Indonesia xuất khẩu bao nhiêu dầu cọ sang châu âu năm 2024

Số liệu công bố bởi Cơ quan Thống kê Indonesia ngày 18/4 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của nước này đạt 26,5 tỷ USD, tăng 44,36% so cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi nhập khẩu cũng tăng mạnh 30,85%, đạt giá trị 21,97 tỷ USD, qua đó giúp quốc gia giàu tài nguyên này đạt mức xuất siêu cao hơn dự kiến ở mức 4,53 tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 10/2021.

Một phần nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng mạnh này là giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Indonesia như than đá, khí đốt tự nhiên, dầu cọ, thiếc và niken - vốn đã ở mức cao do nhu cầu phục hồi sau đại dịch - tiếp tục tăng mạnh hơn nữa trên thị trường toàn cầu trong tháng 3, do ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu ghi nhận mức tăng mạnh nhất của Indonesia phải kể đến than đá, với mức tăng gần 150%, đạt giá trị 3,9 tỷ USD. Xét về khối lượng, xuất khẩu than của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á tăng khoảng 22% so cùng kỳ năm ngoái, lên 35,3 triệu tấn.

So với tháng 2/2022, xuất khẩu than trong tháng 3/2022 của Indonesia tăng 41%, chủ yếu xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines, trong khi lượng than xuất khẩu sang các nước châu Âu như Hà Lan, Italia và Đức cũng tăng.

Trong khi đó, xuất khẩu niken ghi nhận mức tăng lên tới hơn 600% về giá trị so cùng kỳ năm ngoái, lên mức 569,7 triệu USD, và tăng 882% về khối lượng, đạt 66.900 tấn.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dầu cọ của Indonesia giảm 1,25% so cùng kỳ năm ngoái, với khối lượng xuất khẩu giảm 31% xuống còn 1,7 triệu tấn, nhưng giá trị lại tăng vọt lên 2,4 tỷ USD.

Trong nỗ lực kiểm soát giá dầu ăn trong nước, nhà chức trách Indonesia đã hạn chế xuất khẩu dầu ăn từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 3.

Giá hàng hóa cao cũng ảnh hưởng đến nhập khẩu, trong đó Indonesia nhập khẩu nhiều dầu cũng như lúa mì và đậu tương.

Cơ quan Thống kê Indonesia cũng ghi nhận sự gia tăng trong nhập khẩu thịt, trái cây và các sản phẩm dược phẩm, do nhu cầu tăng cao trước tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo, bắt đầu vào đầu tháng 4.

Chuyên gia kinh tế cao cấp Radhika Rao của Ngân hàng DBS cho biết, Indonesia đang được hưởng lợi từ xu hướng giá cả hàng hóa tăng cao đang diễn ra trên toàn cầu, đồng thời cho biết thặng dư thương mại và vị thế đối ngoại được cải thiện đã giúp cho đồng Rupiah của Indonesia tương đối ổn định so với các đồng tiền khác trong khu vực.

Việc sản xuất dầu cọ từ lâu đã gây tranh cãi vì những lo ngại về nạn phá rừng làm mất môi trường sống của các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng như đười ươi orangutan.

Dầu cọ là một loại dầu thực vật ăn được được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại sản phẩm như sô cô la, bánh nướng, bột bánh pizza, xà phòng và chất khử mùi.

Hai nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất là Indonesia và Malaysia, chiếm 85% sản lượng toàn cầu.

Ngành công nghiệp này từ lâu đã gây tranh cãi vì có liên quan đến nạn phá rừng và mất môi trường sống của các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng như orangutan là loại đười ươi lớn có bộ lông màu cam được liệt trong sách đỏ.

Một số công ty Úc đã loại bỏ hoàn toàn dầu cọ sau các chiến dịch của các nhóm hoạt động khuyến khích người tiêu dùng không mua các sản phẩm có chứa dầu cọ.

Và Liên minh châu Âu đã đưa ra một luật mới cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng, một động thái dự kiến sẽ ảnh hưởng đến Malaysia và Indonesia.

Phát biểu vào năm 2021, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Frans Timmermans đã thu hút sự chú ý đến mối liên hệ giữa nạn phá rừng xảy ra từ năm 1990 và nhu cầu đối với một số sản phẩm ở Châu Âu.

"Chúng ta đã mất 420 triệu hectares rừng, đó là diện tích lớn hơn Liên minh châu Âu. Nhu cầu của EU đối với các mặt hàng như dầu cọ, đậu nành, gỗ, thịt bò, ca cao và cà phê là nguyên nhân chính dẫn đến nạn phá rừng."

Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết đất nước của ông đang tăng cường hợp tác với Malaysia để đấu tranh chống lại những gì ông gọi là các biện pháp phân biệt đối xử rất bất lợi.

"Hợp tác để chống phân biệt đối xử với dầu cọ và các mặt hàng khác. Tôi thực sự đánh giá cao việc có một phái đoàn chung, Indonesia và Malaysia, tại Brussels gần đây. Cách thức hợp tác kiểu này cần phải được tăng cường. Chúng tôi không muốn hàng hóa do Malaysia và Indonesia sản xuất bị phân biệt đối xử ở các nước khác."

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nói rằng luật mới của EU là bất công và ông hoan nghênh sự hỗ trợ từ người đồng cấp Indonesia.

"Tổng thống Jokowi nhấn mạnh rõ ràng trong G7 và các diễn đàn quốc tế khác để bảo tồn và duy trì các công ty thương mại xuất khẩu dầu cọ của chúng tôi, không chỉ cho các hiệp hội mà còn cho các đồn điền nhỏ. Chúng tôi hoan nghênh và chúc mừng cả hai bộ trưởng trong các cuộc họp ở châu Âu, khi lần đầu tiên, Indonesia và Malaysia cùng chung tiếng nói bảo vệ lợi ích của dầu cọ."

Chủ đề