Khái niệm khởi nghĩa giành chính quyền là gì

Cách mạng tháng Tám năm 1945 – Cuộc cách mạng thần kỳ của dân tộc ta, từ thân phận nô lệ, đã “Rũ bùn đứng dậy sáng loà” đến nay vừa tròn 77 năm. Cuộc cách mạng được coi là một kỳ tích trong thế kỷ XX, lật đổ chế độ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, mở ra một trang sử vẻ vang, chói lọi vào bậc nhất, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc, thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước của Nhân dân ta diễn ra mạnh mẽ. Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai, trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương và đề ra 3 nguyên tắc bảo đảm cho Tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: “Tập trung, Thống nhất, Kịp thời”.

Đoàn học viên Công viên địa chất Lạng Sơn nghe giới thiệu về gian khánh tiết tại Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn. Ảnh: TUYẾT MAI

Đúng 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy Ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào thông qua “Mười chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh Tổng khởi nghĩa”; quy định Quốc kỳ, Quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức là Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt nổi dậy. Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng lợi ở nông thôn, đồng bằng Bắc bộ, đại bộ phân miền Trung và một phần miền Nam đều đã giành được chính quyền. Sau một thời gian chuẩn bị rất ngắn, Xứ Ủy Bắc Kỳ, Thành ủy Hà Nội đã phát động Nhân dân Hà Nội nổi dậy giành chính quyền. Ngày 19/8/1945, ngay từ sáng sớm, Hà Nội đã rực đỏ màu cờ cách mạng. Hàng vạn nông dân, dân nghèo với các vũ khí thô sơ chiếm đại lý Hoàn Long, tuyên bố thành lập Chính quyền cách mạng. Hàng vạn quần chúng Nhân dân ngoại thành, từ các huyện: Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Đông), Gia Lâm (Bắc Ninh) mang theo cờ Việt Minh, gậy gộc, mã tấu, dao phát bờ, câu liêm tiến vào nội thành với sức mạnh như thác đổ. Tất cả đều tập hợp trước nhà hát lớn. Cả thành phố Hà Nội như rung chuyển trong tiếng hô khẩu hiệu “Ủng hộ Việt Minh”, “Chính quyền Nhân dân cách mạng”. ‘Cách mạng thành công muôn năm”, “Lập Ủy ban quân dân cách mạng”, “Việt Nam hoàn toàn độc lập”, “Đả đảo mọi thế lực chống cách mạng Việt Nam”, “Đả đảo xâm lăng”… Đúng 11 giờ, trước hơn 20 vạn người tập trung trước nhà hát lớn, Ủy ban khởi nghĩa đọc Lời kêu gọi Khởi nghĩa.

Sau đó, cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền. Quần chúng cách mạng có các đơn vị vũ trang dẫn đầu chia thành hai khối lớn đi chiếm các vị trí trọng yếu: Phủ Khâm sai, sở Bưu điện, sở Cảnh sát… Trước sức mạnh áp đảo của quần chúng và lực lượng tự vệ kiên cường, hầu hết các công sở chính quyền địch đều nhanh chóng về tay Nhân dân. Riêng ở trại lính Bảo an, quân Nhật cho xe tăng chặn đầu đoàn biểu tình, nhưng trước khí thế sôi sục của quần chúng, lại được các đồng chí ta thuyết phục, nói rõ chính sách của Đảng, Việt Minh, chúng phải rút lui. Ngày 20/8, Chính quyền cách mạng Hà Nội được thành lập, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời Bắc bộ cũng được tổ chức. Những ngày còn lại của tháng 8/1945, Nhân dân cả nước đã nổi dậy để giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước đã về tay Nhân dân.

Cán bộ Thư viện tỉnh giới thiệu các cuốn sách về lịch sử cho độc giả.  Ảnh: LA MAI

Trong bối cảnh đó ở Lạng Sơn, quân Nhật lo sợ, tan rã, tỉnh trưởng bù nhìn Linh Quang Vọng cùng bè lũ tay sai hoang mang cao độ. Ngày 19/8/1945, tại Đồng Mỏ (Ôn Châu), dưới sự lãnh đạo của Ban Việt Minh châu và sự tăng cường của lực lượng vũ trang tỉnh, quần chúng cách mạng đã nhất tề vùng dậy tiến công quân Nhật, làm chủ châu lỵ, Ôn Châu hoàn toàn giải phóng. Cùng ngày tại Hữu Lũng, lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng cũng nổi dậy làm chủ phố Mẹt. Ngày 21/8/1945, tại Thất Khê (Tràng Định), dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng đã nổi dậy tiến công, bao vây, tước vũ khí quân Nhật, làm chủ phố Thất Khê, Tràng Định được giải phóng hoàn toàn. Ngày 22/8/1945, lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng đã làm chủ Na Sầm, giải phóng hoàn toàn châu Văn Uyên…

Trươc khí thế của quần chúng cách mạng, ngày 24/8/1945, tại Ba Xã (châu Điềm He), Tỉnh ủy đã họp và đề ra chủ trương: Nhân lúc này phải nhanh chóng giải phóng tỉnh lỵ, thành lập chính quyền cách mạng. Cùng ngày Ban chỉ đạo khởi nghĩa của tỉnh được thành lập. Thực hiện chủ trương đó, rạng sáng 25/8/1945, lực lượng vũ trang cách mạng và quần chúng các vùng lân cận chia làm hai hướng tiến vào thị xã qua các ngả Bằng Mạc, Điềm He. Ngay từ sáng, do có sự chuẩn bị trước, Nhân dân thị xã đã rầm rộ đổ ra các ngõ phố đón chào lực lượng cách mạng. Đúng 13 giờ ngày 25/8, các lực lượng vũ trang đã chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu như: sở Mật thám, Kho bạc, sở Dây thép (bưu điện), phá Đề lao giải thoát cán bộ và quần chúng bị dịch bắt, bao vây dinh tỉnh trưởng. Tỉnh trưởng bù nhìn Linh Quang Vọng phải đầu hàng. Ngay chiều hôm đó, Tỉnh ủy đã tổ chức mít tinh trước nhà Chánh xứ cũ của Pháp, tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến; công bố 10 chính sách của mặt trận Việt Minh; kêu gọi quần chúng đoàn kết bảo vệ chính quyền cách mạng, tích cực ủng hộ Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Sau đó, lực lượng quần chúng cách mạng đã diễu hành, biểu dương lực lượng qua các phố. Một không khí vui mừng tràn ngập thị xã. Cùng ngày, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Việt Minh Cao Lộc phối hợp với sự tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng giành chính quyền ở Cao Lộc, đồng thời, cử các đội vũ trang cách mạng của tỉnh hỗ trợ để giành chính quyền tại huyện Lộc Bình…

Tại Hà Nội, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, Người khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống lại phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải đươc tự do, dân tộc đó phải được độc lập!…Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Đã là người Việt Nam thì ngày 2/9 mang một ý nghĩa không thể nào quên!

Ngay từ đầu năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ II đã bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt các nước và tiến thẳng vào sào huyệt của phát xít Đức tại Béclin. Ngày 9/5/1945 , phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiến như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Trước tình hình có lợi cho ta, Đảng ta đã có những quyết sách nhằm đẩy mạnh công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

Nguồn: //baolangson.vn/chinh-tri/520830-gianh-chinh-quyen-su-kien-trong-dai-cua-dan-toc.html 

Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Thời cơ và những quyết sách lịch sử

(ĐCSVN) - 76 năm qua, kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tinh thần bất diệt của những ngày tháng Tám lịch sử vẫn luôn cổ vũ, động viên mỗi người dân đất Việt vững tin vào sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Hình ảnh những ngày Tháng Tám lịch sử ở Hà Nội... (Ảnh: hochiminh.vn)

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân dân ta từ khi có Đảng, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Lịch sử đã chứng minh, thành công đó có được là nhờ một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng và tổ chức lực lượng; phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.

Những ngày tháng Tám lịch sử...

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia; từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra những thời cơ chín muồi để đưa Cách mạng đến thành công. Bàn về thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không thể không nhắc đến bài học về vấn đề nắm bắt thời cơ, đề ra những quyết sách chính xác và kịp thời của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thời điểm đó, tình hình chính trị vô cùng phức tạp, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp (09/3/1945). Việc nắm bắt thời cơ được thể hiện ngay khi Đảng đưa ra những dự báo về tình thế cách mạng để dân tộc Việt Nam vùng lên giành chính quyền về tay Nhân dân. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. Ngày 12/3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, trong đó phân tích: "Mặc dù tình hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chưa thực sự chín muồi"[1] và dự báo "ba cơ hội tốt" "sẽ giúp cho những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chín muồi một cách mau chóng và một cao trào cách mạng nổi dậy: Chính trị khủng hoảng (quân thù không rảnh tay đối phó với cách mạng); Nạn đói ghê gớm (quần chúng oán ghét quân cướp nước); Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật)"[2].

Từ tháng 3 đến tháng 8/1945, Đảng ta tiếp tục đề ra nhiều chủ trương nhằm chuyển hướng đấu tranh cách mạng, củng cố lực lượng như: thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân (tháng 4/1945)[3]; ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

...và ở Sài Gòn (Ảnh: hochiminh.vn)

Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước. Tại đây, Người đã có Thư kêu gọi khởi nghĩa, ban hành Mệnh lệnh khởi nghĩa, công bố Lệnh khởi nghĩa (Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa)… Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền như Đảng ta dự báo đã đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh với quyết tâm và tấm lòng khao khát giành độc lập dân tộc đã khẳng định: “Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập"[4]. Ngay khi nhận được tin Nhật chính thức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (ngày 15/8/1945), Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) (tháng 8/1945) quyết định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới”[5] và phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phátxít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Có thể khẳng định, thời cơ của Cách mạng Tháng Tám chỉ tồn tại trong một thời gian rắt ngắn - từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Trong tình thế ngặt nghèo, Đảng ta đã hết sức khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để tạo ra thời cơ thuận lợi. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng, ta sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt, có thể tổn thất lớn và khó giành thắng lợi, chính quyền cách mạng chưa thể thành lập trong toàn quốc. Còn nếu để muộn hơn, khi Đồng minh đã vào Đông Dương, tình hình trở nên “vô cùng nguy hiểm”.

Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của Nhân dân ta được nhân lên gấp bội: từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và Bắc Kạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.

Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945 (từ 13 đến 28/8/1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 25 triệu đồng bào ta, với tinh thần "đem sức ta mà giải phóng cho ta" đã nhất tề vùng lên giành chính quyền, tổng khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”[6].

Bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước, ký tên là Nguyễn Ái Quốc, được truyền đi khắp nơi trước cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công. (Ảnh: hochiminh.vn)

Vận dụng sáng tạo những thời cơ cách mạng

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, bài học nắm vững và tận dụng triệt để thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Giữa bộn bề khó khăn của những buổi sơ khai thành lập Nước, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với thắng lợi này, chúng ta đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng Tám, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.

Đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gần 21 năm, lâu dài với biết bao gian khổ, hy sinh; qua nhiều giai đoạn, để đối phó với các kế hoạch, chiến lược khác nhau của đế quốc Mỹ để rồi làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH.

Đó cũng là những năm đầu sau khi đất nước thống nhất với bộn bề khó khăn. Một mặt, chúng ta phải giải quyết hậu quả 30 năm chiến tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, lại bị bao vây, cấm vận. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc đã quyết tâm đồng lòng vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất, xây dựng, củng cố chính quyền trên phạm vi cả nước...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta ngày càng phát triển; vị thế, uy tín, quan hệ ngoại giao ngày càng rộng mở và nâng cao (Ảnh: chinhphu.vn)

Bước vào thời kỳ mới, đất nước đứng trước những thuận lợi, thời cơ, nhưng đồng thời cũng có không ít khó khăn, thách thức. Bài học về nắm bắt thời cơ và vận dụng sáng tạo thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm xưa vẫn không ngừng được phát huy, tỏa sáng, trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc để nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ một nước trước Đổi mới còn khủng hoảng, trì trệ, lưu thông phân phối ách tắc, rối ren; hàng hóa, vật phẩm tiêu dùng khan hiếm; đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn; sau Đổi mới, đã thành một Việt Nam năng động, phát triển, chuyển đổi thành công sang mô hình và cơ chế quản lý kinh tế mới, có mức tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm; vị thế, uy tín, quan hệ ngoại giao của Việt Nam ngày càng rộng mở và nâng cao, được đánh giá là quốc gia có môi trường chính trị ổn định, an ninh và an toàn, là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế.

Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đúng vào dịp đất nước ta vừa tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp... Đây cũng là dịp để chúng ta nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá của Cách mạng tháng Tám, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hơn 76 năm qua, góp phần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa ngày nay, để từ đó tiếp tục xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII./.


[1] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.365.

[2] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.366.

[3] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.382.

[4] Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, t.2, tr.225.

[5] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.366.

[6] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.437.

ĐP

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Ra mắt, giới thiệu sách “Tiểu đoàn 59 - Anh hùng của lòng dân”
  • Nhiều hoạt động tại Ngày hội VH-TT&DL đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII
  • 628 nghệ nhân được phong tặng, truy tặng Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú
  • Trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho đồng chí Vũ Oanh
  • Hà Nội tổ chức Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ”
  • Triển lãm ảnh về di sản Nghệ thuật Xòe Thái và du lịch 8 tỉnh Tây Bắc
  • 70 năm chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân quan: Dấu ấn lịch sử

Video liên quan

Chủ đề