Internet thay đổi việc giao tiếp như thế nào

        Internet là kênh truyền thông và phân phối cho phép khách hàng tiềm năng trên toàn cầu truy cập tới các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Thông qua trang web, các nhà kinh doanh ở khắp nơi trên thế giới có thể mở rộng thị trường mục tiêu ra gấp nhiều lần. Nếu như trước đây khi chưa có thương mại điện tử, các giao dịch quốc tế diễn ra phức tạp với chi phí khá tốn kém thì ngày nay, Internet đã kết nối tất cả mọi người với nhau thành một cộng đồng kinh doanh không biên giới quốc gia . Cho dù việc lập nên trang web không bảo đảm cho việc kinh doanh mang tính chất toàn cầu (còn cần tiến hành nhiều việc khác để trang web có tính thương mại toàn cầu), Internet vẫn được coi là một bước nhảy vọt trong việc kinh doanh mang tầm cỡ toàn cầu. Hôm nay tôi đi ăn cùng ba mẹ ở siêu thị, tại đây tôi đã chứng kiến một câu chuyện để lại trong tôi bao suy ngẫm. Có một cô trạc tuổi mẹ tôi dẫn theo một bé trai vào để mua thức ăn. Lúc họ ra bàn ăn, cậu bé hiếu động cứ chạy lung tung, không chịu ăn, người mẹ phải đưa chiếc điện thoại cho bé xem, bé mới ngồi ăn đàng hoàng. Còn cô ấy lại lấy chiếc máy tính bảng ra để làm việc. Đột nhiên trong tôi ánh lên suy nghĩ, con người bây giờ sao phụ thuộc công nghệ nhiều như thế? Sự giao tiếp giữa người với người phải chăng đang bị công nghệ chi phối?

Ngay từ lúc còn bé chúng ta đã được dạy rằng giao tiếp là sự trao đổi thông tin, tiếp xúc giữa con người với con người thông qua ngôn ngữ, phi ngôn ngữ. Còn công nghệ là từ dùng để chỉ thiết bị kĩ thuật hiện đại như máy tính, điện thoại,... Nếu ngày trước ta chỉ biết rằng giao tiếp cần phải có sự gặp gỡ, trao đổi trực tiếp giữa con người với nhau thì bây giờ xuất hiện thêm một kiểu giao tiếp mới, đó là giao tiếp bằng công nghệ. Thay vì những lần tụ họp, những cái nói cười, bắt tay chào nhau, người ta gửi cho nhau những chia sẻ thông qua một cái màn hình lạnh lẽo.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ là sự ra đời của hàng loạt trang mạng xã hội. Kéo theo đó là cuộc sống thực của con người gần như chuyển sang một thế giới ảo. Hay nói cách khác, công nghệ đã và đang xâm chiếm thế giới con người. Ta chẳng còn lạ khi đi đến các quán cà phê hay nhà hàng thấy trên tay ai cũng cầm điện thoại. Một nhóm bạn ngồi trên bàn xoay quanh nhau nhưng học họ trò chuyện được khoảng mười lăm phút đầu rồi sau đó điện thoại ai nấy cầm. Người thì nhắn tin, người thì chơi game hay đăng hình lên mạng xã hội. Tôi tự hỏi giao tiếp bây giờ là như vậy sao? Lên gặp nhau chụp vài tấm hình, đăng lên facebook cho mọi người biết nhưng thực tế không ai nói chuyện với nhau được quá mười câu. Hay những chuyện tình yêu "thời @", bắt đầu từ vài tin nhắn làm quen, vài tấm hình và nhận lời yêu chưa tới ba ngày, tuần sau lại thấy chia tay. Lời yêu hay lời chia tay được nói qua những dòng chữ khô khan. Thế thì lấy đâu ra sự chân thành? Chưa kể đến, khi nhu cầu cuộc sống tăng cao thì ba mẹ cũng phải chạy đua theo để kiếm tiền. Những đứa trẻ chỉ có thể nghe giọng ba qua điện thoại, trò chuyện với mẹ qua "video call", chúng cần một cái ôm dịu dàng của ba mẹ cũng trở nên khó khăn. Đặc biệt giao tiếp thời công nghệ còn biểu hiện ở mọi thông báo, cuộc họp của công việc gần như đều diễn ra qua mạng xã hội. Sếp có việc cần bật màn hình lên và họp "online", mặc dù rất tiện ích nhưng sẽ làm giảm đi sự tương tác trong công việc. Có thể nói con người đang dần xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ của mình thông qua các thiết bị công nghệ. Hay giao tiếp bằng công nghệ thật sự đã và đang len lỏi ăn sâu vào từng tiềm thức của con người.

Nhưng nguyên nhân vì sao con người lại dần lựa chọn công nghệ để giao tiếp? Trước nhất phải nói đến xã hội, xã hội phát triển, nhu cầu sống tăng cao, con người bị cuốn vào vòng xoáy thời gian, cơm áo, gạo tiền, công việc. Thời gian ở cơ quan nhiều hơn thời gian ở nhà, chính vì thế chỉ có thể trò chuyện, giao tiếp với mọi người bằng máy tính, điện thoại. Thứ hai, các thiết bị kĩ thuật xuất hiện nhiều và tiện ích, giúp con người giải quyết được vấn đề tiết kiệm thời gian. Ví dụ như thay vì phải tốn tiền và thời gian đến thăm một người bạn ở xa, bạn vẫn có thể trò chuyện với người ấy qua tính năng "video call" của facebook hay zalo. Hoặc những người bạn lâu ngày không gặp có thể biết thông tin nhau qua mạng xã hội. Chính vì những lẽ đó mà con người ngày càng ưa chuộng sự có mặt của các thiết bị công nghệ. Điều cuối cùng, giao tiếp bằng công nghệ có thể dễ dàng chia sẻ mọi thứ hơn. Nếu phải đứng trước người mình thích bày tỏ trực tiếp tình cảm và lựa chọn nói qua tin nhắn bạn sẽ thấy cái nào đơn giản hơn? Đặc biệt, ta thấy giới trẻ ngày nay có rất nhiều áp lực, tâm tư nhưng chúng chẳng bao giờ nói trực tiếp với ba mẹ, do không đủ can đảm. Vì thế nên đã lựa chọn phương thức gián tiếp là thông qua thiết bị công nghệ.

Bởi có nhiều tiện ích như vậy mà con người quên mất những hậu quả có thể để lại của việc lạm dụng quá nhiều công nghệ trong đời sống. Đầu tiên, có bao giờ bạn nghĩ nếu một ngày mạng xã hội biến mất đồng nghĩa với các mối quan hệ cũng theo đó mà đi vào quên lãng? Thứ hai, sự giao tiếp bằng công nghệ sẽ làm cho khoảng cách giữa người với người sẽ xa hơn. Có chăng cũng chỉ là xã giao, lâu lâu dăm ba câu hỏi thăm. Một điều bạn có thể thấy rõ nhất chính là ngày sinh nhật, nếu facebook hay zalo không thông báo thì liệu có được bao nhiêu người nhớ ngày sinh của bạn? Thứ ba, những người cha, người mẹ cứ nghĩ rằng lâu lâu hỏi thăm con cái vài câu, chỉ cần mua cho chúng điện thoại để tiện liên lạc là mọi thứ đều ổn. Nhưng họ đâu biết, trẻ em cần sự chăm sóc, cần tình yêu thương, vỗ về. Dần dần chúng thu nhỏ tầm nhìn vào chiếc điện thoại, từ đó dẫn đến những hệ lụy không đáng. Có thể kể ra như mê game, sống ảo, rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Giao tiếp là một nhu cầu của con người, rất cần thiết trong cuộc sống. Mỗi ngày đi làm, đi học chúng ta luôn mong muốn được trò chuyện, được chia sẻ chứ không phải nhìn những dòng chữ khô khan qua màn hình xanh, trắng. Chính sự giao tiếp bằng công nghệ đã đẩy con người vào lối sống vô cảm, hùa theo đám đông, Chỉ cần có một sự việc gì đó được đưa lên họ sẽ lập tức soi xét mà không cần biết thực hư ra sao. Đó cũng chính là hậu quả của việc giao tiếp bằng công nghệ.

Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng giao tiếp bằng công nghệ ngày một phổ biến như thế này? Thiết nghĩ con người cần có sự chủ động trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ, đừng để nó chi phối đến các mối quan hệ của mình. Nếu có vấn đề gì nên gặp trực tiếp trao đổi thay vì gọi điện, nhắn tin hay đăng lên mạng xã hội. Mỗi ngày tập thói quen giao tiếp bằng ngôn ngữ, trực tiếp thay vì sử dụng thiết bị công nghệ. Hiện nay có phần mềm tính thời gian các bạn sử dụng điện thoại, hãy cài đặt và tự đặt ra giới hạn mỗi ngày. Hãy đặt điện thoại xuống và bước ra ngoài mỉm cười chào nhau một cái sẽ thấy cuộc sống này thật tươi đẹp. Thiết bị công nghệ không xấu, thậm chí giúp ích cho con người rất nhiều nhưng nếu lạm dụng sẽ có tác dụng ngược ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lí. Bạn cũng không muốn thế giới của mình bị phụ thuộc vào máy móc, thiết bị đúng không?

Riêng bản thân tôi, tôi không phủ nhận sự quan trọng của công nghệ đối với mọi mối quan hệ mà tôi có được. Bởi lẽ tôi thường tạo dựng tiền đề từ mạng xã hội sau đó mới trò chuyện trực tiếp. Nhưng dạo gần đây tôi đang tập cho mình thói quen bắt chuyện với mọi người, lâu dần sẽ không cảm thấy tự ti khi giao tiếp nữa. Tôi nhận ra chỉ cần những điều bạn làm, bạn nói xuất phát từ trái tim sẽ đến được trái tim. Tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng cuộc sống trên những thông số công nghệ kia chỉ là ảo, đừng bị chi phối, điều bạn cần là sống thật tốt, có thật nhiều mối quan hệ ở cuộc sống thực đang hiện hữu từng ngày.

Thời đại công nghệ nên ai cũng không muốn mình là người lạc hậu. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thiết bị điện tử ở một số vấn đề nhưng tuyệt nhiên đừng ấn định nó trong giao tiếp. Con người chúng ta sinh ra có ngôn ngữ - hãy dùng chính ngôn ngữ để duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.