Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học mầm non

Căn cứ Quyết định số 2640/QĐ-UBND, ngày 24/8/2020  của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

  Căn cứ vào công văn số 636/PGD ĐT- GDMN ngày 25 tháng 09 năm 20120 của Phòng Giáo dục & Đào tạo thị xã Phổ Yên về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2020 – 2021;

  Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và của nhà trường;

  Trường Mầm non Trung Thành, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 cụ thể như sau:

A. Đặc điểm tình hình

I. Tình hình đội ngũ:

- Tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân viên: 77 đồng chí. Trong đó:

+ Cán bộ, giáo viên, nhân viên biên chế: 50 đ/c (CBQL: 3đ/c, GV: 44đ/c, NV: 3 đ/c).

+ Giáo viên hợp đồng: 8 đ/c

+ Nhân viên nuôi: 16 đ/c

+ Nhân viên bảo vệ: 3 người

          - Chất lượng đội ngũ:

+ CB,GV, NV biên chế: Đại học: 41 đ/c; Cao đẳng: 5 đ/c; TC: 4 đ/c

+ GV hợp đồng: (Đại học: 2, Cao đẳng: 4, Trung cấp: 2)

+ Nhân viên nuôi: Chứng chỉ sơ cấp nấu ăn 15/16 người
          - Tổng số Đảng viên: 28 đ/c, Tỷ lệ: 56%

II. Tình hình cơ sở vật chất lớp học:

- Số điểm trường: 3 (Khu Trung Tâm; Điểm Cầu Sơn; Điểm Xuân Vinh);

- Tổng số nhóm lớp: 25 lớp (Nhà trẻ: 6 nhóm, Mẫu giáo: 19 lớp);

- Khối phòng học: 25 phòng;  Kiên cố: 14 phòng ; Bán kiên cố: 11phòng

- Khối phòng chức năng: 08 phòng (Đảm bảo điều kiện làm việc)
- Bếp bán trú: 3 bếp đảm bảo tiêu chuẩn bếp 1 chiều;

- Khối phòng vệ sinh: 25 phòng ( Đảm bảo tiêu chuẩn qui định);

+ Phòng vệ sinh của trẻ: 21 phòng

+ Phòng vệ sinh giáo viên: 4 phòng

-  Sân chơi bãi tập diện tích hẹp. Tuy nhiên vẫn  đảm bảo các điều kiện tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ.

- Số phần mềm hiện có: Phầm mềm dinh dưỡng, phần mềm MISA, phần mềm Phổ cập giáo dục, phần mềm KĐCL….

- Trang thiết bị dạy học: Trường có 12 máy tính, trong đó: 8 máy văn phòng, 4 máy lớp học, 9 máy in, 3 đầu chiếu, 25 ti vi, 3 bộ âm thanh, 2 tủ cơm… phục vụ cho công tác CSGD trẻ. Bộ đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 tương đối đầy đủ đảm bảo cho trẻ vui chơi và học tập.

III. Thuận lợi, khó khăn:

+ Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể của địa phương, sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD- ĐT Thị xã Phổ Yên;

+ Đư­ợc nhân dân địa ph­ương cùng các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tín nhiệm, sự đồng lòng ủng hộ của các bậc phụ huynh.

+ Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, năng động sáng tạo tích cực tham gia mọi hoạt động phong trào của nhà trường, có tinh thần vư­ợt khó, có thái độ lao động nghiêm túc, có lòng say mê yêu nghề, mến trẻ, luôn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

          + Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường trong những năm ngày một nâng cao, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được củng cố và hoàn thiện khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được mua sắm, bổ sung tương đối đầy đủ.

2.  Khó khăn:

          -  Địa bàn xã rộng, dân cư đông. Số trẻ em đến trường tại địa bàn ngày càng tăng so với kế hoạch. Ảnh hưởng không nhỏ đến qui mô và mạng lưới trường lớp của trường. Dẫn đến tình trạng quá tải học sinh ở các lớp mẫu giáo.

  - Cán bộ giáo viên nhân viên đông, số giáo viên ở độ tuổi thai sản nhiều, biên chế giáo viên còn thiếu so với quy định nên nhà trường gặp khó khăn trong công tác quản lý và phân công giáo viên.

B/ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020 - 2021

I/ Phương hướng chung:

1. Tiếp tục thực hiện tốt Chương trình GDMN của Bộ giáo dục Đào tạo ban hành. Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2019 - 2025 theo văn bản chỉ đạo của cấp trên;

2. Tăng cường công tác tuyên truyền để thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19, tiếp tục tuyên truyền giáo dục mầm non tới Ban ngành đoàn thể trên địa bàn, các bậc phụ huynh để huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đến trường đặc biệt là trẻ nhà trẻ tại các điểm trường lẻ;

3. Tiếp tục thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non giai đoạn 2019-2025, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý, tăng cường nền nếp, kỷ cương, chất lượng và hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trong nhà trường.

4. Thực hiện các giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi đến trường; tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâmgiai đoạn 2 trong nhà trường;

5. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi trên địa bàn, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp một; phát triển giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi. Quan tâm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ em con công nhân tại khu công nghiệp, khu chế xuất. Đảm bảo thực hiện quyền trẻ em.

C. NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP CỤ THỂ:

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục.

1.1. Triển khai, chỉ đạo thực hiện các văn bản theo Luật Giáo dục năm 2019 đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục mầm non (GDMN), trong đó tập trung vào: Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ Quy định chính sách phát triển GDMN; Nghị định Quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư sửa đổi, bổ sung Chương trình GDMN, Thông tư ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo; Thông tư ban hành Điều lệ trường mầm non; Thông tư Quy định tiêu chuẩn và lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 19/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển GDMN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025. Tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương đưa chỉ tiêu phát triển về giáo dục mầm non vào chương trình công tác giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn giai đoạn tiếp theo cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.

1.2.Thực hiện nghiêm túc công văn số 1512/SGDĐT-GDMN ngày 27/7/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về quy định hồ sơ sổ sách, tài liệu, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non năm học 2020 – 2021. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở GDMN theo Điều lệ trường mầm non.

Thực hiện tốt các quy định về 3 công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính trong các trường mầm non theo Công văn số 1849/SGDĐT-KHTC ngày 04/9/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên về việc thực hiện các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2020 – 2021; Công văn số 1391/UBND-GDĐT ngày 18/9/2020 của UBND thị xã Phổ yên về việc hướng dẫn thực hiện các khoản thu, chi trong các cơ sở GD năm học 2020-2021. Đẩy mạnh phân cấp quản lý, thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trườn theo Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ GDĐT về hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập.

Tăng cường công tác kiểm tra tại các nhóm lớp, bếp ăn bán trú. Công tác kiểm tra nội bộ: Kiểm tra toàn diện 15/44 giáo viên, dự giờ 176 hoạt động, thao giảng 88 hoạt động. Tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi lần dự giờ, kiểm tra.

2. Rà soát, sắp xếp và phát triển hệ thống mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non.

2.1. Quy mô trường lớp, học sinh năm học 2020 2021

* Số điểm trường: 3 điểm (tính cả điểm trường chính).

* Tổng số nhóm lớp: 25 (Nhà trẻ: 6 nhóm; Mẫu giáo: 19 lớp)

Trong đó: - Trung Tâm: 14 nhóm lớp = 501 trẻ

         - Điểm trường Cầu Sơn: 4 nhóm lớp = 116 trẻ

         - Điểm Xuân Vinh: 7 nhóm lớp = 218 trẻ

* Huy động học sinh: 835/1421 trẻ = 58,8%

- Nhà trẻ: 160/663 trẻ = 24,1%

- Mẫu giáo: 675/758 = 89,1%

- Riêng trẻ 5 tuổi: 282/282 trẻ = 100%

Làm tốt công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non tới Ban ngành đoàn thể trên địa bàn trường, các bậc phụ huynh để huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đến trường đặc biệt là trẻ nhà trẻ tại các điểm trường lẻ.

2.2. Rà soát, xây dựng kế hoạch dự kiến các khoản thu chi năm học 2020-2021 theo công văn số 1943/SGDĐT-KHTC ngày 15/9/2020. Tổ chức triển khai tới toàn thể CBGVNV và phụ huynh để bàn bạc, thỏa thuận để bổ sung đồ dùng đồ chơi, học liệu, đảm bảo thiết bị học tập tối thiểu cho trẻ.

- Năm học 2020 - 2021, nhà trường giữ gìn và bảo quản tốt cơ sở vật chất hiện có. Tiếp tục tham mưu xin đầu tư kinh phí cải tạo cơ sở vật chất theo các hạng

mục cụ thể:

+ Cân đối nguồn nguồn ngân sách của nhà trường, đồng thời trình lãnh đạo các cấp xin đầu tư kinh phí lát gạch đỏ sân chơi tại điểm Trung Tâm đảm bảo an toàn cho trẻ;

+ Huy động vận động tài trợ XHH để sửa chữa thay thế các thiết bị nhà vệ

sinh hỏng xuống cấp; thay đường điện, mua bổ sung máy phát điện tại điểm trường

Xuân Vinh và Cầu Sơn; Mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi cho trẻ;

+ Kiểm kê, rà soát thực tế để thỏa thuận với cha mẹ học sinh mua sắm bổ sung đồ dùng bán trú phục vụ cho trẻ năm học mới.

3. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

3.1. Tiếp tục thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và thông tư 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng BGD-ĐT ban hành quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, với mục tiêu cụ thể:

- Huy động 100% trẻ MG 5 tuổi trên địa bàn ra lớp.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo 100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo.
          - Đảm bảo đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp mẫu giáo 5 tuổi; bổ sung trang bị cho các lớp mầm non dưới 5 tuổi.
          - Duy trì tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi  ra lớp đạt 100%; nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần ở các độ tuổi.
          - Duy trì tỉ lệ trẻ học 2 buổi/ngày, ăn bán trú tại trường đảm bảo 100%.
          - Duy trì tỉ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100%.
          - Giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi dưới 3,5%.

         Tích cực, chủ động tham mưu với chính quyền địa phương ưu tiên nguồn lực để đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; phối hợp, thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, công nhận duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Triển khai cập nhật đầy đủ số liệu theo quy định vào phần mềm phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; rà soát, đối chiếu, so sánh số liệu trẻ em giữa báo cáo thống kê và báo cáo phổ cập để đảm bảo tính chính xác. Chuẩn bị các điều kiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi.

3.2. Tham mưu thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách trợ cấp đối với trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.

Làm tốt công tác phối kết hợp với  các ban ngành của xã Trung Thành nhằm duy trì sĩ số, huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi đến trường. Đặc biệt là trẻ 5 tuổi, huy động 100% trẻ MG 5 tuổi trên địa bàn ra lớp.

Làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo đặc biệt là BCĐPCGD của địa phương, hoàn thành kế hoạch PCGD trẻ 5 tuổi nói riêng và Phổ cập giáo dục

xóa mù của địa phương nói chung.

4. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

4.1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ

Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Kế hoạch số1581/KH-SGDĐT ngày 27/9/2017 của Sở GDĐT Thái Nguyên triển khai thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;  Công văn số 571/SGDĐT-GDMN ngày 27/3/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên về việc chỉ đạo đảm bảo an toàn và phòng chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN trên địa bàn tỉnh. Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 161/KH-PGDĐT, ngày 30/3/2020 về việc triển khai thực hiện chuyên đề: “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN trên địa bàn thị xã Phổ Yên”. 

Tiếp tục thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, môi trường “học bằng chơi” cho trẻ tại trường, lớp mầm non, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ. Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBQL, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tại các lớp, phát hiện những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ.

  Xây dựng bộ quy tắc ứng xử, cho cán bộ giáo viên, nhân viên ký cam kết thực hiện được quy định tại Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT đảm bảo cụ thể phù hợp, tăng cường giáo dục phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tai nạn thương tích, an toàn giao thông cho trẻ em trong nhà trường.

Phối hợp với trạm y tế xã Trung Thành thực hiện công tác vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp học, đồ dùng, đồ chơi và các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, về bếp ăn bán trú,  thực hiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐCP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở GDMN. Thực hiện nghiêm túc các quy định về bếp ăn bán trú năm học 2020-202 theo các nội dung tại công văn số 515/PGDĐT-Y tế ngày 4/9/2020.

4.2. Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ.

Tổ chức ăn bán trú cho 100% số trẻ đến trường. Mức ăn thỏa thuận 15.000đ/ 1cháu/ngày.

Đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, không để trường hợp nào xảy ra

ngộ độc thực phẩm.

Xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa, chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, tính khẩu phần ăn theo quy định nhà trẻ riêng, mẫu giáo riêng, cân đối giữa các chất sinh năng lượng (P, G, L) đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định văn bản hợp nhất số 01/VBHN- BGD ĐT  ngày 24 tháng 01 năm 2017, hàng ngày công khai tài chính cho phụ huynh biết.

100% số trẻ đến trường được cân đo và theo dõi biểu đồ tăng trưởng.

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân từ đầu năm 3,1%, phấn đầu đến cuối năm học giảm xuống còn 1,0%.             

Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trẻ thấp còi đầu năm 5,3%, phấn đấu đến cuối năm giảm xuống còn 2,5%.  

Có ít nhất 95% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi.

        Thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tập thể tại các trường mầm non. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc thu, chi tiền ăn của trẻ hàng ngày, tuần, tháng, năm theo đúng quy định của tài chính.

        Thực hiện nghiêm túc quy định về công tác y tế trường học (Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/05/2016 quy định về công tác y tế trường học). Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới.

 Các lớp cân đo cân đo chính xác báo cáo về bộ phận chuyên môn theo quy định. 100% các cháu được kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm theo quy định và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của tổ chức y tế thế giới (Cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đối với trẻ từ 1 đến 60 tháng tuổi hoặc BMI theo tuổi đối với trẻ từ 61 đến 78 tháng)

Rèn cho trẻ kĩ năng tự phục vụ, nề nếp thói quen vệ sinh.

Phòng chống cúm, xốt xuất huyết, vệ sinh môi trường.

Phòng chống bệnh chân tay miệng.

Rèn thao tác vệ sinh rửa tay, rửa mặt  cho trẻ.

          Thực hiện nghiêm túc công văn số 515/PGD-YT ngày 04/9/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về thực hiện các quy định về bếp ăn bán trú năm học 2020-2021.

4.3. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.

* Chất lượng giáo dục phấn đấu:

100% nhóm lớp thực hiện giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục Mầm Non. Giáo viên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, dạy học theo phương pháp dạy học tích cực lấy trẻ làm trung tâm cô giáo đóng vai trò như một người bạn lớn dạy và hướng dẫn trẻ, rèn sự tư duy nhanh nhẹn cho trẻ, khơi dạy ở trẻ lòng say mê tìm tòi khám phá, qua đó trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và tự nhiên. Lồng ghép nội dung giáo dục một  cách nhẹ nhàng phù hợp với chủ đề và khả năng nhận thức của từng độ tuổi.

Tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào hoạt động, hàng năm nhà trường thường tổ chức  hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo chào mừng các ngày lễ lớn với số lượng đồ dùng tự tạo tăng về số lượng và chất lượng theo từng năm học.

Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra dự giờ đánh giá xếp loại giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, tổ chức có chất lượng các chuyên đề trong tâm nhằm tạo cơ hội cho giáo viên giao lưu học tập góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ trong năm học giúp trẻ vui tươi phấn khởi thoải mái khi đến trường mà còn nâng cao nhận thức cho trẻ về ý nghĩa của các ngày lễ, ngày hội, giáo dục truyền thống dân tộc dạy trẻ kỹ năng sống. Đây cũng là dịp để nhà trường tuyên truyền với phụ huynh và cộng đồng xã hội về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

* Chất lượng chăm sóc:

 - 100% trẻ đến trường được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, phối hợp trạm y tế phường tổ chức kiểm tra sức khỏe cho trẻ 2 lần/năm, tổ chức cân đo, theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ, chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.

- Tổ chức cho 100% trẻ ăn bán trú tại trường, sử dụng có hiệu quả phần mềm dinh dưỡng, nâng cao chất lượng bếp ăn bán trú, xây dựng khẩu phần ăn cân đối, khoa học, phù hợp với từng độ tuổi. Đảm bảo tỷ lệ dưỡng chất cân đối.

- Giáo dục trẻ có kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Đảm bảo 100% trẻ mẫu giáo có thói quen văn minh và kỹ năng vệ sinh cá nhân như: Rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, giữ gìn quần áo gọn gàng sạch sẽ và thói quen văn minh trong ăn uống như: Biết mời khi ăn, ăn hết suất, khi ăn không được nói chuyện...

- Hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng toàn trường xuống dưới 3,5%, 100% trẻ SDD được áp dục các phương pháp phòng chống suy dinh dưỡng.

- Làm tốt công tác phối hợp với cục vệ sinh ATVSTP tỉnh Thái Nguyên trong việc kiểm tra và cấp giấy phép bếp ăn đạt tiêu chuẩn VSATTP. Mua sắm bổ sung đủ đồ dùng, phương tiện phục vụ trong bếp ăn bán trú của trẻ, thực hiện tốt việc tính khẩu phần ăn cho trẻ bằng phần mềm dinh dưỡng. Tăng cường quản lý chất lượng bữa ăn cân đối phù hợp với các độ tuổi.

* Chất lượng giáo dục trẻ

- 100% trẻ được giáo dục hành vi và thói quen văn minh và kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi khi đến trường.

- 100% trẻ đến trường được theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ theo các mục tiêu giáo dục.

- Tỷ lệ bé ngoan chuyên cần toàn trường; Trẻ dưới 5 tuổi đạt từ 90%, trẻ 5-6 tuổi đạt từ  95% trở lên. 100% nhóm lớp thực hiện linh hoạt sáng tạo chương trình giáo dục mầm non theo đúng quy định của ngành phù hợp với điều kiện thực tế của trường và của địa phương.

- Phấn đấu đến cuối năm 100% trẻ được đánh giá đạt các mục tiêu giáo dục cuối độ tuổi.

- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp các ngành hỗ trợ kinh phí để mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra theo từng năm học.

- Cán bộ giáo viên nâng cao tinh thần tự học tự rèn, tích cực học hỏi linh hoạt sáng tạo trong các hoạt động dạy trẻ, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên do ngành và trường tổ chức.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2020-2025, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để huy động các nguồn lực cho việc thực hiện chuyên đề. Xác định rõ mục tiêu thực hiện chuyên đề, nhiệm vụ cụ thể, tiến độ thời gian theo từng năm học và triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

- Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ trẻ cùng phối hợp với nhà trường trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ.

- Phối kết hợp với tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ theo tuần, theo tháng, học kỳ và kiểm tra đột xuất từ đó kịp thời khắc phục những tồn tại yếu kém trong việc thực hiện các kế hoạch đề ra trên tinh thần trao đổi học hỏi và giúp đồng nghiệp cùng tiến bộ. Song song với công tác kiểm tra đánh giá nhà trường kết hợp với công đoàn và đoàn thanh niên thường xuyên phát động các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, sau các đợt thi đua đều có tổng kết đánh giá, trao thưởng cho các tổ nhóm cá nhân đạt thành tích cao trong đợt thi đua.

- Thực hiện đúng quy định của BGD&ĐT trong công tác đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 3 lần/năm (Đầu năm, giữa năm và cuối năm) từ đó đánh giá sát thực chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của từng độ tuổi, từng cán bộ giáo viên trong trường từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

- Các nhóm lớp xây dựng các góc tuyên truyền với những nội dung phong phú, thiết thực để các bậc cha mẹ học sinh cùng tham gia phối hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

- Lồng ghép linh hoạt phù hợp các nội dung giáo dục trong hoạt động trong ngày của trẻ. Rèn cho trẻ có thói quen văn minh trong giao tiếp và trong các hoạt động hàng ngày, trẻ đến trường được cung cấp đầy đủ kiến thức trong chương trình giáo dục Bộ GD&ĐT ban hành, giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mới một cách sáng tạo, phù hợp với từng độ tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

         Tăng cường các điều kiện để tiếp tục thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm", thực hiện các giải pháp nhân rộng các cá  nhân điển hình, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo phương châm “học thông qua vui chơi, trải nghiệm”, gắn kết việc quan sát, theo dõi trẻ hàng ngày với lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục. Triển khai kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm".

Tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ; an toàn giao thông; phòng chống xâm hại và bạo hành; hướng dẫn thực hiện lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe với giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong các cơ sở GDMN; tăng cường chuẩn bị cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi sẵn sàng vào lớp một.

Tăng cường phát hiện sớm, can thiệp sớm, đảm bảo giáo dục hòa nhập có chất lượng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ khuyết tật. Đảm bảo thực hiện chế độ chính sách cho trẻ em và giáo viên dạy trẻ khuyết tật trong nhà trường. Hỗ trợ các cơ sở GDMN thực hiện giáo dục hòa nhập có chất lượng cho trẻ khuyết tật.

4.4. Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

- Duy trì và giữ vững các tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Thực hiện nghiêm túc công tác tự đánh giá theo các quy định tại Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 3/8/2018 quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. Đảm bảo quá trình tự đánh giá tránh hình thức, máy móc, nhất là việc thu thập minh chứng, lưu trữ hồ sơ đầy đủ. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các giải pháp để cải tiến chất lượng giáo dục.

         - Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo vững vàng về chuyên môn, đạt chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngành về công tác đánh giá ngoài trong giai đoạn mới.

5. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.

Thực hiện nghiêm túc công văn số 855/SGDĐT-TCCB ngày 01/6/2018 của Sở GDĐT Thái Nguyên về việc thực hiện Chỉ thị tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Kế hoạch số 810/KH-SGDĐT ngày 22/5/2019 của Sở GDĐT Thái Nguyên về triển khai thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2019 - 2025; bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019; thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong nhà trường (Chỉ thị số 05-CT/TW và Chỉ thị số 27-CT/TTg); thực hiện hiệu quả Bộ quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non (Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019).

Thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế, tổ chức rà soát định mức giáo viên/lớp; Tiếp tục thực hiện Quyết định số 5107/QĐ-UBND ngày 7/8/2020  của UBND thị xã Phổ Yên về việc phân bổ định mức  kinh phí hỗ trợ hoạt động năm 2020 đối với các trường mầm non, tiểu học và THCS trực thuộc, nhằm đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. tích cực tham mưu các giải pháp về đội ngũ giáo viên, nhân viên năm 2021. Để bảo đảm ít nhất 02 giáo viên/nhóm, lớp.

- Tổng số CB- GV- NV: 77 đồng chí

- Trình độ chuyên môn:  Đại học: 43; Cao đẳng: 9; Trung cấp: 6; HĐBV: 3, HĐ cô nuôi có chứng chỉ nấu ăn: 15/16 đ/c.

- 100% CB,GV có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo đúng kế hoạch ngành giao và đạt kết quả cao: Xếp loại Tốt: 31/44đ/c = 70,5 %; Khá: 13/44 đ/c = 29,5 %; TB: 0).

Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường. Phấn đấu 100% CB,GV,NV trong nhà trường có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các chỉ thị nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, hưởng ứng, tham gia tích cực các cuộc vận động và phong trào thi đua.

- Công tác phát triển Đảng: Bồi dưỡng giúp đỡ những quần chúng ưu tú được đi học lớp cảm tình Đảng.

                   + 100% Đảng viên tham gia học tập nghị quyết và thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước.

                   + Duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chất lượng Đảng viên.

+ Phấn đấu kết nạp 3 đồng chí Đảng viên nâng tỷ lệ Đảng viên lên 62%.

+ 15% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 85% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ;

+ Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tiếp tục đổi mới nội dung hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần/tháng, sinh hoạt chuyên đề trong nhà trường, đặc biệt theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

Tổ chức tốt Hội thi đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp trường năm học 2020-2021, Thực hiện thi giáo viên dạy giỏi cấp trường theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BGDĐT ngày 20/12/2019 ban hành quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non;

Thực hiện nhiêm túc việc đánh giá đội ngũ CBQL, giáo viên theo chuẩn và theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định 88/2017 /NĐ-CP ngày 27/7/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP. Thực hiện đánh giá, xếp loại chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

- Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV: Mức Tốt: 15/44 đ/c = 34%; Khá: 24/44 đ/c = 54,5 %; Đạt: 3/44 đ/c = 6,8%.

- Đánh giá theo chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: Đạt mức Tốt 1/3 đ/c = 33,3%; Mức khá 2/3 đ/c = 66,7%.

- Đánh giá xếp loại CBCCVC:

+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 15/50 đ/c = 30%;

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 26/50 đ/c = 52%;

+ Hoàn thành nhiệm vụ: 3/50 đ/c = 6%

6. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế

Tiếp tục huy động phụ huynh và các nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí để xây dựng, sửa chữa nâng cấp các điều kiện chăm sóc giáo dục trong nhà trường.

Thực hiện thu chi các khoản XHHGD theo văn bản HD số 1849/SGD&ĐT Tỉnh Thái Nguyên  về thực hiện các khoản thu chi trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2020-2021 (Ban hành ngày 04/9/2020) và Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.   

  7. Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 24/4/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025;

  Đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai rà soát, hoàn thiện cập nhật dữ liệu phần mềm cơ sở dữ liệu ngành để phục vụ cho công tác quản lý. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, cho giáo viên lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, tránh hình thức gây áp lực cho GVMN trong nhà trường; tăng cường sử dụng các phần mềm để hỗ trợ công tác quản lý và hỗ trợ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường, nghiêm túc thực hiện tập huấn E-learning cho đội ngũ giáo viên.

8. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo giáo dục mầm non

Xây dựng góc tuyên truyền tại nhà trường, tại các lớp.

Tuyên truyền vào các buổi họp phụ huynh học sinh giờ đón, trả trẻ, các pa lô áp phích, băng zon khẩu hiệu,trên Wesite của trường, thông tin đại chúng...

Phối hợp với các ban ngành đoàn thể của địa phương để huy động tối đa trẻ nhà trẻ ra lớp

Tuyên truyền kến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho phụ huynh góp phần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trên địa bàn xã

Tuyên truyền những tấm gương CBQL, nhà giáo tiêu biểu gương mẫu, tận tâm, tận tụy với nghề.

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau trên web của nhà trường, trên nhóm Zalo của lớp...từ đó làm tốt công tác huy động, và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Đảm bảo chất lượng, thể loại, số lượng tin bài trên trang thông tin điện tử trên Website của nhà trường ít nhất 6 tin (bài/ tháng) tối thiểu có 3 tin bài về chuyên môn.

Tổ chức tốt ngày hội, ngày lễ trong nhà trường bằng các hình thức phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về GDMN cho các bậc phụ huynh và cộng đồng.

          D. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn. Đổi mới sáng tạo trong việc kiểm tra đánh giá đảm bảo chính xác và công bằng.

Xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp, rõ ràng, phân công nhiệm vụ cho CB,GV,NV phù hợp, tăng cường kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả và sửa chữa rút kinh nghiệm kịp thời  trong mọi hoạt động.

Khảo sát độ tuổi chính xác để có cơ sở xây dựng kế hoạch huy động trẻ ra lớp đảm bảo số trẻ trên các nhóm lớp theo quy định. Tăng cường hiệu quả chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ để hoàn thành chỉ tiêu phát triển số lượng.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt của trẻ, nội dung về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và nội dung giáo dục phát triển trẻ theo độ tuổi (chương trình GDMN) của Bộ GD&ĐT ban hành.

Động viên khuyến khích GV luôn tìm tòi sáng tạo đổi mới trong các hoạt động giáo dục trẻ, chú trọng các hoạt động mũi nhọn, nhân diện những hoạt động có tính sáng tạo để cùng trao đổi chia sẻ kinh nghiệm.

Đẩy mạnh việc học tập, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kiến thức và trách nhiệm nghề nghiệp cho CBGVNV. Đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ để đẩy mạnh nâng cao chất lượng GD toàn diện trong nhà trường.

Xây dựng tính thống nhất cao trong Đảng, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết gương mẫu xây dựng tập thể sư phạm lành mạnh.

Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các tổ chức chính trị trong nhà trường, phát huy vai trò trách nhiệm tập thể cá nhân trong công tác.

Thực hiện tốt các cuộc vận động  và các phong trào thi đua, tổ chức ngày hội ngày lễ  các hội thi cô và trẻ.

   Tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu tranh thủ sự quan tâm, sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo.

   Tiêp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo được sự đồng thuận phối hợp thực hiện của các bậc phụ huynh và nhân dân đia phương.

    Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021, rất mong được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Phòng GD-ĐT Phổ yên để nhà trường hoàn thành được những nhiệm vụ đề ra./.

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT Phổ Yên;

- Bộ phận CM;

- Lưu VT.

T/M NHÀ TRƯỜNG

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Như Hoa

Video liên quan

Chủ đề