Khám rối loạn lưỡng cực ở đâu

Áp lực cuộc sống, công việc, học tập khiến không ít người mắc phải các căn bệnh tâm lý, trong đó có chứng rối loạn lưỡng cực. Người mắc căn bệnh này gặp phải tình trạng thay đổi cảm xúc tâm trạng thất thường, khi thì chán nản tuyệt vọng trong các hoạt động thường ngày, khi thì phấn khích, hưng phấn quá mức.

1. Rối loạn lưỡng cực có phải là trầm cảm?

Rối loạn lưỡng cực là chứng rối loạn tâm thần, người bệnh có thể chuyển tâm trạng rất nhanh, lúc thì hưng phấn, phấn khích quá mức và tăng động, nhưng cũng có thể nhanh chóng rơi vào tâm trạng ủ rũ, trầm cảm.

Rối loạn lưỡng cực là tình trạng thay đổi cảm xúc tâm trạng thất thường

Không ít người cho rằng, chứng rối loạn lưỡng cực cũng là một dạng của trầm cảm và cách điều trị sẽ tương tự nhau. Song thực tế, rối loạn lưỡng cực và trầm cảm là những căn bệnh khác nhau cả về triệu chứng, nguyên nhân, gốc lâm sàng cũng như phương pháp điều trị.

Một bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực bị chẩn đoán và điều trị giống như chứng trầm cảm sẽ không đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, nhiều người bệnh chỉ có biểu hiện trầm cảm rõ ràng, không thể hiện nhiều triệu chứng hưng cảm, phấn khích thì chẩn đoán rối loạn lưỡng cực cũng rất khó khăn.

Triệu chứng rối loạn hưng cảm ở mỗi giai đoạn là khác nhau

Đặc trưng của chứng trầm cảm là trầm cảm đơn cực còn rối loạn lưỡng cực thường trải qua 3 giai đoạn là:

  • Giai đoạn trầm cảm nặng.

  • Giai đoạn hưng cảm, hứng phấn.

  • Giai đoạn trầm cảm.

Có thể thấy, so với trầm cảm thì chứng rối loạn lưỡng cực phức tạp, triệu chứng bệnh nhiều và khó điều trị hơn. Theo các thống kê, tỉ lệ tử vong ở người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cũng cao hơn so với trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm lý khác.

2. Các dấu hiệu nhận biết rối loạn lưỡng cực

Dấu hiệu mắc bệnh ở mỗi người có thể khác nhau tùy theo từng giai đoạn, dưới đây là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết.

2.1. Dấu hiệu rối loạn lưỡng cực về cảm xúc

Hai cảm xúc đặc trưng trái ngược nhau xuất hiện xen kẽ ở người mắc chứng rối loạn lưỡng cực gồm:

  • Trạng thái hưng cảm: Người bệnh cảm thấy phấn khích tột độ, lạc quan, vui vẻ quá độ nhưng không rõ nguyên nhân.

  • Trạng thái trầm cảm: Người bệnh trong trạng thái trầm cảm luôn cảm thấy mệt mỏi, chán chường.

Trạng thái trầm cảm khiến bệnh nhân luôn mệt mỏi, buồn chán

2.2. Dấu hiệu rối loạn lưỡng cực về hành vi

Hành vi của bệnh nhân ở hai trạng thái cảm xúc cũng khác nhau như sau:

Ở trạng thái hưng cảm

Do tinh thần phấn khích, lạc quan, người bệnh sẽ cảm thấy có nhiều năng lượng nên phải hoạt động nhiều để tiêu hao, ăn uống ngon miệng và nhiều hơn, tuy nhiên dẫn đến khả năng suy nghĩ và quyết định giảm. Người bệnh có thể nhìn thấy ảo giác hoặc nghe thấy giọng nói lạ và tăng ham muốn tình dục.

Ở trạng thái trầm cảm

Hành vi của bệnh nhân rối loạn lưỡng cực ở trạng thái trầm cảm này thể hiện cho tâm trạng chán nản, buồn bã như sau:

  • Lười vận động, làm việc.

  • Không thích giao tiếp với cộng đồng.

  • Người bệnh ăn ít đi.

  • Suy nghĩ nhiều đến cái chết và tự tử.

Các cảm xúc và hành vi lưỡng cực như trên xuất hiện theo tính chất chu kỳ, nghĩa là có thể xen kẽ nhau theo ngày, theo tháng hoặc theo mùa. Đây là những dấu hiệu bất thường mà bản thân người bệnh cũng không thể kiểm soát được, khi đó cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị.

3. Có thể chữa khỏi chứng rối loạn lưỡng cực không?

So với các bệnh lý thực thể, các bệnh lý tâm lý nói chung phức tạp hơn, nhiều căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể giảm nhẹ và kiểm soát sự phát triển. Với chứng rối loạn lưỡng cực cũng vậy, không thể chữa khỏi căn bệnh hoàn toàn, người bệnh sẽ được điều trị để cân bằng cảm xúc, quản lý tâm trạng của bản thân tốt hơn.

Khi có các dấu hiệu bệnh nghi ngờ do bệnh rối loạn lưỡng cực, bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm chẩn đoán khác để loại bỏ nguyên nhân do bệnh lý khác gây ra. Khi đã xác định mắc bệnh rối loạn lưỡng cực, bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định thuốc chứa lithium để giúp cân bằng cảm xúc.

Khi bệnh đã thuyên giảm, người bệnh vẫn cần được theo dõi trong thời gian dài để ngăn ngừa tái phát. Trong trường hợp bệnh nặng, có thể người bệnh phải uống lithium suốt đời.

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, chứng rối loạn lưỡng cực thường được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý với mục tiêu kiểm soát các rối loạn hành vi, suy nghĩ của người bệnh. Để kiểm soát bệnh tốt hơn, người bệnh rối loạn lưỡng cực cần có chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý như: ngủ đủ giấc, thể dục thể thao hợp lý, giao tiếp với xung quanh, tránh xa các chất kích thích như cà phê, bia rượu, thuốc lá,...

Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cần tập thói quen sống lành mạnh

Khi điều trị tích cực, các triệu chứng rối loạn lưỡng cực sẽ giảm và cảm xúc của người bệnh được kiểm soát tốt hơn. Việc điều trị có thể kéo dài suốt đời nhưng là cần thiết để người bệnh có cuộc sống bình thường, hòa nhập. Do vậy, khi có các dấu hiệu bệnh, nên sớm đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ.

Chuyên khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn bởi:

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm trong nghề, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, giúp bệnh nhân tiếp cận với các phương pháp điều trị tối ưu nhất.

  • Không gian khám rộng rãi, sạch sẽ, khang trang, khiến bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ dàng mở lòng chia sẻ các vấn đề tâm lý đang gặp phải.

  • Có thể đăng ký đặt lịch khám online giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.

Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng 24/7.

Cuộc sống hiện đại đang tạo cho con người nhiều áp lực vô hình. Những năm gần đây số người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực đang có dấu hiệu gia tăng nhưng không phải ai cũng được thăm khám và điều trị đúng cách. Bài vết hôm nay bệnh viện MEDLATEC sẽ giúp các bạn nhận biết sớm được căn bệnh này cũng như hướng xử lý nhé!

1. Khái quát về bệnh rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực hiện đang được xếp vào nhóm các loại bệnh tâm thần phổ biến và có thể điều trị được. Đôi khi căn bệnh này còn được các bác sĩ gọi là rối loạn hưng - trầm cảm.

Khái niệm

Loại bệnh rối loạn kể trên được định nghĩa là sự thay đổi thất thường, không kiểm soát về mặt tâm trạng của người bệnh. Hai thái cực trong tâm trạng có thể kể đến mức thấp là trầm cảm và mức cao là hưng cảm. Nói một cách đơn giản hơn thì khi người bệnh buồn, họ có thể mất hết niềm tin vào cuộc sống. Ngược lại, khi họ phấn khích thì lại tràn đầy năng lượng và có phần vui vẻ thái quá, bất thường.

Rối loạn lưỡng cực là sự thay đổi thất thường, không kiểm soát về mặt tâm trạng

Rối loạn hưng - trầm cảm được nhận định là có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Hiện nay, có khoảng 1% dân số thế giới đang mắc căn bệnh này. Đối với phần lớn các trường hợp mắc bệnh được theo dõi thì bệnh có thể có tính chất chu kỳ, sự thay đổi xen kẽ giữa các mốc tâm trạng có thể là vài lần một tuần cho đến vài lần một năm.

Phân loại bệnh

Các bác sĩ hiện đang phân chia rối loạn lưỡng cực ra làm hai loại cơ bản:

- Ở mức số 1, các hội chứng hưng cảm ở mức nhẹ sẽ luân phiên thay đổi giữa các giai đoạn trầm cảm trong tâm lý bệnh nhân.

- Ở mức số 2, giai đoạn trầm cảm được đánh giá là chủ yếu trong diễn biến bệnh và cảm xúc của bệnh nhân. Mức này thường có biểu hiện khởi phát muộn nhưng phát triển chậm, thời gian lui bệnh không đáng kể nhưng cảm xúc có xu hướng ổn định. Khả năng lao động của bệnh nhân nhóm này thường dao động từ thấp đến mất hoàn toàn.

Phân biệt rối loạn lưỡng cực với trầm cảm

Đôi khi các bệnh nhân rối loạn hưng - trầm cảm và trầm cảm khó có thể phân loại chính xác. Lý do là vì các bệnh nhân rối loạn hưng - trầm cảm nếu không xuất hiện giai đoạn hưng cảm đủ nhiều, chủ yếu chỉ trong trạng thái trầm cảm thì biểu hiện không khác biệt nhiều so với trầm cảm đơn cực.

Bệnh nhân trầm cảm đơn cực đặc trưng bởi biểu hiện trầm cảm nặng. Trong khi đó bệnh nhân rối loạn hưng trầm cảm ngoài biểu hiện trầm cảm nặng còn có giai đoạn trầm cảm và giai đoạn hưng cảm, phấn khích quá độ.

2. Những ai có nguy cơ bị rối loạn lưỡng cực cao?

Rối loạn hưng - trầm cảm thường có xu hướng dễ xảy ra, xuất hiện hơn đối với các đối tượng sau:

  • Người trẻ tuổi (thường là dưới 25 tuổi).

  • Những người xuất thân từ các gia đình có người thân hoặc tiền sử mắc bệnh lý này.

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, sinh con, cho con bú trong khoảng 6 - 12 tháng đầu.

  • Người trải qua căng thẳng do cuộc sống hoặc nghề nghiệp kéo dài, người có xu hướng lạm dụng rượu, bia, các chất kích thích hoặc đã trải qua sang chấn tâm lý.

Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú rất dễ mắc chứng rối loạn lưỡng cực

3. Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh

Các dấu hiệu nhận biết mà bệnh viện MEDLATEC sắp liệt kê sau đây có thể giúp độc giả tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh của bản thân hoặc hỗ trợ theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn bè, người thân. Tuy nhiên độc giả cần lưu ý rằng tuyệt đối không vội vàng tự kết luận việc đã mắc bệnh hay chưa. Ngay khi bạn phát hiện các dấu hiệu nguy cơ thì nên thực hiện thăm khám và để bác sĩ chuyên khoa đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Dựa vào cảm xúc của người bệnh

Có hai nhóm cảm xúc cơ bản của bệnh nhân rối loạn lưỡng cực là trạng thái hưng cảm và trạng thái trầm cảm.

Tại trạng thái hưng cảm, người bệnh luôn lạc quan, vui vẻ một cách thái quá, dù có trải qua tình huống hay sự việc gì thì vẫn luôn duy trì sự phấn khích này. Đôi khi bản thân người bệnh và những người xung quanh cũng khó cảm nhận được sự bất thường của trạng thái này, sẽ đánh giá đây như biểu hiện hạnh phúc ở mức cao.

Tại trạng thái trầm cảm thì người bệnh có nhiều biểu hiện bất thường để đánh giá hơn. Thường thì bệnh nhân sẽ mệt mỏi, buồn chán trong công việc, tình cảm và đời sống hàng ngày. Thậm chí thường xuyên khóc lóc không rõ nguyên nhân, quên mất nhiều việc quan trọng, tinh thần trì trệ,...

Cảm xúc là một trong những căn cứ quan trọng để xác định nguy cơ bị rối loạn lưỡng cực của một người

Dựa vào các dấu hiệu khác liên quan đến hành vi

Người bị rối loạn lưỡng cực bao giờ cũng có xu hướng phát triển các hành vi theo hệ cảm xúc.

Khi bệnh nhân đang trong trạng thái rối loạn hưng cảm thì họ ăn uống nhiều hơn bình thường, thích các hoạt động thể chất, hoạt động ngoài trời và muốn thực hiện chúng liên tục đến khi năng lượng cơ thể cạn kiệt. Bệnh nhân nhóm này cũng được đánh giá là tăng ham muốn tình dục, lúc nào cũng ở trạng thái hân hoan, lâng lâng.

Các bệnh nhân đang trong trạng thái trầm cảm lại ăn ít đi, không muốn vận động, thậm chí là lười đi lại, di chuyển. Các hoạt động tập thể, giao lưu với bạn bè hay người thân sẽ được hạn chế đến mức tối đa. Về lâu về dài, các bệnh nhân này thường chuẩn bị sẵn cho cái chết hoặc cho các hành động tiêu cực như tự tử.

4. Cách điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực

Bệnh lý rối loạn trạng thái cảm xúc này thường ít khi có thể điều trị khỏi hoàn toàn, dứt điểm trong thời gian ngắn. Đã có không ít bệnh nhân phải sống chung với bệnh cả đời và các biện pháp y tế chỉ có thể hỗ trợ để ngăn bệnh tái phát thường xuyên.

Có hai phương pháp chính để điều trị sau khi chẩn đoán bệnh thành công là:

  • Tâm lý trị liệu: Bác sĩ tâm lý sẽ đến hỗ trợ bệnh nhân rối loạn lưỡng cực bằng cách lắng nghe họ giãi bày các vấn đề tâm lý đang gặp phải. Từ đó đưa ra các giải pháp trị liệu cảm xúc, hành vi, nhân cách và ngăn bệnh phát triển thành các rối loạn tâm thần khác.

  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc có thành phần Lithium có thể ức chế quá trình thay đổi tâm trạng thất thường, đây được coi như chất chuyên ổn định cảm xúc.

Tâm lý trị liệu thường là phương pháp được ưu tiên sử dụng

Trên đây là các thông tin tổng quát liên quan đến bệnh lý rối loạn lưỡng cực. Nếu bạn và người thân đang có nguy cơ mắc bệnh này thì bệnh viện MEDLATEC khuyến cáo tuyệt đối không nên tự chẩn đoán bệnh cũng như uống thuốc bừa bãi. Tất cả các thắc mắc cũng như yêu cầu hỗ trợ y tế xin gửi đến cho chúng tôi theo số điện thoại 1900 56 56 56. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn đồng hành cùng bạn!