (Hemoglobin - viết tắt là Hb) một loại phân tử protein có trong hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy và tạo sắc tố đỏ cho hồng cầu.

    Huyết sắc tố trong hồng cầu là gì?

    Huyết sắc tố (hemoglobin) một loại protein phức tạp chứa Fe++ có nhiệm vụ vận chuyển oxy và cacbonic từ phổi đi khắp cơ thể. Hemoglobin có trong hồng cầu và chiếm 33% trọng lượng hồng cầu, gồm 2 thành phần hem và globin.

    Huyết sắc tố thập có ảnh hưởng gì?

    Trong một vài trường hợp, nồng độ huyết sắc tố có thể giảm nhẹ và không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đối với sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên, khi nồng độ huyết sắc tố xuống thấp quá mức tiêu chuẩn, cơ thể sẽ bị thiếu máu, nhất là bà bầu bị thiếu huyết sắc tố.

    Huyết sắc tố nữ là gì?

    Đây một protein phức tạp có chứa sắt và có tác dụng thu thập, vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Huyết sắc tố có màu đỏ trong các tế bào hồng cầu của con người và động vật có vú. Ở người bình thường, hồng cầu có chứa khoảng 32% huyết sắc tố: – Nữ: 12-16 g/dl máu toàn phần.