Khai thác titanium như thế nào

Theo thống kê, trên địa bàn cả nước có 24 giấy phép khai thác khoáng sản titan còn hiệu lực trữ lượng theo giấy phép, với khoảng 15 triệu tấn khoáng vật nặng. Riêng từ năm 2006 đến năm 2013 có khoáng 5,2 triệu tấn khoáng vật nặng.

Tuy nhiên, hiện nay công nghệ khai thác, tuyển titan được các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu theo hình thức cuốn chiếu, sử dụng máy bơm hút kết hợp hệ thống tuyển thô bằng vít xoắn đặt trên bè di dộng dọc theo khai trường, đổ thải trong. Đáng nói là phần lớn công nghệ, thiết bị sử dụng chủ yếu là hàng nhập từ Trung Quốc, đầu tư mang tính tự phát.

Dẫu rằng, trong Chiến lược Khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 nhấn mạnh, Việt Nam chỉ xuất khẩu sản phẩm chế biến từ khoáng sản có giá trị kinh tế cao đối với khoáng sản có quy mô lớn; đầu tư các nhà máy chế biến sâu quặng titan theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến không gây ô nhiễm môi trường; và hình thành ngành công nghiệp khai khoáng titan-zircon tương xứng với tiềm năng khoáng sản.

Tuy nhiên, đến nay Nhà nước vẫn chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn cho công nghệ, thiết bị yêu cầu sử dụng trong khai thác titan; chưa định hướng cho doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ khai thác hiện đại, thân thiện môi trường. Thực trạng này đã dẫn tới tình trạng lãng phí tài nguyên, hủy hoại môi trường như thực tế hiện nay.

Ngoài ra, hiện nay công nghệ chế biến sâu titan vẫn chưa được phổ biến và bán rộng rãi trên thị trường thế giới. Thế nên, doanh nghiệp phải tự mày mò liên hệ nhiều tập đoàn, tổng công ty của một số quốc gia có nền công nghiệp khai khoáng phát triển như Mỹ, Ukraine, Australia, Đức để xin chuyển giao công nghệ.

Đáng nói hơn, công nghệ này hiện nay được vẫn được xem như hàng độc quyền, là bí mật, nên các doanh nghiệp rất khó tiếp cận. Trong khi đó tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp khai thác titan trong nước hạn chế, việc doanh nghiệp tự tìm kiếm công nghệ trong thời gian qua cũng chỉ dừng lại ở mức độ khiêm tốn ở dạng nhà máy tuyển tách titan.

Tính đến nay trên cả nước mới có 2 nhà máy sản xuất ilmenite hoàn nguyên công suất 20.000 tấn/năm và 5 nhà máy luyện xỉ đã sản xuất gia đoạn 1, công suất 84.000 tấn/năm và khoáng 11 dây truyền/ xướng nghiền bột zircon mịn,  rutil mịn.

Havimex.vn

Bất kỳ hoạt động phát triển nào cũng có tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Khai thác và chế biến quặng sa khoáng Titan trong cồn cát ven biển cũng không phải là ngoại lệ, đã và đang để lại nhiều tác động bất lợi đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, cảnh quan ven biển, hệ sinh thái nông nghiệp, làm suy giảm các tài nguyên khác và gây bức xúc trong cộng đồng [5,6].

1) Sự thay đổi địa hình cồn cát: Trong quá trình khai thác sa khoáng Titan, bề mặt địa hình cồn cát và trật tự địa tầng của các lớp cát hoàn toàn bị xáo trộn và thay đổi hẳn so với ban đầu. Trên bề mặt địa hình ổn định đã hình thành những hố tròn, trũng, sâu 5 - 10m, hoặc 20m, đồng thời xuất hiện những đụn cát mới có độ cao khoảng 6 - 10m so với mặt bằng xung quanh, cấu thành từ những vật liệu cát tơi xốp, luôn di động do gió.

2) Thảm thực vật và rừng phòng hộ bị tàn phá: Để khai thác Titan phải phá bỏ hệ thống rừng phòng hộ và thảm thực vật ở bên trên, nhưng hoàn phục lại không dễ dàng vì cát hoàn thổ thiếu dinh dưỡng, thiếu nước. Khi mất các hệ thống rừng phòng hộ này, người dân phải đối diện trực tiếp với các trận cát bay, cát chảy gây ô nhiễm môi trường và xâm lấn đất sản xuất, gây nhiều bức xúc cho cộng đồng dân cư.
3) Hoang mạc hóa có điều kiện phát triển: Theo quan niệm của tổ chức Khí tượng thế giới (1994), hoang mạc hóa biểu thị sự tăng cường khô hạn, thiếu ẩm, tích đọng muối trong đất, giảm độ phì của đất, giảm độ che phủ thực vật, thay đổi giống loài và mở rộng các bãi cát, hoặc sự xâm lấn của các cồn cát di động. Với quan niệm đó thì có thể xếp hoang mạc ở dải cồn cát miền Trung vào loại hoang mạc ven biển, nóng, nửa cây bụi. Do tác động của con người ngày càng mạnh nên độ che phủ của thảm cây cỏ chịu hạn trên cồn cát ngày càng giảm đi rõ rệt và quá trình hoang mạc hóa phát triển là nguy cơ hiện hữu và trở thành hiểm họa. Đây thực sự là vấn đề bức xúc đối với cộng đồng ven biển [5,6].4) Nguy cơ xói lở bờ biển: Hoạt động khai thác Titan có nơi chỉ cách mép nước biển khoảng 80 - 100m, do vậy nguy cơ xói lở bờ biển là rất lớn, điều đó có thể thành hiện thực khi có bão lớn, triều cường, hoặc mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Tại các khu vực khai thác Titan đã xuất hiện các hiện tượng địa chất động lực ven biển như biến dạng đường bờ biển, sạt lở bờ moong, cát bay, cát chảy…
5) Suy giảm nguồn nước ngầm: Nước mưa là nguồn cấp nước gần như duy nhất cho cồn cát, do vậy lượng nước ngầm trong cồn cát là hữu hạn, nhưng đây lại là nguồn cấp nước chủ yếu cho cư dân sống ở vùng cát và canh tác nông nghiệp ở ven rìa phía Tây cồn cát. Hoạt động khai thác, tuyển rửa quặng Titan sử dụng nhiều nước, khả năng mất nước do bốc hơi từ các khai trường rất lớn, vì vậy mực nước ngầm trong cồn cát bị hạ thấp, đặc biệt vào mùa khô, ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dùng nước của cồn cát. Đã có lúc một công ty khai thác quặng Titan ở sát bờ biển lén lắp đặt các ống hút sử dụng nước biển để tuyển quặng dẫn đến nguy cơ gây nhiễm mặn nguồn nước ngầm trong cồn cát.
6) Phát tán các chất phóng xạ: Quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến quặng Titan làm phát tán các chất phóng xạ, rất có hại đến sức khỏe cộng đồng. Kết quả đo xạ tại khu vực khai thác và chế biến quặng Titan ở Bình Định và Bình Thuận cho thấy cường độ phóng xạ ở đống quặng tuyển ướt khá cao, đặc biệt trong xưởng tuyển tinh, các sản phẩm sau tuyển tinh, đống cát thải ra môi trường sau tuyển quặng tinh đều rất cao, vượt ngưỡng cho phép so với tiêu chuẩn an toàn phóng xạ, (tại Bình Thuận vượt 6 – 15 lần, tại Bình Định vượt 4 - 70 lần; nơi để tinh quặng Monazit vượt 100 lần), đặc biệt liều chiếu trong gây nguy cơ ung thư phổi cho người bị nhiễm xạ [1,6].
7) Hoàn thổ phục hồi môi trường mang tính đối phó: Căn cứ theo Luật khoáng sản và giấy phép khai thác Titan, thì sau thời gian khai thác mỏ phải tiến hành hoàn thổ, phục hồi môi trường, trả lại thảm thực vật. Công việc này đòi hỏi đầu tư nhiều kinh phí và công sức, nên các công ty khai thác Titan thường thực hiện một cách sơ sài, mang tính đối phó. Một số công ty khai thác Titan đã san ủi mặt bằng, trồng lại rừng phi lao, nhưng nhìn chung diện tích cồn cát sau khai thác Titan còn để trống trọc chiếm phần lớn. Đó là nguy cơ dẫn đến hoang mạc hoá, hạ thấp mực nước ngầm trong cồn cát ven biển [5,6].
8) Mâu thuẫn xã hội: Mâu thuẫn xã hội nảy sinh do khai thác Titan trong cồn cát là tất yếu, cũng là thực tế, vì sự chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan chưa được minh bạch và công bằng. Vì vậy, đôi khi người dân vùng có khai thác Titan đã tổ chức biểu tình, ngăn cản hoạt động khai thác, thậm chí kéo nhau đập phá thiết bị của công ty khai thác Titan như đã từng xảy ra ở Bình Định. Tại Bình Thuận cũng vậy, khai thác Titan gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, tác động xấu đến môi trường, các vụ khiếu nại, khiếu kiện thường xuyên xảy ra.